CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHHGĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 59)

3.2.1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN BPTT

3.2.1.1. Theo nơi sinh sống của cặp vợ chồng

Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng BPTT theo nơi sinh sống

Nơi sinh sống Áp dụng BPTT Tổng số p < 0,05 Không Tần số % Tần số % Thành thị 881 94,53 51 5,47 932 Nông thôn 380 84,07 72 15,93 452 Khó khăn 499 81,01 117 18,99 616 Cộng 1.760 88,00 240 12,00 2.000 Các vùng khác nhau có tỷ lệ áp dụng BPTT có sự khác nhau, vùng thành thị cao nhất (94,53%), nông thôn 84,07%; vùng khó khăn 81,01%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.1.2. Theo tuổi của phụ nữ có chồng

* Tuổi trung bình

Bảng 3.14. Tuổi trung bình sử dụng biện pháp tránh thai

Sử dụng BPTT Số lượng X ± SD p < 0,05 Có 1.760 31,98 ± 7,02 Không 240 30,52 ± 7,26 Tổng 2.000 31,31 ± 7,12

Tuổi trung bình của đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai là 31,98 và của đối tượng không sử dụng biện pháp tánh thai là 32,52. Có sự liên quan giữa tuổi trung bình với việc sử dụng các biện pháp tránh thai với p < 0,05.

* Tuổi kết hôn

Bảng 3.15. Tuổi kết hôn trung bình với việc sử dụng BPTT

Sử dụng BPTT Số lượng X ± SD

p < 0,05 Có 1.760 21,33 ± 3,12

Không 240 22,52 ± 3,74

Tổng 2.000 21,63 ± 3,17

Tuổi kết hôn trung bình của đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai là 21,33 và của đối tượng không sử dụng biện pháp tánh thai là 22,52. Có sự liên quan giữa tuổi kết hôn trung bình với việc sử dụng các biện pháp tránh thai với p < 0,05.

3.2.1.3. Số con của cặp vợ chồng

Bảng 3.16. Số con trung bình với việc sử dụng BPTT

Sử dụng BPTT Số lượng X ± SD

p < 0,05 Có 1.760 2,12 ± 0,82

Không 240 1,52 ± 0,74

Tổng 2.000 1,86 ± 0,94

Số con trung bình của đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai là 2,12 và của đối tượng không sử dụng biện pháp tránh thai là 1,52. Có sự liên quan giữa số con trung bình với việc sử dụng các biện pháp tránh thai với p < 0,05.

3.2.1.4.Theo trình độ học vấn của phụ nữ có chồng

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng các BPTT theo trình độ học vấn

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai tăng dần từ trình độ thấp đến cao và đạt cực đại ở phụ nữ có trình độ trung học phổ thông trở lên (96,49%); Trung học cơ sở, tiểu học tương ứng với (90,88% và 82,77%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w