Quy trình cấp phép khai thác nước, nước thả

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57)

18. Quyết định 17/2006/QD-UBND Về ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.5.2. Quy trình cấp phép khai thác nước, nước thả

Theo quy định tại Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, quy định như sau:

Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép (Điều 13):

* Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở lên;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2m3/giây trở lên;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất từ 2000 Kw trở lên;

+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 5000 m3/ngày đêm trở lên. * Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều này.

* Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

* Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (Điều 19):

* Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;

+ Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;

+ Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò. * Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau :

Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều này, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc đối với công trình thăm dò có quy mô dưới 3000 m3/ngày đêm, ba mươi (30) ngày làm việc đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3000 m3/ngày đêm trở lên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Điều 20):

* Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;

+ Đề án khai thác nước dưới đất;

+ Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000;

+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

+ Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.

* Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:

+ Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.

+ Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều này, cơ quan tiếp

nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép ra văn bản cho thi công giếng khai thác. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tài liệu thi công giếng khai thác, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở TP.HCM NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở TP.HCM

4.1. ƯU ĐIỂM

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về bảo vệ TNN càng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cự trong việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội vào việc bảo vệ TNN. Vai trò tích cực của hệ thống pháp luật chủ yếu sau đây:

− Hệ thống pháp luật về bào vệ TNN ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo lập một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn TNN. Với việc ban hành Luật TNN đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta dần đi vào nề nếp; nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống gây ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn kiệt nguồn nước. − Pháp luật về bảo vệ TNN ra đời cùng với các văn bản pháp luật khác về bảo vệ đất;

bảo vệ rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản,… đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường. Điều này khẳng định Đảng và nhà nước ta không chỉ quan tâm đến việc đẩy nhanh tốc dộ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống cho người dân mà còn rất chú trọng đến việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồn TNTN đảm bảo cho con người quyền được sống trong một môi trường trong lành.

− Đã xây dựng hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh: Hệ thống luật pháp về quản lý tài nguyên nước dần được bổ sung, hoàn thiện theo hướng quản lý nhà nước về tài nguyên

cụ pháp lý cơ bản thể hiện rõ chính sách, chủ trương của Nhà nước trong quản lý tài nguyên nước. Các đối tượng, phạm vi liên quan đến tài nguyên nước đã được nêu rõ trong Luật như một định chế pháp lý cơ bản.

− Quy định về bảo vệ chất lượng nước, phòng chống, khác phục hậu quả và tác hại do con người gây ra

− Quy định về việc cấp phép khai thác, sử dụng TNN, xây dụng chính sách tài chính về tài nguyên nước,…

− Quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

− Các hướng dẫn trong nghị định của Chính phủ được áp dụng vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương bằng các quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ như quyết định số 17/2006/QĐ-UBD ngày 09 tháng 02 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

− Các luật ra đời sau thường kế thừa và bổ sung thêm nên các quy định ngày càng chặt chẽ.

− Các chính sách ban hành đã được thể chế hóa trong các văn bản nghị định của Chính phủ, các cơ quan quản lý nước của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành các quyết định, thông tư liên Bộ hướng dẫn, đề ra biện pháp thực hiện.

− Sự phối hợp liên ngành được thể hiện rõ ràng giữa các bộ.

− Đã ban hành danh mục các lưu vực sông, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quản lý quy hoạch lưu vực sông.

− Đã thể hiện sâu sác quan điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN, phòng chống và khác phục hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực song , đảm bảo tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bởi lẽ do đặc điểm của TNN là vận động theo lưu vực nên việc quản lý ,phát triển bảo vệ TNN phải tôn trọng thuộc tính tự nhiên này. Các hoạt động khai thác sử dụng TNN thuộc các dự án phát

triển cũng như các hoạt động phòng, chống tác hại do nước gây ra trong phạm vi lưu vực đều phải phù hợp với quy hoạch lưu vực song.

− Đã đề cập đến vấn đề quan hệ quốc về TNN. Đây là vấn đè có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta nhằm tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng quốc tế nói chung và sự phối hợp của các nước có chung nguồn nước nói riêng trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững nguồn TNN. Bởi lẽ các nguồn nước không những phân bố trong phạm vi một nước mà còn vận động theo lưu vực đi qua lãnh thổ của các quốc gia. Vì vậy để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn TNN; hạn chế các tác hại do nước gây ra cho con người thì cần có sự hợp tác các nước trong lưu vực song. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ TNN còn xác lập cơ chế pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế. Theo đó mọi tranh chấp về chủ quyền trong việc khai thác, bảo vệ, sử dụng nguồn nước quốc tế; phòng , chống và khác phục hậu quả, tác hại do nguồn nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước trong đó có Việt Nam do nhà nước Việt nam và các Nhà nước liên quan giải quyết trên cơ sở thương lượng , phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta cam kết hoặc tham gia( khoản 1 điều 56 luật TNN)

4.2. TỒN TẠI

Bên cạnh những mặt ưu điểm không thể phủ nhận , hệ thống pháp luật về bảo vệ TNN ở nước ta còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của quản lý nhà nước về TNN trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước hiện nay. Những mặt hạn chế tồn tại này được biểu hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

− Thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Luật TNN. Điều này góp phần làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về TNN. Cụ thể:

+ Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký kê khai, cấp phép, gia hạn khai thác, sử dụng nước ngầm, nước mặt và xả nước thải

+ Thiếu các quy định về mẫu đơn xin đăng ký, kê khai và sử dụng nguồn nước, thiếu các mẫu giấy phép về khai thác, sử dụng nguồn nước, thiếu cá quy định về tiêu chuẩn, định mức xả nước thải

+ Thiếu các văn bản quy định về việc thành lập hệ thống thanh tra chuyên ngành về TNN cũng như các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về TNN.

+ Thiếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nước

+ Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng, chất lượng và quy hoạch TNN

+ Thiếu các quy định về phí, lệ phí và thuế tài nguyên áp dụng cho các tôt chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác, sử dụng nước

+ Thiếu các quy định về quản lý tổng hợp lưu vực sông,..

− Thiếu các quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các ban quản lý lưu vực sông; mối quan hệ giữa các ban quản lý lưu vực sông với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN các cấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước và UBND các địa phương trong việc phối hợp quản lý bảo vệ TNN; chưa xác định rõ rang cơ chế phối hợp quản lý TNN theo quy hoạch lưu vực sông với quản lý theo địa giới hành chính

− Nhà nước chưa xây dụng được một chiến lược quốc gia dài hạn và một kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và bảo vệ TNN nhàm phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Diều này thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

+ Chưa có sự đánh giá, khảo sát toàn diện về trữ lượng, quy mô các nguồn nước trên phạm vi toàn quốc

+ Chưa đánh giá đầy đủ và toàn diện về số lượng và chất lượng các nguồn nước + Công tác quy hoạch TNN nhằm định hướng cho việc quản lý và sử dụng nước ở nước ta chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để.

+ Chưa có hệ thống hồ sơ lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu về TNN làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về nước; các số liệu thông tin về TNN chậm được cập nhật và không thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về nước. Hơn nữa, hệ thống hồ sơ, thông tin về TNN… chưa đảm bảo được tính công khai

minh bạch nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác tra cứu, tiếp cận thông tin về TNN.

− Hiện nay việc quản lý TNN do 2 cơ quan thuộc 2 bộ khác nhau đảm nhiệm trên 2 phương diện:

+ Cục Quản lý tài nguyên nước( trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nước dưới góc độ tài nguyên môi trường nhằm bảo vệ bền vững TNN;

+ Cục quản lý công trình thủy lợi (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w