PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 38)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên [7].

Tại thời điểm tháng 12 năm 2008.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

2.2.2.1. Loại mẫu sử dụng

Bằng 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Dùng mẫu tầng tỷ lệ, quần thể nghiên cứu chia thành 3 tầng:

- Vùng đô thị: tổng số 17 đơn vị (có 8 phường và 9 thị trấn), dân số chiếm 19,04% = 20%.

- Vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ): tổng số 21 đơn vị (có 19 xã và 2 phường), dân số chiếm 31,16% = 30% [46].

- Vùng nông thôn còn lại: có 35 xã, dân số chiếm 48,68%% = 50%.

dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn (bảng số ngẫu nhiên).

- Vùng đô thị: 17 phường, thị trấn x 20% = chọn 3 phường/thị trấn. - Vùng khó khăn: 21 đơn vị xã, phường x 30% = chọn 6 xã.

- Vùng nông thôn: 35 xã x 50% = chọn 17 xã. Ta sẽ chọn được 26 đơn vị cấp xã

* Giai đoạn 2: Dùng mẫu hệ thống

- Chọn các đối tượng từ các xã, phường, thị trấn đã được chọn giai đoạn 1 theo “bảng số ngẫu nhiên”. Như vậy 26 đơn vị được rút ra từ 3 vùng có đặc điểm về sinh thái khác nhau là đại diện cho 71 đơn vị cấp xã trong toàn tỉnh Hậu Giang đưa vào nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Từ 26 đơn vị cấp xã được chọn, căn cứ vào mẫu xác xuất của mỗi vùng tiến hành xác định cỡ mẫu của mỗi đơn vị cấp xã (Mx) bằng cách:

+ Cỡ mẫu (Mx) = số mẫu chung nhân với tỷ lệ phần trăm dân số của xã được chọn (của vùng được chọn).

* Giai đoạn 3: Bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống

Khi có số lượng mẫu cấp xã vừa chọn ở giai đoạn 2 (Mx). Căn cứ vào danh sách đối tượng (phụ nữ có chồng 15 – 49 tuổi) của các xã có sẵn (khung mẫu), tính khoảng cách mẫu, dựa vào “bảng số ngẫu nhiên” ta chọn được đối tượng đầu tiên (số 1), sau đó dựa vào khoảng cách mẫu ta chọn được đối tượng thứ 2…đến đối tượng thứ cuối cùng theo số lượng và danh sách mẫu đã có [26].

2.2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Dùng công thức tính cỡ mẫu để tính tỷ lệ điều tra ngang.

Ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với một mức độ chính xác tương đối:

n = Z2( 1- α/2) x p (1-p) /ε2

Với độ tin cậy 95% => Z ( 1- α/2)= 1,96.

ε: Sai số chọn mẫu chấp nhận = 0,015. p: Tỷ lệ ước lượng = 0,10

n = 1,962 x 0,10 (1- 0,10)/0,0152

Để hạn chế sai số trong nghiên cứu, mẫu điều tra sẽ được nhân thêm 1,3 và cho tròn số. Như vậy mẫu nghiên cứu chính thức 1.998 n ≈ 2.000 [87].

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin, chúng tôi chọn phương pháp phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc) trên cơ sở của bảng hỏi được hoàn thiện. Người đi phỏng vấn sử dụng các thông tin trong bảng hỏi đã được chọn sẵn, chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn cần thiết của nghiên cứu, để đưa ra các câu hỏi ghi nhận lại các thông tin trả lời.

Trong nghiên cứu này bảng các câu hỏi đã được xây dựng chặt chẽ cả về trật tự, tính liên tục, cũng như cách thức trình bày từng câu hỏi. Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi các trình tự các câu hỏi. Vai trò của người phỏng vấn gắn liền với việc làm rõ ràng cho người trả lời những gì đã có trong bảng câu hỏi, nghe trả lời, xác định câu hỏi và ghi chép theo chỉ dẫn trong bảng hỏi.

Trong quá trình phỏng vấn trực diện, cuộc phỏng vấng có người hỏi và người đáp trong sự tiếp xúc mặt đối mặt (face to face) chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc:

* Nguyên tắc ABCD:

A (Audience: khán giả): phải xác định người mình tiếp xúc là ai? tuổi tác,

nghề nghiệp, mức sống, hoàn cảnh gia đình...để có cách tiếp cận thích hợp.

B (Behavior: hành vi): cần xem xét hành vi đối tượng nghiên cứu trong thời

điểm tiến hành phỏng vấn.

C (Condition: điều kiện): cần xem xét điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lúc

phỏng vấn.

D (Degree: mức độ): trên cơ sở xem xét ba yếu tố trên, xác định mức độ tiếp

xúc và phỏng vấn đối với từng đối tượng nghiên cứu để đảm bảo thông tin thu thập được đạt một mức độ tin cậy có thể cháp nhận được.

* Nguyên tắc AIDA:

A (Attention: Gây sự chú ý): làm sao cho đối tượng được được điều tra có sự

tập trung chú ý đến vấn đề nghiên cứu qua sự tiếp xúc là ban đầu của người điều tra. Muốn vậy cần phải thiết phục cho đối tượng điều tra hiểu được mục dích của điều tra và những lợi ích có thể trực tiếp hoặc gián tiếp mang đến cho bản thân họ.

thoải mái, thú vị giữa người điều tra và đối tượng được điều tra.

D (Desires: sự mong muốn): người điều tra phải làm cho đối tượng được

điều tra có sự mong muốn chủ động tham gia vào cuộc điều tra với một lý do đơn giản là mục đích cuộc điều tra có thể mạng lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ cũng như những người khác có cùng hoàn cảnh như bản thân họ.

A (Action: hành động): trên cơ sở thực hiện được ba yếu tố trên, người điều

tra mới tiến hành công việc điều tra có ý nghĩa là có thể thu nhập những thông tin tương đối chính xác và khách quan.

Chính vì tính chất và sự tiếp xúc trực tiếp giưa hai chủ thể người đi lấy tin và người cung cấp thông tin, cho nên sự phát triển mối quan hệ của họ trước và sau cuộc phỏng vấn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của cuộc phỏng vấn. Do đó khi thu thập thông tin chúng tôi quan tâm đến việc xác định thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành phỏng vấn.

2.2.3.1. Các biến số cần nghiên cứu

Theo thiết kế bộ câu hỏi với nội dung “Tìm hiểu một số vấn đề về KHHGĐ, dùng cho hộ gia đình có phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng”. Với tổng số 21 câu hỏi, bao gồm các biến số cần thu thập như sau:

(Đính kèm phụ lục 1) * Một số đặc điểm về cá nhân và gia đình:

Tuổi: từ 15 – 49 tuổi tính theo năm sinh, được chia thành các nhóm: Nhóm 1: 15 – 19 tuổi Nhóm 5: 30 – 34 tuổi

Nhóm 2: 18 – 19 tuổi Nhóm 6: 35 – 39 tuổi Nhóm 3: 20 – 24 tuổi Nhóm 7: 40 – 44 tuổi Nhóm 4: 25 – 29 tuổi Nhóm 8: 45 – 49 tuổi

Địa chỉ: là nơi đang sinh sống

- Vùng thành thị: phường, thị trấn

- Vùng nông thôn: các xã không thuộc diện khó khăn

- Vùng khó khăn: các xã, phường thuộc diện khó khăn theo theo Quyếtđịnh số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Dân tộc: Dân tộc kinh, Khmer, Hoa.

- Đạo phật - Cao đài - Tin lành - Thiên chúa - Hoà hảo - Không có đạo

Nghề nghiệp: nghề nghiệp chính đem lại thu nhập cho gia đình: - Cán bộ, công chức, viên chức - Nông nghiệp - Buôn bán nhỏ - Nội trợ - Không có nghề ổn định  Trình độ học vấn: đạt khi tốt nghiệp các cấp học - Mù chữ: không biết hoặc chỉ biết đọc, viết - Chưa hết tiểu học

- Tiểu học

- Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Cao đẳng, đại học

Mức sống: theo kinh tế hộ gia đình theo quy định của Bộ Thương binh và Xã hội năm 2005.

- Hộ nghèo - Hộ khá trở lên - Hộ cận nghèo

* Tình hình sử dụng DVKHHGĐ của cặp vợ chồng

Biết các biện pháp tránh thai: phụ nữ tự kể được một hay nhiều biện pháp tránh thai như:

- Thuốc cấy tránh thai - Thuốc tiêm tránh thai - Bao cao su - Thuốc uống tránh thai - Đình sản nam - Đình sản nữ - Dụng cụ tử cung

Nguồn thông tin để biết các biện pháp tránh thai: có thể có một hay nhiều nguồn thông tin:

- Tuyên truyền trực tiếp - Ti vi, Ra đi ô

- Tài liệu tuyên truyền - Cộng tác viên dân số - Câu lạc bộ, sinh hoạt tổ hội - Người thân, bạn bè

vụ KHHGĐ:

- Chất lượng - Quen biết - Rẽ tiền - Gần nhà - Thái độ tốt - Lý do khác

Hiện tại có sử dụng biện pháp tránh thai: ngay thời điểm điều tra, người vợ hoặc chồng có sử dụng ít nhất 1 BPTT gồm:

- Thuốc cấy tránh thai - Thuốc tiêm tránh thai - Thuốc uống tránh thai - Đình sản nam - Đình sản nữ - Dụng cụ tử cung - Bao cao su

Thời gian áp dụng các biện pháp tránh thai: là khoảng thời gian thực hiện KHHGĐ để không sinh con

- Dưới 5 năm - Từ 5 – 10 năm - Trên 10 năm

Lý do không thực hiện:

- Đang mang thai - Muốn có con - Lý do khác

Nơi nhận dịch vụ KHHGĐ: là các cơ sở y tế công, y tế tư nhân: - Trạm y tế - Đội KHHGĐ

- Cộng tác viên dân số - Bệnh viện

- Thầy thuốc tư - Cửa hàng thuốc - Nơi khác

Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế: là khoảng cách từ nhà đến trạm y tế gần nhất để thực hiện DVKHHGĐ, mất bao nhiêu thời gian :

- Dưới 1 giờ - Trên 1 giờ

Vỡ kế hoạch: có vỡ kế hoạch khi vợ hoặc chồng đang áp dụng bất cúa một BPTT nào mà vẫn có thai.

* Xác định số con của cặp vợ chồng

Số tuổi khi kết hôn: tính theo năm bắt đầu chung sống của vợ chồng

Số con đã có khi thực hiện BPTT: Là số con có khi lần đầu thực hiện BPTT

- Chưa có con - 1 con - 2 con - Trên 2 con

Số con hiện có: số con đang có tại thời điểm điều tra : - Chưa có con -1 con - 2 con - 3 con - 4 con - 5 con - 6 con - 7 con

- Số con trai - Số con gái

Quyết định sinh con thứ 3 trở lên:

- Mẹ chồng - Chồng - Cha, mẹ, anh chị - Vợ

- Cả vợ, chồng - Người khác

Lý do sinh con thứ 3 trở lên gồm:

- Chỉ có con trai - Chỉ có con gái - Muốn sinh thêm con - Vỡ kế hoạch

2.2.3.2. Chọn cán bộ điều tra, phỏng vấn

Cán bộ tham gia điều tra, phỏng vấn:

Với 26 xã, phường, thị trấn được điều tra, chúng tôi chọn mỗi xã một tổ gồm 3 cán bộ: - Một cán bộ của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh - Một cán bộ là nữ hộ sinh của Trạm Y tế - Một cán bộ là chuyên trách Dân số cấp xã  Cán bộ giám sát, có 2 cán bộ: - Một cán bộ Phòng Y tế.

- Một cán bộ của khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thuộc Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện.

Tổ chức tập huấn:

- Thành phần: toàn bộ cán bộ tham gia điều tra và cán bộ giám sát. - Nội dung:

+ Nắm và hiểu các thông tin cần thu thập trên phiếu phỏng vấn + Hiểu được cách tiến hành chọn đối tượng đưa vào mẫu điều tra + Cách tiếp cận và phỏng vấn đối tượng

+ Kiểm tra lại thông tin đã thu thập ở mỗi đối tượng, đã đúng, đã đủ chưa, việc bảo quản, giao nộp đầy đủ và đúng thời gian quy định.

2.2.3.3. Tiến hành điều tra, phỏng vấn

* Các bước tiến hành

Việc tổ chức thu thập số liệu được tiến hành trong tháng 12 năm 2008, đủ điều kiện và thời gian để thu thập thông tin, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc đi lại

và là thời gian nông nhàn mà đối tượng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, việc tiếp xúc đối tượng lúc này cũng có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn.

- Gặp gỡ và xin làm việc với Ủy ban nhân dân, Phòng y tế cấp huyện, báo cáo ý đồ và kế hoạch triển khai nghiên cứu.

- Báo cáo kế hoạch, lịch trình tổ chức tập huấn; tiến hành điều tra thu thập số liệu để Ủy ban nhân dân, Phòng y tế chỉ đạo cơ sở cấp xã hỗ trợ.

- Xác định danh sách đối tượng, nội dung điều tra ở cộng đồng. Phân công cán bộ điều tra, giám sát để chuẩn bị tốt trước khi tiến hành điều tra.

* Một số kỹ thuật tiến hành thu thập thông tin

Với cỡ mẫu xác định là n = 2.000 đối tượng là nữ có chồng từ 15 – 49 tuổi, ta phân cho 26 xã theo 3 vùng được xác định bằng tỷ lệ dân số, cụ thể là:

Xác định cỡ mẫu phỏng vấn:

- Vùng đô thị (n1): chọn 3 phường, thị trấn khi dân số chiếm 20%. n1 = 2.000 x 20%

n1 = 400

- Vùng khó khăn (n2): chọn 6 xã, phường khi tỷ lệ dân số chiếm 30% n2 = 2.000 x 30%

n2 = 600

- Vùng nông thôn (n3): chọn 17 xã, khi tỷ lệ dân số chiếm 50% n3 = 2.000 x 50%

n3 = 1.000

Với địa bàn 26/71 xã được chọn có 50.909 cặp vợ chồng trong 15 - 49 tuổi theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2008 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 2000 đối tượng để điều tra [11].

Xác định địa bàn và chọn ngẫu nhiên đối tượng phỏng vấn:

Tiến hành theo trình tự:

- Chọn dân số hiện có ở địa bàn.

- Xác định số mẫu ngẫu nhiên/theo địa bàn và khoảng cách mẫu.

- Sử dụng danh sách có sẵn (khung mẫu)và bảng số ngẫu nhiên, ta chọn đối tượng thứ nhất, dựa vào khoảng cách mẫu ta cho được đối tượng thứ 2,3... đưa vào mẫu nghiên cứu.

- Chọn ngẫu nhiên đối tượng vào mẫu nghiên cứu.

- Hoàn thành bản danh sách địa bàn và đối tượng điều tra.

(Đính kèm phụ lục 2)

Kết quả thực hiện phỏng vấn:

- Từ 3 vùng, chọn 26/71 xã .

- Kết quả chon phiếu mẫu để nghiên cứu, phân tích chính thức: n = 2.000.

2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu

2.2.4.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai

* Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Phân phối đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi - Phân bổ các ngành nghề

- Trình độ học vấn

- Tình trạng kinh tế hộ gia đình

* Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình

- Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi

- Tuổi kết hôn trung bình theo vùng sinh sống - Tỷ lệ hiểu biết các BPTT

- Tỷ lệ khách hàng chọn dịch vụ KHHGĐ

* Hiện trạng sử dụng các biện pháp tránh thai

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo năm - Tỷ lệ cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ

- Thời gian áp dụng BPTT

- Số con hiện có của cặp vợ chồng

- Tỷ lệ số con đã có khi bắt đầu sử dụng BPTT

- Tỷ lệ nữ Tỷ lệcác biện pháp tránh thai đã được áp dụng - Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo tuổi

- Tỷ lệ sử dụng các BPTT theo số con hiện còn sống

- Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai

2.2.4.2. Các yếu tố liên quan đến kế hoạch hóa gia đình

* Các yếu tố liên quan đến biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w