Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 52)

3.1.2.1.Tuổi kết hôn của phụ nữ có chồng Bảng 3.3.Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi kết hôn Số lượng Tỷ lệ %

15-17 57 2,85 18-19 181 9,03 20 - 24 1.375 68,74 25 - 29 344 17,20 30 - 34 24 1,19 35 - 39 11 0,57 40 - 44 7 0,33 45 - 49 2 0,10 Tổng cộng 2.000 100

Tỷ lệ kết hôn cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 24 (68, 74%); 17,2% ở nhóm tuổi 25 – 29; 1,2% ở nhóm tuổi 15 – 19 và thấp nhất nhóm 45 – 49 tuổi (0,1%); tỷ lệ kết hôn ở nhóm tuổi 15 -17 (tảo hôn) chiếm 2,85%.

3.1.2.2. Tuổi kết hôn theo nơi sinh sống

Bảng 3.4. Tuổi kết hôn trung bình theo vùng sinh sống của phụ nữ có chồng

Vùng Số lượng X ± SD p < 0,05 Thành thị 580 23,33 ± 3,024 Nông thôn 1180 22,52 ± 3,268 Khó khăn 240 21,31 ± 2,329 Tổng 2.000 22, 63 ± 3,179

Các vùng khác nhau có tuổi kết hôn trung bình không như nhau, vùng khó khăn kết hôn sớm nhất (21,31), tiếp đến là vùng nông thôn: 22,52 và muộn nhất là vùng thành thị: 23,33. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

3.1.2.3. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hiểu biết các BPTT của phụ nữ có chồng

Biện pháp tránh thai dụng cụ tử cung được hiểu biết nhiều nhất (95,25%), bao cao su 86,08%, thuốc uống 80,05%, triệt sản nữ 51,4%, thuốc tiêm 29,98%, triệt sản nam 14,49%, biện pháp khác được biết ít nhất (3,18%).

3.1.2.4. Các nguồn cung cấp thông tin về KHHGĐ

Bảng 3.5. Tỷ lệ các nguồn truyền thông về KHHGĐ

Nguồn truyền thông Tần số Tỷ lệ %

Tuyên truyền trực tiếp 1.545 73,40 Ti vi, Ra đi ô 1.797 85,37 Tài liệu tuyên truyền 302 14,35 Cộng tác viên dân số 1.307 62,09 Câu lạc bộ, sinh hoạt tổ hội 452 21,47 Người thân, bạn bè 117 5,56

Nguồn truyền thông đến cặp vợ chồng nhiều nhất là Ti vi, Radio (85,37%), tuyên truyền trực tiếp 73,40%; Cộng tác viên dân số 62,09%; Câu lạc bộ, tổ hội 21,47% và ít nhất là từ bạn bè, người thân (5,56%).

Tỷ lệ %

3.1.2.5. Chọn dịch vụ KHHGĐ

Biểu đồ 3.4. Khách hàng chọn dịch vụ KHHGĐ

Tỷ lệ khách hàng chọn nơi cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có tỷ lệ cao nhất là chất lượng (58,47%), kế tiếp là gần nhà 57,27%; quen biết 41,36% và tỷ lệ thấp lần lượt là rẻ tiền, điều kiện khác (4,49 và 5%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w