Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng máu, chế phẩm máu tại trung tâm truyền máu Hải Phòng (Trang 45)

2.3.3.1. Nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại Hải

Phòng:

a) Thực trạng người hiến máu: Thu thập số liệu năm 2010 - 2011 qua phần

mềm quản lý người hiến máu của Trung tâm.

- Đối tượng người tham gia hiến máu: Người HMTN, người HMCN,

NNCM và người HMNL

- Tỷ lệ % người hiến máu bị trì hoãn không đủ cân nặng

- Tỷ lệ % người hiến máu bị trì hoãn do huyết sắc tố thấp,

- Lượng huyết sắc tố trung bình của các nhóm đối tượng hiến máu

- Tỷ lệ máu tiếp nhận ở người HMTN/ tổng số máu tiếp nhận - Thể tích máu tiếp nhận 250ml và 350 ml/ 1 lần tiếp nhận

- Tỷ lệ hiến máu nhắc lại/năm

- Tỷ lệ đối tượng hiến máu theo lứa tuối (18-24; 25-35; 36-49; 50-60) - Tỷ lệ đối tượng hiến máu theo nghề nghiệp: Học sinh - sinh viên (HS- SV), cán bộ công nhân viên (CBCNV), lực lượng vũ trang (LLVT), lao động

37

- Số buổi hiến máu tập trung có số lượng máu tiếp nhận: Dưới 200 đơn

vị/ buổi; từ 200 – dưới 500 đơn vị/buổi; từ 500 đơn vị trở lên/ buổi

- Số đơn vị máu toàn phần được sản xuất thành các chế phẩm máu (các

loại chế phẩm, tỷ lệ % được sản xuất so với máu toàn phần tiếp nhận)

b) Thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu

Các đơn vị máu toàn phần có thể tích 250ml và 350ml tiếp nhận từ người

hiến máu theo quy chế hiện hành, được chọn ngẫu nhiên, được điều chế theo

phương pháp thông thường, thời gian sản xuất chế phẩm máu ngoài 8 giờ kể

từ khi tiếp nhận máu, chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh chỉ ly tâm 01 lần

* Các thông số nghiên cứu:

- Máu toàn phần, khối hồng cầu: Thể tích, lượng huyết sắc tố/ đơn vị,

hematocrite (l/l) và số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu còn lại/ đơn vị.

- Huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương đã bỏ tủa: Thể tích, nồng độ

yếu tố VIII, tế bào máu còn lại gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và định lượng protein, fibrinogen, pH.

- Huyết tương bỏ tủa: Thể tích, lượng protein, pH

- Khối tiểu cầu pool: Thể tích, số lượng tiểu cầu, số lượng bạch cầu, pH.

Tất cả các thông số trên tính giá trị trung bình, so sánh tỷ lệ % đạt theo

tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu.

2.3.3.2. Nghiên cứu hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng chế phẩm máu:

a) Triển khai các giải pháp:

* Mở rộng đối tượng người hiến máu:

- Tiếp tục vận động và thu nhận máu ở tuổi thanh niên và HS-SV

- Tổ chức vận động, tuyên truyền các sở, ban, ngành của thành phố tham

gia hiến máu

- Tổ chức vận động, giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, quận, huyện

38

- Ban chỉ đạo có kế hoạch cụ thể đến các đơn vị (kế hoạch số 753/KH-

BCĐ ngày 17/5/2012 của UBND thành phố Hải Phòng - phụ lục 4), tạo điều

kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền vận động đạt kết quả cao nhất

- Thành phố nhận sự hỗ trợ của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong thực hiện đề án 1816 năm 2012 về vận động

HMTN theo hợp đồng số 07/HĐCGCN ngày 27 tháng 4 năm 2012 (phụ lục 7).

* Tiếp nhận máu tập trung: Tăng số buổi lấy máu tập trung số lượng lớn

bằng cách tổ chức tốt các sự kiện hiến máu như Lễ hội xuân hồng, Ngày toàn dân hiến máu, ngày tôn vinh người hiến máu... Ban chỉ đạo vận động HMTN

có kế hoạch và ra các văn bản kịp thời để chỉ đạo, tổ chức các sự kiện đạt hiệu

quả cao nhất; công văn số 8249/UBND-VX về việc chỉ đạo tổ chức các buổi

hiến máu số lượng lớn (phụ lục 5); Trung tâm Huyết học - Truyền máu xây

dựng quy trình và tổ chức nhiều đơn vị tham gia hiến máu thành một điểm

tiếp nhận máu tập trung

* Áp dụng quy trình chuẩn sản xuất chế phẩm máu và sản xuất chế phẩm

máu trong vòng 8 kể từ khi tiếp nhận máu: Theo chỉ đạo của Hội đồng truyền

máu Bệnh viện được thành lập quyết định số 53/QĐ-SYT ngày 29 tháng 1 năm

2012 của Sở Y tế thành phố Hải Phòng (phụ lục 6). Hội đồng truyền máu Bệnh

viện đã giám sát chất lượng và sử dụng máu, chế phẩm máu một cách hợp lý - an toàn - hiệu quả bằng cách chỉ đạo Trung tâm Huyết học-Truyền máu nâng cao

chất lượng chế phẩm máu bằng cách áp dụng quy trình sản xuất chế phẩm máu

được chuẩn hóa 11-DA5 của Đỗ Trung Phấn (theo sơ đồ 2.2) và đảm bảo thời

gian sản xuất chế phẩm trước 8giờ kể từ khi tiếp nhận máu [7].

* Nâng cao nhận thức về truyền máu lâm sàng cho các bác sỹ và điều dưỡng:

+ Mở lớp bồi dưỡng kiến thức an toàn truyền máu trong lâm sàng cho các bác sỹ, điều dưỡng theo dự án nâng cao chất lượng sử dụng máu trong

lâm sàng do chuyên gia của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương giảng

39

+ Đối tượng là bác sỹ: Mở 04 lớp mỗi lớp 50 học viên, nội dung đào tạo

về chỉ định truyền máu, sử dụng chế phẩm máu, an toàn về miễn dịch, an toàn về bệnh nhiễm trùng, xử trí tai biến truyền máu, hạn sử dụng chế phẩm máu.

Khi nhập học và sau kết thúc khóa học, học viên được đánh giá kiến thức

bằng bộ câu hỏi (phụ lục 9).

+ Đối tượng là điều dưỡng: Mở 04 lớp mỗi lớp 50 học viên về nội dung

lấy máu làm xét nghiệm, thủ tục hành chính lĩnh máu, định nhóm máu hệ

ABO và Rh, theo dõi quá trình truyền máu. Khi nhập học và sau kết thúc khóa

học, học viên được đánh giá kiến thức bằng bộ câu hỏi (phụ lục 9).

* Theo dõi các tai biến truyền chế phẩm máu trước và sau áp dụng các

giải pháp nâng cao chất lượng chế phẩm máu: Các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn như tỉnh táo tiếp xúc tốt và có chỉ định truyền huyết tương tươi đông

lạnh, bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình truyền chế phẩm huyết tương và ghi lại vào phiếu theo dõi về các tác dụng phụ như sốt, rét run, nổi

mề đay, khó thở, huyết áp hạ.

b) Đánh giá hiệu quả giải pháp:

Đánh giá hiệu quả các giải pháp sau 2 năm thực hiện 2012-2013: * Về giải pháp mở rộng đối tượng người hiến máu:

- Tỷ lệ % các đối tượng người HMTN, người HMNL, nghề nghiệp, lứa tuổi

so với trước khi tuyên truyền mở rộng đối tượng người hiến máu. - Số lượng đơn vị máu tiếp nhận.

- Số lượng máu tiếp nhận từ người HMTN,

- Số lượng máu tiếp nhận có thể tích 350 ml.

- Số lượng máu tiếp nhận từ người HMNL.

* Hiệu quả mở rộng tiếp nhận máu tập trung số lượng lớn:

- Số buổi hiến máu số lượng lớn (trên 500 đơn vị/ buổi)

40

* Hiệu quả nâng cao chất lượng chế phẩm máu sau khi đã áp dụng chuẩn

hóa kỹ thuật và sản xuất chế phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi kết thúc

tiếp nhận máu:

- Tỷ lệ chế phẩm máu được sản xuất so với tổng số máu toàn phần tiếp nhận, - Tỷ lệ % huyết tương được sản xuất,

- Tỷ lệ % khối tiểu cầu pool được sản xuất,

- Tỷ lệ % tủa lạnh yếu tố VIII được sản xuất,

- Chất lượng chế phẩm máu: các chỉ tiêu về chất lượng của khối hồng

cầu, huyết tương tươi đông lạnh, khối tiểu cầu pool, tủa lạnh yếu tố VIII.

* Nâng cao kiến thức sử dụng máu, chế phẩm máu hợp lý, theo dõi tai biến truyền chế phẩm máu trước và sau khi sử dụng các giải pháp nâng cao

chất lượng máu:

- Đánh giá thay đổi nhận thức của bác sỹ, điều dưỡng lâm sàng về sử

dụng chế phẩm máu theo bộ câu hỏi.

- So sánh thay đổi tai biến truyền máu như sốt, ngứa, nổi mẩn, khó thở,

huyết áp hạ khi sử dụng huyết tương tươi đông lạnh loại bạch cầu bằng phương pháp ly tâm hai lần tại các khoa lâm sàng đã chọn nghiên cứu tại

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng máu, chế phẩm máu tại trung tâm truyền máu Hải Phòng (Trang 45)