Thực trạng tài nguyên nước dưới đất ở TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

2.3.4.1. Chất lượng môi trường nước dưới đất

- Tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước dưới đất chủ yếu bị ô nhiễm nitơ (NH3, NO3), kim loại nặng (Ni, As), độc chất (Phenol) và nhiễm mặn (CL-).

- Nhiễm mặn: do khai thác nhiều nên mực nước hạ thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn tầng chứa nước, một số khu vực gần biển mặn ở Bình Chánh, Bình Tân có hàm lượng Cl- tăng hàng năm. Theo bà Hồ Thị Khánh, Trưởng ban Kiểm nghiệm Nhà máy nước Thủ Đức Nếu như vài năm trước đây, độ mặn chỉ vào khoảng 20 - 25mg/l thì trong những ngày Tết Tân Mão vừa qua đã vọt lên tới 150mg/l. So với tiêu chuẩn của Việt Nam, độ mặn tối đa chỉ được khoảng 250mg/l, thì con số này chưa vượt, song sự gia tăng này cần phải được lưu tâm”.

- Nhiễm bẩn (Nitơ): nhiễm bẩn hiện nay chỉ ở mức độ cục bộ, qua một số điểm giếng khảo sát, ô nhiễm chủ yếu ở khu vực sản xuất, dân cư, những nơi tập trung xả thải. Nguyên nhân của các ô nhiễm này đều do nguồn tại chỗ. Qua kiểm tra cho thấy rất nhiều giếng khoan không đảm bảo vệ sinh, xung quanh giếng ẩm thấp, gần khu vực xả thải. Ngoài ra còn nguyên nhân gây nhiễm bẩn là do kết cấu giếng không đảm bảo cách ly nước mặt, nguồn nhiễm bẩn từ nước mặt có thể thấm qua giếng xuống tầng chứa nước, đặc biệt là khi khai thác lớn, mực nước hạ thấp nhiều làm tăng khả năng thấm nước mặt xuống giếng.

- Nhiễm kim loại nặng (As và Ni): Một số giếng ở Thủ Đức tại các khu vực gần khu công nghiệp có dấu hiệu nhiễm kim loại nặng chủ yếu là As và Ni. Cũng như nhiễm bẩn, ô nhiễm kim loại nặng chỉ ở mức cục bộ, nguyên nhân là từ các nguồn nhiễm từ mặt đất. Riêng về As có khả năng là ô nhiễm tự nhiên như đã xảy ra ở khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Ô nhiễm độc chất (Phenol; cyanua): Trước đây tại khu vực Hóc Môn có một số giếng có phát hiện hàm lượng Phenol; tuy nhiên đến nay các giếng này dã không còn sử dụng, đã được lấp hủy.

Kết quả quan trắc khu vực Tp. Hồ Chí Minh quí I/2007 cho thấy chất lượng nước tầng Pliestocen còn khá tốt đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5944 - 1995 ở một số quận nội thành TP. Hồ Chí Minh như Phú Nhuận, Bầu Cát, Phú Thọ và khu vực Tân Phú Trung (Củ Chi), Thới Tam thôn (Hóc Môn). Tuy nhiên, so với cùng thời điểm màu khô năm 2006, có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ (nồng độ TOC tăng 2-4 lần) có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh ở khu vực bãi rác trạm có nồng độ Nitrat giảm so với cùng kỳ năm 2006 là các tramk Đông Thạnh, Gò Vấp, Tân Tạo.

Tầng chứa nước Pliocen: các giếng quan trắc tần pliocen phân bố ở các trạm Tân Phú Trung, Thới Tam Thôn và Tân Tạo hầu hết bị ô nhiễm hữu cơ và có nồng độ Fe khá cao. Đặc biệt ở các trạm Tân Tạo có nồng độ Fe tổng đặc biệt cao và có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh.

Nước ngầm ở Thành Phố Hồ Chí Minh đang bị sụt giảm nghiêm trọng .Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 200.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. Các chuyên gia đến từ ĐH Bách Khoa TP.HCM nhận định, tình trạng khai thác sử dụng nước ngầm tại TP.HCM hiện nay đã vượt mức 600.000 m3/ngày, trong khi lượng nước bổ sung dưới 200.000 m3/ngày dẫn đến việc mực nước dưới đất của các tầng chứa nước ngày càng bị hạ thấp. Đặc biệt là tại các khu vực thuộc quận nội thành và vùng ven, nơi có lưu lượng nước ngầm được khai thác rất lớn phục vụ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Kết quả điều tra chất lượng nước ngầm năm 2008 đã cho thấy, nhiều mẫu nước ở khu vực quận Gò Vấp có hàm lượng hợp chất nitơ cao vượt tiêu chuẩn nước ăn uống; xung quanh các khu vực chôn lấp rác thải tập trung của thành phố như Đông Thạnh, Gò Cát, nguồn nước ngầm có hàm lượng nitrat cao và có dấu hiệu bị nhiễm vi sinh Coliform và E.coli. Mức độ ô nhiễm nước ngầm tại nhiều khu vực khác cũng đã lan sâu đến tầng thứ 3 với độ sâu trên dưới 4m.

Mật độ giếng khoan tập trung quá dày ở nhiều khu vực nội và ngoại thành đã tạo thành các phễu nước dày đặc, khai thác nước quá mức, gây mất cân đối trong việc bổ sung trữ lượng nước ngầm, làm hạ thấp mực nước ngầm và nhất là gây ra tình trạng các tầng nuớc ngầm bị thấm và nhiễm bẩn, nhiễm mặn ngày càng nhanh hơn. Cụ thể như hàm luợng hợp chất ô nhiễm nitơ, clo, hữu cơ... đang tăng lên ở nhiều khu vực ngoại thành, nhất là gần các bãi rác lớn của Thành phố như bãi rác Đông Thạnh.

Bên cạnh đó việc quản lý các đơn vị khoan giếng và các đối tượng khai thác của Thành phố chưa chặt chẽ nên việc khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan và khối lượng nước ngầm bị khai thác quá lớn dẫn đến tình trạng mực nước ngầm của TP.HCM bị tụt xuống gần 1 mét mỗi năm, cụ thể như huyện Củ Chi ở khá xa các nhà máy khai thác nước ngầm lớn của Thành phố, nhưng mực nước ngầm cũng bị tụt xuống từ 0.4 đến 0,74 mét/năm.

2.3.4.2. Hậu quả của việc ô nhiễm, thiếu hụt nguồn nước ở Tp. Hồ Chí Minh

Hết tầng nước an toàn

Vào năm 1998, biến dạng mặt đất bắt đầu lan rộng ở hàng loạt quận huyện trên địa bàn thành phố, với giá trị ghi nhận cao nhất là 155mm từ năm 1998. Từ năm 2002 – 2010, không phát triển thêm vùng lún mới, nhưng giá trị lún tăng nhanh tại các vùng có sự hạ thấp mức nước ngầm, với giá trị cao nhất là 309mm.

Theo báo cáo dự án quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM của sở Tài nguyên và môi trường, diễn tiến lún mặt đất diễn ra tập trung tại các khu công nghiệp như: Tân Bình, Tân Tạo, Vĩnh Lộc. Kết quả quan trắc cho thấy: 79/116 tuyến ngập triều trên thành phố bị ảnh hưởng bởi lún mặt đất.

Một trong các nguyên nhân khiến bề mặt của mặt đất thành phố bị biến dạng là tình trạng khai thác nước ngầm vô tội vạ hiện nay. Theo báo cáo, do khai thác nước một cách tập trung với lưu lượng lớn ở phần phía tây nam thành phố, hiện chúng ta đã khai thác hết trữ lượng khai thác an toàn và đã bắt đầu khai thác vào trữ lượng tĩnh. Đồng thời, việc khai thác nước ngầm hiện nay còn đã làm cho mực nước tầng 3, 4 có xu hướng giảm so với cân bằng nước.

Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khi lấy mẫu nước giếng ở 107 hộ dân tại 6 quận, huyện ngoại thành (TP.HCM) xét nghiệm, phát hiện có đến 52% mẫu bị nhiễm vi sinh với nồng độ rất cao. Đặc biệt, mẫu nước bị nhiễm vi sinh ở 2 huyện Bình Chánh và Nhà Bè lên đến 95%. Bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP cho biết theo tiêu chuẩn, nước uống không được nhiễm vi sinh nhưng qua kiểm tra, đã phát hiện có mẫu nước giếng vi sinh lên đến 3.700 con/100 mml. Với mức ô nhiễm như trên, nếu người dân uống nước trực tiếp không đun sôi thì sẽ rất dễ bị bệnh về đường ruột.

Nước sinh hoạt tại nhiều quận, huyện TP.HCM vừa được xác định nhiễm vi sinh vật ở mức độ nặng. Cơ quan nông nghiệp và y tế TP.HCM cho biết: Kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 gia đình thuộc các quận, huyện: 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi,Thủ Đức, cơ quan chức năng xác định chất lượng nước tại các khu vực như xã Phong Phú (Bình Chánh); Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng (Nhà Bè) đều bị nhiễm vi sinh (E.coli, Coliform, Coliform faecal) với nồng độ rất cao (từ 2.100 – 28.000 MPN/100 ml), trong khi theo quy định của Bộ Y tế thì các thành phần vi sinh nói trên không được phép tồn tại trong nước sinh hoạt.

CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT3.1. CÁC KHÁI NIỆM 3.1. CÁC KHÁI NIỆM

- Nguồn nước: là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.

- Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. - Nước sinh hoạt: là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.

- Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của TCVN.

- Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.

- Phát triển nguồn nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.

- Bảo vệ nguồn nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.

- Khai thác nguồn nước: là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước.

- Sử dụng tổng hợp nguồn nước: là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp nhiều mục đích.

- Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.

- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước.

Nước là tài nguyên có hạn, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây tai hoạ cho môi trường.

Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, đây là điều kiện hết sức quan trọng để nhà nước quản lý tốt nguồn tài nguyên có hạn này phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra nhằm duy trì và phát triển các quan hệ pháp luật về tài nguyên nước theo trật tự pháp luật quy định.

3.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong đó có tài nguyên nước dưới đất bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước dưới đất ; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;

- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thuỷ văn, cảnh báo lò, lụt, hạn hán và tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;

- Cấp thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;

- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lò lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại khác do nước gây ra;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu tố về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;

- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.

3.3. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Hiện nay, hệ thống quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chính từ Trung Ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w