1.5.7.1. Tóm lược tác hại của bạch cầu
- Bạch cầu là tế bào đích của các virus như HIV, HTLV... đây là các
virus nguy hiểm. Trong trường hợp người hiến máu bị nhiễm HIV mà được
lấy máu ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh để truyền chongười bệnh thì khả năng
lây nhiễm là rất lớn [8],[88],[89].
- Bạch cầu trong đơn vị máu bảo quản có thể gây nhiều tác hại như bạch
cầu hạt chết giải phóng nhiều chất trung gian hóa học làm giảm pH của máu
bảo quản, gây dị ứng khi truyền máu, làm giảm hiệu lực của truyền máu như
giảm hiệu lực vận chuyển oxy của hồng cầu. Bạch cầu mono, lympho được
hoạt hoá (do thay đổi thành phần môi trường máu) giải phóng các cytokine
gây nhiều tác hại cho máu bảo quản và không an toàn khi truyền máu cho
24
ứng miễn dịch làm giảm bạch cầu, tiểu cầu và các phản ứng miễn dịch khác.
Bạch cầu lympho T gây bệnh ghép chống chủ do truyền máu... Do các tác hại
của bạch cầu đối với máu dự trữ và người nhận máu nên việc loại bạch cầu ra
khỏi đơn vị máu truyền là biện pháp hữu hiệu làm giảm các tác dụng không
mong muốn của bạch cầu [90],[91].
1.5.7.2. Các biện pháp làm giảm tác dụng bất lợi của bạch cầu
- Loại bạch cầu bằng ly tâm: Khi ly tâm để tách các thành phần máu cần
phải loại bỏ bạch cầu nằm ở phần giữa huyết tương và hồng cầu [7],[92].
- Loại bạch cầu bằng màng lọc bạch cầu: Sử dụng màng lọc bạch cầu
(Leuko-filter), màng này có khả năng giữ được trên 95% bạch cầu. Lọc bạch
cầu bằng màng lọc trước khi truyền máu là chúng ta chỉ cần lắp màng lọc vào dây truyền máu, máu tự chảy qua màng lọc và bạch cầu bị giữ lại còn các thành phần khác theo dây chảy vào mạch máu. Chúng ta cũng có thể lọc bạch
cầu ngay sau khi tiếp nhận được lọc qua màng lọc, máu bảo quản có hiệu lực hơn [7],[48],[93].
1.5.7.3. Bất hoạt bạch cầu: Bạch cầu có thể bị bất hoạt bằng tia xạ hoặc
bằng hoạt chất, nhằm làm mất hoạt tính gây bệnh ghép chống chủ, bất hoạt cả
virus nằm trong bạch cầu [8],[94].