2.3.3.1. Các tầng chứa nước
Thành phố Hồ Chí Minh có 5 đơn vị chứa nước chính sau:
+ Tầng chứa nước Holocen (Q2):
Chúng thường phân bố trên vùng có độ cao địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2-5m, đôi nơi ở độ cao địa hình từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ. Chiều dày thay đổi rất lớn từ 2-5m đến 5- 42m và có xu hướng tăng dần từ bắc xuống nam.
Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám nâu. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến
2,12m hoặc nhỏ hơn. Lưu lượng tại các giếng thay đổi từ 0,07-0,15 l/s. Khả năng chứa nước kém, chất lượng nước xấu.
+Tầng chứa nước Pleistocen (Q1):
Tầng chứa nước Pleistocen phân bố trên toàn thành phố, lộ ra ở trung tâm thành phố, phần còn lại bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên. Tầng chứa nước gồm hai phần: Phần trên là lớp cách nước yếu với thành phần thạch học là sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn, chiều dày thay đổi từ 5-10m. Phần dưới là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu xám tro, xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau và có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng. Chiều dày lớp chứa nước biến đổi từ 3,2m đến 72m.
Khả năng chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen là tốt phân bố các khu vực Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và các quận nội thành; các khu vực khác cũng tốt xong chất lượng nước xấu như Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
+ Tầng chứa nước Pliocen trên (m42):
Tầng chứa nước Pliocen trên phân bố trên toàn vùng nghiên cứu, không lộ ra trên mặt, bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng Pliocen dưới. Tầng chứa nước được chia thành hai phần: Phần trên là lớp cách nước yếu có thành phần thạch học của lớp thấm nước yếu gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành lớp liên tục. Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên vùng nghiên cứu. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 20m đến 138m và có xu hướng tăng dần từ đông bắc xuống tây nam. Khả năng chứa nước tốt, chất lượng nước tốt.
+ Tầng chứa nước Pliocen dưới (m41):
Tầng chứa nước Pliocen dưới phân bố khá rộng trên địa bàn thành phố, tầng này không gặp ở quận 2 và quận Thủ Đức. Tầng chứa nước này bị tầng chứa nước Pliocen trên phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi.
tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành lớp liên tục và chiều dày lớp này thay đổi từ 2,30m đến 19m. Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên toàn thành phố. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 7,6m đến 142m và tăng dần từ đông bắc xuống tây nam. Khả năng chứa nước tốt, chất lượng nước tốt.
+ Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz):
Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi phân bố trên toàn thành phố. Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém. Chiều dày của đới Mezozoi khoảng 2000m.
2.3.3.2. Trữ lượng nước dưới đất
Tổng trữ lượng nước dưới đất theo phương pháp cân bằng là : 2.501.059 m3/ngày. Trữ lượng khai thác an toàn là 831.515 m3/ngày.
2.3.3.3. Các vấn đề của nguồn nước dưới đất
+ Vấn đề nhiễm bẩn nguồn nước:
Hiện nay, trong 3 tầng chứa nước chính của Thành phố thì tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng bị suy giảm, đặc biệt là vùng lộ của tầng chứa nước này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng thấm vào lòng đất mà trước hết là tầng chứa nước này; Do vị trí bố trí và kỹ thuật khai thác nước ngầm không hợp lý (giếng đặt gần hầm vệ sinh, gần kênh rạch ô nhiễm); Do chất bẩn xâm nhập vào tầng chưa nước qua các giếng khoan hư hỏng, không sử dụng, các giếng thấm nước thải.
Hai tầng chứa nước Pliocen trên và dưới nước chưa bị nhiễm bẩn. Nhưng nguy cơ nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước từ các giếng hư, giếng không có kết cấu giếng khai thác hợp lý; do xâm nhập nước chất lượng xấu theo chiều ngang và thẳng đứng khi mực nước hạ thấp lớn.
+ Vấn đề cạn kiệt nguồn nước:
Theo tài liệu quan trắc mực nước cho thấy mực nước các tầng chứa nước giảm mạnh và đây là nguy cơ gây cạn kiệt nguồn nước.
Theo số liệu đo mới đây cho thấy độ trồi ống chống từ năm 2004 đến năm 2007 cho thất độ trồi các giếng khoan thay đổi từ vài cm đến 30cm. Nguyên nhân là do họat động kinh tế (san lấp nền công trình dân dụng) và do khai thác nước nước dưới đất.