Phong trào HMTN ở Hải Phòng được phát động từ năm 1996, nhưng số lượng máu tiếp nhận từ người HMTN còn hạn chế. Đến năm 2005, tỷ lệ người HMTN mới chỉ đạt 18% [6], thấp hơn nhiều so với các Trung tâm
Truyền máu khác trong cả nước như Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ
Rẫy và Trung tâm truyền máu Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố
Hồ Chí Minh đạt hơn 80% [108],[109], Trung tâm Truyền máu Hà Nội đạt
gần 70% [42]. Theo nghiên cứu thực trạng người hiến máu tại Hải Phòng từ 2001 đến 2006 và đặc điểm người hiến máu tại Hải Phòng 2010-2012 của Hoàng Văn Phóng và Nguyễn Thị Thu Hiền cho thấy đặc điểm phong trào HMTN của Hải Phòng trong giai đoạn này là: đối tượng người hiến máu tập
trung chủ yếu là HS-SV ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; tình hình tiếp nhận máu phụ thuộc rất lớn vào thời khóa biểu của sinh
viên, rất khó tiếp nhận máu vào thời kỳ học sinh ôn thi, nghỉ hè và nghỉ Tết Nguyên đán nên gây ra hiện tượng thiếu máu trầm trọng vào các thời điểm
trên; cán bộ làm công tác vận động HMTN chưa có kỹ năng tuyên truyền,
chưa xây dựng được chương trình và nội dung vận động cụ thể; các phương
tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự vào cuộc, hầu như chỉ khi nào có các sự kiện như ngày toàn dân hiến máu 7/4, ngày tôn vinh người hiến máu
14/6 thì mới đưa tin... Ngoài thời gian trên thì hầu như không được tuyên
79
quận, huyện chưa được thành lập nên công tác tuyên truyền vận động HMTN
còn hạn chế, nguyên nhân chính của tình trạng trên là hoạt động của Ban chỉ đạo vận động HMTN thành phố chưa hiệu quả [6],[24]. Đến năm 2012, thành phố giao cho Hội chữ thập đỏ làm thường trực (trước đây do Sở Y tế làm
thường trực) và đưa các thành viên của một số ban ngành có khả năng tuyên truyền vận động như ban tuyên giáo, Sở Thông tin - Truyền thông và Du lịch... theo Quyết định số 708/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ban chỉ đạo đã ra được quy chế làm việc, phân công cụ thể nhiệm vụ tới từng
thành viên; thành lập các Ban chỉ đạo vận động HMTN ở quận, huyện; thành lập các câu lạc bộ vận đông HMTN; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan
truyền thông tích cực viết bài và xây dựng chương trình vận động HMTN thường xuyên (phụ lục 2 đến phụ lục 6) nên phong trào HMTN đã có bước
chuyển biến tốt, các đối tượng tham gia hiến máu được mở rộng ra ngoài đối tượng HS-SV và ở lứa tuổi trên 25, chính vì vậy số lượng máu tiếp nhận đã
tăng lên và nâng cao được chất lượng máu và chế phẩm máu [51].