Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho kinh doanh được Công ty rất chú trọng và đầu tư giúp công việc được thực hiện hiệu quả hơn.
Đạt được thành công trong thị trường kinh doanh truyền thống là chưa đủ, Công ty đã bắt tay vào kinh doanh trực tuyến bằng cách xây dựng website www.royalebaby.com giới thiệu sản phẩm, hình ảnh Công ty và kết hợp cả quy trình bán lẻ điện tử trên website của mình. Website Công ty có giao diện dễ nhìn đơn giản, rõ ràng, màu sắc hài hòa, các thông tin về sản phẩm được thể hiện ngay trên trang chủ giúp khách hàng dễ dàng truy cập thông tin về sản phẩm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng, nhất là đối với những khách hàng mới làm quen với hình thức mua hàng trực tuyến.
Công ty cũng thường xuyên phát triển hình ảnh, thương hiệu của Công ty đến với công chúng thông qua các hình thức quảng cáo trên truyền hình, các bài PR trên báo điện tử, báo giấy, quảng cáo trên kênh truyền thanh (tiểu mục 2, mục 2.3)
Với hệ thống các đại lý từ Bắc vào Nam, sản phẩm của Công ty luôn được đảm bảo đến với khách hàng trong thời gian ngắn nhất, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm cũng như dễ dàng được giải đáp khi có thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ....Đây chính là lợi thế nhờ quy mô mà Công ty đã đạt được.
Nhìn chung Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của mình do đó kết quả kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng khá tốt trong hai năm 2010 và 2011. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.042.522.379 đồng lên 3.478.234.823 đồng cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà Công ty vẫn có thể hoạt động tốt và cho lợi nhuận tăng lên. Tình hình kinh doanh của Công ty hiện nay vẫn đang tiến triển khá tốt.(tiểu mục 9, mục 2.3)
Với những thành công đã đạt được, Công ty đã tạo cho mình một thế vững khi bước vào một thị trường kinh doanh trực tuyến đầy tiềm năng như thị trường Việt Nam hiện nay, tương lai Công ty sẽ là doanh nghiệp đạt nhiều thành công trên trường kinh doanh trực tuyến. Có thể coi những thành công mà Công ty đã đạt được là một bước ngoặt để khẳng định vị thế của Công ty trên trường kinh doanh trực tuyến.
3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như:
Thiếu nguồn lực chuyện nghiệp cho kinh doanh Thương mại điện tử ( tiểu mục 9, mục 2.3)
Ttrên website của công ty mới “trưng bày” được một lượng sản phẩm chưa nhiều (tiểu mục 8, mục 2.3)
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin đặt hàng của khách hàng còn nhược điểm do thông tin sau khi tiếp nhận không có phần mềm quản lý mà phải ghi thông tin ra sổ giấy, do đó dễ bị nhầm lẫn, trùng lặp hoặc thiếu sót thông tin khách hàng (tiểu mục 3, mục 2.3)
Lượng bán hàng trực tuyến đã có bước phát triển trong 2 năm 2010 và 2011 nhưng vẫn còn ở mức thấp. Bên cạnh đó lượng khách hàng mua hàng thông qua các phương tiện trực tuyến như website, điện thoại còn chênh lệch về số lượng (tiểu mục 6, mục 2.3)
Việc khách hàng thanh toán bằng phương thức trả tiền mặt khi nhận hàng còn rất phổ biến. Lượng khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán chuyển khoản còn chưa nhiều và đặc biệt là phương thức thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử là còn chưa đáng kể. (tiểu mục 5, mục 2.3)
Trên đây là một số vấn đề đặt ra trong bình diện chung của Công ty. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên thị trường kinh doanh trực tuyến trong thời gian tới.
3.1.3 Nguyên nhân
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Việc tìm kiếm nhân viên chuyên nghiệp cho TMĐT còn triển khai chậm trễ, mức độ đầu tư cho Thương mại điện tử đã nhiều nhưng chưa đủ.
Tiếp nhận đơn thông tin đặt hàng của khách hàng một cách thủ công, thiếu sự ứng dụng các phần mềm công nghệ.
Việc khuyến khích khách hàng mua hàng trực tuyến còn chưa đạt hiệu quả cao. Chiến lược Marketing trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót.
Bộ phận kiểm tra sản phẩm không cẩn thận, còn chủ quan trong việc kiểm tra việc thực hiện các đơn hàng
Công ty dồn nhiều đơn hàng lại để thực hiện giao cùng một lúc dẫn đến việc các đơn hàng đặt trước phải chờ có thêm những đơn hàng sau mới có thể được giao hàng.
Khách hàng phải mang hàng đến trực tiếp Công ty để thực hiện đổi hàng hoặc bảo hành, trong một số trường hợp khách hàng phải đi lại nhiều lần mới có thể đổi hàng hoặc bảo hàng
Hạ tầng CNTT còn thiếu đồng bộ và chưa linh hoạt. Hiện tại, sự chênh lệch về đầu tư giữa phần mềm và phần cứng là khá lớn. Công ty đã trang bị trung bình 1 người/ 1 máy, nhưng mới chỉ sử dụng các phần mềm chống virut, phần mềm thông thường như Office, còn các phần mềm chuyên dụng để quản lý dữ liệu, bảo mật thông tin thì chưa có.
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường ảo.
Mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng đối với TMĐT đang được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Do thói quen lựa chọn và mua hàng trực tiếp tại các siêu thị, thói quen sử dụng tiền mặt... và nhận thức về TMĐT chưa cao, chưa tin tưởng vào sự an toàn của một giao dịch điện tử.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ, đặc biệt là công nghệ viễn thông của nước ta chưa thực sự phát triển. Hơn nữa, Công ty phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT.
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, Ban lãnh đạo Công ty cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề sau:
Tuyển thêm nhân viên có trình độ cao làm việc tại phòng Thương mại điện tử Nhân viên công ty cần có nhận thức đúng đắn về các hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, về mô hình bán lẻ trực tuyến để có hướng phát triển chuyên sâu hơn, nhằm hoạt động hiệu quả hơn.
Hoàn thiện quy trình bán hàng trực tuyến một cách chuyên nghiệp hơn
Thực hiện thêm nhiều chính sách khuyến khích khách hàng mua hàng trực tuyến Nghiên cứu kỹ hơn hành vi mua của khách hàng để có được chính sách đãi ngộ hợp lý nhất có thể, đảm bảo tốt dịch vụ khách hàng.
Có những đầu tư đúng đắn và hợp lý về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng CNTT, về đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT... để TMĐT có được môi trường phát triển tốt nhất có thể.
Hoàn thiện các yếu tố cơ bản của mô hình bán lẻ trực tuyến và khắc phục những sai sót đã chỉ ra để hoàn thiện mô hình bán lẻ trực tuyến của Công ty.
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC HOÀN THIỆN MÔ HÌNH BÁN LẺ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIỆN MÔ HÌNH BÁN LẺ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BAN MAI XANH
3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới
Sau 3 năm kể từ khi thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức hoạt động, mặc dù nền kinh tế chung còn gặp nhiều khó khăn song thị trường bán lẻ vẫn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ đầy sức hút cho các nhà đầu tư. Theo dự báo, từ nay đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn ở mức 23- 25%/năm và là một trong năm thị trường có khả năng sinh lời cao nhất.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ cả năm 2011 đạt 1.994 ngàn tỉ đồng, tăng khoảng 29,3% so với năm trước. Một mức tăng trưởng khá ấn tượng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, và việc ưu tiên kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh.
Như vậy kinh tế suy giảm nhưng thị trường bán lẻ năm 2011 vẫn đạt quy mô khá, xấp xỉ 90 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 15-16% GDP của cả nước. Lý do chính là quy mô thị trường đã được mở rộng từ những năm trước, nhu cầu tiêu dùng của 87 triệu dân không ngừng tăng trưởng. Sự phát triển mạnh nhất của thị trường bán lẻ Việt Nam nằm ở hình thức bán lẻ hiện đại, với khoảng 600 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, khiến cho người tiêu dùng hưởng dịch vụ mua sắm thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó là sự đa dạng của khoảng 9.000 chợ truyền thống phục vụ nhiều loại đối tượng tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán lẻ đã có bước phát triển nhanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập được hệ thống phân phối, bán lẻ rộng khắp, đáp ứng đủ mọi nhu cầu tiêu dùng4.
Trong thời gian gần đây, cùng với việc phát triển mạnh mẽ của internet và TMĐT, các hình thức mua bán qua internet đã từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc đối với 1 số bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng và sinh viên tại các đô thị lớn.
Với sự phát triển của công nghệ internet, và nhận thức cao hơn của khách hàng về lợi ích của mua hàng online đem lại thì các doanh nghiệp đi theo hướng bán lẻ điện tử là tính tất yếu. Mấy năm gần đây lượng người truy cập internet và mua hàng trên website TMĐT tăng nhanh.
Trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử kể cả các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. Chính vì vậy các công ty đã tham gia kinh doanh TMĐT từ lâu sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: nhiều đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng luôn thay đổi. Và Công ty Ban Mai Xanh cũng không tránh khỏi điều đó. Tuy công ty đã có nhiều thành công trong lĩnh vực này nhưng không thể chủ quan. Cho nên, doanh nghiệp cần đưa ra và thực hiện tốt các chiến lược của mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.