KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70)

18. Quyết định 17/2006/QD-UBND Về ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập, nhóm được sự dạy bảo giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Tài nguyên nước, Sở TN-MT TPHCM cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài nguyên nước và khoáng sản trong việc tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về hệ thống quản lý nhà nước tài nguyên nước ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, hiểu rõ hơn về tình trạng tài nguyên nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các thủ tục cần thiết trong việc cấp phép khai thác và xả thải… Đặc biệt qua chuyến đi

nguyên nước – một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, và quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên nước không chỉ là trách nhiệm của các cấp quản lý mà còn là nghĩa vụ của mỗi người.

Sau quá trình thực tập, chúng em xin đưa ra một số kết luận những kiến thức chúng em tìm hiểu và học hỏi được như sau:

+ Trước sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, sức ép của sự gia tăng dân số, nhu cầu về nước sạch, cụ thể là nước ngầm cũng tăng lên đáng kể. Tuy vậy, nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu – nước dưới đất đang ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó đang sảy ra ngay trên thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trữ lượng nước ngầm an toàn ở nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt, gây mất cân bằng nước. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa ở nhiều nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh hạn chế khả năng hấp thụ nước tự nhiên bổ sung trữ lượng các tầng nước ngầm.

+ Gần đây, cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp và dựa trên lưu vực đã được đẩy mạnh. Do đó, Chính phủ đã áp dụng một số cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nước ở các khía cạnh khác nhau về chính sách, kỹ thuật thực hiện, năng lực và cơ sở hạ tầng.

+ Vai trò của cộng đồng địa phương được đánh giá quan trọng, với tư cách vừa là người trực tiếp sử dụng nước, vừa là người quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Quản lý bởi cộng đồng hay quản lý dựa vào cộng đồng, đã được giới thiệu và áp dụng ở nhiều vùng theo các cách khác nhau trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và thủy lợi. Mặc dù còn nhiều bất cập về mặt pháp luật, thể chế và năng lực, nhưng cộng đồng địa phương đã chứng minh được tài nguyên nước sẽ được quản lý tốt hơn, nếu có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định.

Do vậy, điều cấp bách cần làm là phải củng cố hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Kết hợp các biện pháp chế tài và truyền thông giáo dục để mọi người dân ý thức được rằng :”bảo vệ tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng không phải trách nhiệm của riêng ai! Mà là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng vì quyền lợi của toàn xã hội!”

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w