3.2.2.1. Thực hiện biện pháp tránh thai và sinh con thứ 3 trở lên Bảng 3.17. Sử dụng BPTT với việc sinh con thư 3 trở lên
Áp dụng BPTT
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng số p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Có 130 15,71 699 84,32 829 Không 62 5,28 1109 94,71 1.171 Cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Tỷ lệ phụ nữ có sinh con thứ 3 trở lên là 9,60%, trong đó có 5,28% phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên trả lời là chưa từng thực hiện biện pháp tránh thai nào và tỷ lệ đã có thực hiện biện pháp tránh thai trước hoặc sau khi sinh con thứ 3 trở lên là 15,71%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.2. Tuổi kết hôn của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên theo tuổi kết hôn
Tỷ lệ tuổi kết hôn ở phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tăng dần theo tuổi và đạt cực đại ở nhóm tuổi từ 45 - 49 tuổi (50%). Tuổi trung bình khi kết hôn của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên có là 23,21 tuổi.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.3. Tuổi sinh con của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Bảng 3.18. Tuổi sinh con lần đầu với việc sinh con thứ 3 trở lên
Sử dụng BPTT Số lượng X ± SD
P < 0,05 1-2 con 1.760 21,95 ± 0,82
3 con trở lên 240 22,02 ± 2,74
Tổng 2.000 22,16 ± 3,84
Trong mẫu nghiên cứu, tuổi trung bình sinh con lần đầu ở phụ nữ sinh 1-2 con là 21,95, ở nhóm phụ nữ sinh từ 3 con trở lên là 22,02. Có sự liên quan giữa tuổi trung bình sinh con lần đầu với việc sinh con thứ 3 trở lên (p< 0,05).
Tỷ lệ %
3.2.2.4. Số con của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chia theo số con
Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất ở phụ nữ 2 con (12,27%), đối tượng 3 con 4,97%, 4 con 1,60% và trên 4 con là 5,88%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.5. Mức hiểu biết về các BPTT của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Bảng 3.19. Tỷ lệ hiểu biết về các BPTT của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Áp dụng BPTT
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng số p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Từ 1 - 2 106 63,10 62 36,90 168 Từ 3 - 4 67 24,28 209 75,72 276 Trên 4 19 1,22 1537 98,78 1556 Tổng 192 9,60 1,808 90,40 2.000
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên biết từ 1-2 biện pháp cao nhất (63,10%), biết từ 3 - 4 biện pháp 24,28% và trên 4 biện pháp chỉ có 1,22%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo trình độ học vấn
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất ở trình độ tốt nghiệp dưới tiểu học (23,56%), trung học cơ sở 10,30% và thấp nhất khi tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (1,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.7. Dân tộc
Bảng 3.20. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo dân tộc
Dân tộc Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng cộng p > 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Dân tộc Khmer 14 9,62 134 90,38 148 Dân tộc Hoa 3 9,68 27 90,32 29 Dân tộc Kinh 175 9,59 1647 90,41 1,822 Cộng 192 9,6 1.808 90,40 2.000
Phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên có tỷ lệ giữa các dân tộc gần giống nhau: dân tộc Kinh 9,59%, dân tộc Khmer 9,62% và dân tộc Hoa 9,68%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tỷ lệ %
3.2.2.8. Theo tôn giáo
Bảng 3.21. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tôn giáo
Tôn giáo
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng cộng p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Đạo Phật 17 9,48 163 90,56 180 Tin Lành 2 10,00 17 89,47 19 Thiên chúa 2 10,00 17 89,47 19 Cao đài 1 10,00 9 90,00 10 Không có đạo 170 9,60 1.602 90,41 1.772 Cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Không có đạo tỷ lệ 9,60%, đạo Phật 9,48%, đạo Tin lành, Cao đài và Thiên chúa cùng có tỷ lệ gần bằng nhau (10%). Sự khác biệt giữa các tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.9. Nơi sinh sống của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Bảng 3.22. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nơi sinh sống
Nơi sinh sống
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng cộng χ2 = 117,48 p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Thành thị 3 0,93 319 90,38 322 Nông thôn 14 2,36 580 90,32 594 Khó khăn 175 16,14 909 90,41 1.084 Cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở vùng khó khăn 16,14%, nông thôn 2,36%, thành thị 0,93%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.9. Nghề nghiệp của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
Bảng 3.23. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng số χ2 = 176,3 p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Nông nghiệp 79 9,20 780 90,80 859 Nội trợ 46 9,68 429 90,32 475 Buôn bán nhỏ 11 8,80 114 91,20 160 Cán bộ, công chức 1 2,33 42 97,67 8 Không có nghề ổn định 55 11,04 443 88,96 498 Tổng cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở đối tượng không có nghề nghiệp ổn định 11,04%, nội trợ 9,68%, nông nghiệp 9,20%, buôn bán nhỏ 8,80% và cán bộ, công chức 2,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.10. Mức sống của gia đình sinh con thứ 3 trở lên
Bảng 3.24. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo kinh tế hộ gia đình
Mức sống
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng cộng χ2 = 210,66 p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Hộ nghèo 72 29,24 175 70,90 247 Hộ cận nghèo 71 19,80 289 80,30 360 Hộ khá trở lên 49 3,48 1.344 96,50 1.393 Cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất ở đối tượng có kinh tế hộ gia đình nghèo (29,24%), kế tiếp cận nghèo 19,8% và khá trở lên có tỷ lệ thấp hơn (3,48%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.11. Lý do sinh con thứ 3
Bảng 3.25. Lý do sinh con thứ 3 trở lên
Lý do Sinh con thứ 3 trở lên
Tần số Tỷ lệ %
Chỉ có con trai 30 15,82 Chỉ có con gái 44 23,16 Muốn sinh thêm con 46 23,73 Không biết KHHGĐ 18 9,04
Vỡ kế hoạch 54 28,25
Tổng cộng 192 100
Lý do sinh con thứ 3 trở lên do vỡ kế hoạch có tỷ lệ cao nhất 28,25%, kế tiếp là muốn sinh thêm con 23,73%, có con một bề là gái 23,16%, chỉ có con trai 15,82%.
3.2.2.12. Quyết định sinh con thứ 3
Bảng 3.26. Người quyết định sinh con thứ 3 trở lên trong hộ gia đình
Người quyết định Sinh con thứ 3 trở lên
Tần số Tỷ lệ % Cha, mẹ chồng 3 1,31 Chồng 51 26,79 Vợ 7 3,43 Cả vợ, chồng 131 68,47 Tổng cộng 192 100
Sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là có sự thống nhất quyết định của vợ và chồng (68,47%), kế tiếp là do người chồng quyết định 26,79%, vợ 3,34% và cha, mẹ chồng là 1,31%.
3.2.2.13. Vỡ kế hoạch của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên Bảng 3.27. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên do vỡ kế hoạch
Vỡ kế hoạch
Sinh con thứ 3 trở lên
Tổng số χ2 = 7,63 p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % Có 17 17,71 79 82,29 96 Không 175 9,19 1.729 90,81 1.904 Tổng cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở nhóm bị vỡ kế hoạch (17,71%) cao hơn nhóm không bị vỡ kế hoạch (9,19%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2.14. Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế
Bảng 3.28. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã
Thời gian
Sinh con thứ 3 trở lên Tổng
số χ2 = 8,27 p < 0,05 Có Không Tần số % Tần số % > 1 giờ 111 18,78 480 82,21 591 < 1 giờ 81 5,74 1328 94,25 1409 Tổng cộng 192 9,60 1.808 90,40 2.000
Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã có liên quan đến việc sinh con thứ 3 trở lên. Có đến 18,78% phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở nhóm đối tượng nhà ở xa trạm y tế (> 1 giờ) và nhóm gần trạm y tế xã (< 1 giờ) là 5,74%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.1. Tuổi
Phân bố đối tượng nghiên cứu trong ngẫu nhiên là phụ nữ có chồng đa số có lớp tuổi từ 20 - 44 chiếm đa số và ít nhất là lớp tuổi 15 - 19 do chỉ có 2 năm tuổi và đa số là chưa lập gia đình.
4.1.1.2. Nghề nghiệp
Đối tượng nghiên cứu có nghề nông nghiệp chiếm cao nhất 33%, kế đến là nội trợ 22,8%, buôn bán nhỏ 18,7%, làm thuê 15,9%. Có 3,66% không có nghề nghiệp ổn định. Do Hậu Giang là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phần lớn số phụ nữ có nghề nghiệp làm ruộng ở đồng án và nội trợ, ngoài ra tham gia buôn bán nhỏ ở chợ khu vực nông thôn và đi lên làm thuê mướn khác không có nghề nghiệp ổn định.
4.1.1.3. Trình độ học vấn
Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ có trình độ vấn chiếm đa số là chưa hết tiểu học 36,5%, kế đến là tiểu học 29,7%, trung học cơ sở 19,7%. Có 2,9% mù chữ. Mặc dù trình độ học vấn ngày càng được nâng lên, tỉnh đã được công nhận xóa mù chừ chữ và bậc trung học cơ sở từ năm 2006, nhưng mặt bằng dân trí của tỉnh Hậu Giang còn thấp số năm học trung bình chỉ đạt 7,6. Các mức trình độ học vấn trong nghiên cứu này phù hợp với trình độ học vấn ở địa phương.
4.1.1.4. Kinh tế hộ gia đình
Đối tượng thuộc hộ có mức thu nhập loại kinh tế hộ gia đình ở mức khá trở lên 63,4%, cận nghèo 20,16%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,8%. Do Hậu Giang là tỉnh nghèo nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập bình quân 10,77 triệu đồng/người năm, có 29,58% xã thuộc vùng khó khăn. Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân đã tập trung nhiều giải pháp đầu tư cho an sinh xã hội như cho vay vốn, xây dựng nhà tình thương, đào tạo nghề và giải quyết việc làm để giảm hộ nghèo xuống bình quân 2% hàng năm.
4.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Thực hiện chính sách Dân số theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), góp phần giảm sinh hướng đến ổn định quy mô dân số thực hiện mục tiêu gia đình ít con. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyết định mọi giải pháp, ngân sách, tổ chức bộ máy liên quan đến công tác DS – KHHGĐ ở địa phương. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều người thực hiện nghiêm túc cuộc vận động Dân số - kế hoạch hóa gia đình và chỉ có 1 - 2 con, đã có rất nhiều địa phương quan tâm và đầu tư khá nhiều nguồn lực cho công tác DS – KHHGĐ và thành công trong việc kiểm soát mức sinh. Vì vậy quyết định kết quả công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào cam kết chính trị, quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, trong đó có các đại biểu dân cử, cơ quan quyền lực ở địa phương [17], [74].
4.1.2.1. Tuổi kết hôn
Các mô hình kết hôn là những định tố phụ cận rất hữu hiệu bởi chúng quyết định khả năng có thai của người phụ nữ, đặc biệt là khi hoạt động tình dục và sự sinh sản chỉ được chấp nhận trong khuôn khổ hôn nhân. Tuổi kết hôn lần đầu, tỷ lệ người chưa từng kết hôn, do ly thân/ly dị hoặc một trong hai người vợ chồng bị chết, khả năng tái hôn tình trạng đa thể... tất cả những yếu tố xác định thời gian trung bình mà người phụ nữ có khả năng có thai. Theo truyền thống, phụ nữ Đông Nam Á kết hôn muộn hơn .Vì vậy, mức sinh khởi điểm ở vùng này vào lúc bắt đầu quá độ dân số thấp hơn vùng cận –Sahara Châu phi chẳng hạn. Ở một số nước phát triển, quá trình hiện đại hóa nói chung và sự nâng cao học vấn của người phụ nữ nói riêng đã làm tăng tuổi kết hôn lần đầu, góp phần làm giảm mức sinh xuống. Tuy nhiên, một khi mà sự điều hòa sinh sản trong phạm vi hôn nhân đạt đến một mức độ nhất định thì sự thay đổi về mô hình kết hôn sẽ ít ảnh hưởng đến mức sinh.
Ở hầu hết các khu vực trên thế giới trừ Nam Mỹ, cả nam và nữ đều lập gia đình muộn hơn. Những người ở thành thị kết hôn muộn hơn ở nông thôn, có nhiều lý do khác biệt này bao gồm cả những thay đổi về chính sách, về xã hội và cả về kinh tế. Việc tăng trình độ học vấn của các em gái có thể giải quyết việc làm làm giúp tăng thu nhập cho gia đình tự chủ về thời điểm kết hôn.
Kết quả nghiên cứu ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình năm 2003 cho thấy, tỷ lệ kết hôn cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 24, chiếm tỷ lệ 67,5% [61], [9].
Kết quả nghiên cứu ở tỉnh Hậu Giang ta thấy, tỷ lệ kết hôn cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 29 chiếm 64,78% và sau đó giảm dần ở các tuổi cao hơn, độ tuổi kết hôn thấp nhất ở nhóm 45 – 49 chiếm tỷ lệ 0,10%. Điều này tương ứng với kết quả tổng điều tra dân số năm 2005 của Việt Nam cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ là 26, 8 tuổi [60].
4.1.2.2. Tuổi kết hôn theo nơi sinh sống
Theo kết quả điều tra ở 5 tỉnh thuộc dự án năm 1995 của UBQGDS-KHHGĐ giai đoạn 2 gồm Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, và Bình Định: phụ nữ thành thị trong độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao hơn ở nông thôn hai năm, rõ nhất ở lứa tuổi 40. Đối với phụ nữ trẻ hơn thì ít có sự khác biệt về tuổi kết hôn lần đầu giữa thành thị và nông thôn. Dân tộc Kinh kết hôn muộn hơn dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra còn cho thấy các vùng khác nhau có tuổi kết hôn khác nhau. Vùng biển kết hôn sớm nhất, kế đến miền núi bán sơn địa và muộn nhất là vùng đồng bằng [66].
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về biến động dân số và KHHGĐ năm 2005: tuổi kết hôn trung bình (SMAM) là 26,8 chênh lệch (SMAM) nam/nữ 3,3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu và chênh lệch giữa nam và nữ của các vùng và tỉnh có sự khác nhau chút ít, Đông Nam bộ là vùng có tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) cao nhất so với các vùng khác trong cả nước, tiếp theo là của Duyên hải Nam Trung bộ. SMAM thấp nhất là thuộc Tây Bắc, tiếp theo sau là Đông Bắc, là những vùng có tỷ trọng cao dân số thuộc các dân tộc ít người. Số liệu cho thấy, với cấp vùng ở đâu có SMAM của nam cao thì ở đó SMAM của
nữ cũng cao. Có thể dự đoán, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thành thị cao hơn nông thôn. SMAM của nam thành thị cao hơn của nam nông thôn là 2,6 năm. Sự khác biệt đó của nữ là 2 năm. Kết quả gợi ý rằng, dân số ở những tỉnh có mức đô thị