CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG TĂNG ÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tăng áp trên động cơ. Thiết kế mô phỏng và lập quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống tăng áp HX50 (Trang 62)

- Qua làm mát khí tăng áp sẽ cho phép giảm công tiêu thụ của MN

3.4. CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG TĂNG ÁP

- Nếu turbo tăng áp không đạt được tình trạng kỹ thuật cần sử dụng các hệ thống chẩn để kiểm tra tình trạng hư hỏng của tăng áp.

- Điều quan trọng là hệ thống hút và xả được trang bị phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất động cơ.

- Bộ lọc khí phải loại bỏ các hạt lớn hơn 5μm tại một hiệu quả 95% và có đủ lương khí tiêu thụ của động cơ. Bộ lọc luôn luôn chịu với một áp lực. Hệ thống tiêu thụ phải có khả năng chịu được áp thấp lên đến 6,9 kPa.

- Ống và đầu kết nối của hệ thống ống nạp phải có khả năng chịu được áp suất . - Hệ thống ống xả phải có khả năng hoạt động khi áp suất khí thải lớn đến 10 kPa. Giới hạn này được tăng lên đến 13,4 kPa nếu bộ chuyển đổi xúc tác được trang bị.

- Dầu lọc các hạt lớn hơn 10μm phải có hiệu quả 60% TWA (Thời gian trọng trung bình) / 20 mm.

- Chất lượng dầu phải được theo quy định của nhà sản xuất động cơ.

- Nhiệt độ dầu bình thường là 95 + / -5 °C. Nó không được vượt quá 120 °C trong bất kỳ trường hợp nào. Dầu bôi trơn phải sạch và đáp ứng tiêu chuẩn nhà sản xuất

- Vỏ tuabin và máy nén được nắp cố định, không được làm lệch. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của turbin.

- Đường dẫn dầu không được uốn cong một góc nhỏ hơn 30 độ. Đường đường kính ống lớn hơn 19 mm.

- Áp suất đầu vào của dầu phải đạt 150 kPa trong 3-4 giây khi động cơ làm việc để tránh gây hư hỏng cho hệ thống turbo tăng áp. Chính vì vậy cần một đường ống chịu áp suất tốt.

- Áp lực dầu tối thiểu khi động cơ đang tải là 210 kPa và tối đa áp suất vận hành cho phép là 400 kPa. Mặc dù có thể 600 kPa khi động cơ mới hoạt động. Trong điều kiện không tải áp lực không nên giảm xuống dưới 70 kPa.

- Chảy dầu đề nghị cho tăng áp là 3 lít / phút ở chế độ chờ và 3,5-4,5 lít / phút trên tối đa tốc độ mô-men xoắn .

- Không sử dụng các chất đệm chất lỏng hoặc sợi keo vì nó có thể lọt vào đường dầu cua turbo tăng áp làm cản trở dòng chảy.

- Áp suất nước làm mát cho tăng áp là 3 lít / phút ở chế độ chờ và 10 - 14 lít / phút trên tốc độ mô-men xoắn tối đa.

Lưu ý:100 kPa = 1 bar (14.5037 lbf/in2 =psi).

3.5. Quy trình tháo, lắp hệ thống tăng áp 3.5.1. Quy trình tháo hệ thống tăng áp

- Chuẩn bị:Búa; tuốc nơ vít; kìm bóp phanh; kìm chết; cờ lê và cờ lê lực 7 mm 13 mm; chổi mềm; đục; xăng; bút lông....

Hình 3.27. Một số dung cụ dùng để tháo lắp

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Tháo cáp âm ra khỏi động cơ. - Tháo nắp che động cơ bằng cách nhả khớp 4 vấu ra khỏi các chốt của giá bắt nắp và tháo nắp che động cơ.

1 Tháo từ trên động cơ

- Ngắt giắc nối cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp. - Ngắt ống chân không ở bộ lọc khí.

- Tháo bu lông kẹp cùng ống dẫn khí.

- Tháo lọc gió.

- Tháo 2 bu lông, 4 đai ốc, ống khuỷu ra (với giá bắt tuabin tăng áp) và gioăng ra khỏi tua bin tăng áp.

- Tháo 2 bulông và giá bắt cụm ống góp.

- Tháo 2 bu lông nối và 2 gioăng.

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Tháo 2 đai ốc, rồi tháo đường ống dầu và gioăng. 2 Đánh dấu các chi tiết - Dùng bút lông đánh dấu vỏ tuabin, vòng hãm, vỏ máy nén bằng một đường thẳng. Viêc đánh dấu sẽ hỗ trợ trong việc lắp ráp được chính xác.

3 Tháo bộ điều chỉnh áp suất

- Dùng tuốc nơ vít nhỏ tháo móng hãm của bộ điều chỉnh áp suất với vỏ tuabin.

- Dùng cờ lê 12 tháo 2 con ốc bộ điều chỉnh áp suất với vỏ máy nén.

4 Tháo vỏ tuabin

- Dùng cờ lê 7 tháo vòng hãm cổ trục.

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Dùng cờ lê tròng 13 tháo nới

lỏng và tháo 6 bu lông giữ khỏi vỏ tuabin.

4 Tháo vỏ tuabin

- Sử dụng một cái búa gõ nhẹ và đều vào các cạnh của vỏ tuabin. Khi đã nới lỏng nhẹ nhấc vỏ tuabin ra.

- Dùng cờ lê 7 tháo vòng hãm máy nén.

5 Tháo vỏ máy nén

- Dùng cờ lê 10 nới lỏng rồi tháo 8 bu lông và tấm kẹp.

- Sử dụng một cái búa gõ nhẹ và đều vào các cạnh của vỏ máy nén. Khi đã nới lỏng nhẹ nhấc vỏ máy nén ra.

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Đặt cụm chi tiết tuabin, máy nén trên giá đỡ để thuận tiện tháo lắp và không làm hỏng các chi tiết.

- Dùng cờ lê 13 tháo đai ốc hãm cánh máy nén và nhấc cánh máy nén ra. 6 Tháo cụm tuabin, máy nén - Nhấc cánh nén ra khỏi trục tuabin. - Rút trục tuabin ra khỏi khoang trung tâm.

- Tháo lá chắn nhiệt ra khỏi trục tuabin.

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Dùng kìm tháo vòng con dấu tuabin.

6 Tháo cụm tuabin, máy nén

- Dùng kìm mỏ vịt tháo móng hãm của khoang trung tâm.

- Dùng kìm chết tháo con dấu dầu.

- Tháo vòng đệm.

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

6 Tháo cụm tuabin, máy nén

- Tháo chèn mang lực đẩy ra.

- Tháo cổ lực đẩy ra.

- Tháo 2 vòng hãm và ổ bi cầu đỡ trục.

7 Vệ sinh các chi tiết

- Sử dụng xăng và chổi mềm để rửa các chi tiết của turbo.

- Dùng máy nén khí để sì khô các chi tiết.

- Dùng mắt kiểm tra tổng quát xem có nứt, vỡ, chảy dầu...

TT Các bướcthực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

8 Kiểm tra không nếu có cần khắc phục ngay. - Dùng thiết bị chuyên dụng kiêm tra 3.5.2. Quy trình lắp hệ thống tăng áp - Tiến hành: TT Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Lắp vòng hăm. - Lắp ổ bi cầu đỡ trục. 1 Lắp cụm tuabin, máy nén - Lắp vòng hăm. - Lắp lá chắn nhiệt.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Dùng kìm giãn nở lắp vòng con dấu.

-Nhẹ nhàng đặt trục tuabin vào khoang trung tâm. Xoay nhẹ của bánh tuabin sẽ giúp trong việc định vị đúng con dấu vòng chia. Dùng dầu sạch để bôi trơn trục khi lắp vào các vòng bi.

- Xác định đúng vị trí các dấu của vòng con dấu vào đúng vị trí và đảm bảo lắp ráp bánh xe tuabin quay tự do.

- Lắp cổ lực đẩy.

-Lắp chèn mang lực đẩy vào đúng vị trí của nó.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Lắp vách ngăn dầu.

1 Lắp cụm tuabin, máy nén

- Dùng một ít dầu để bôi trơn tấm đệm rồi chèn vào mang của khoang trung tâm.

- Lắp con dấu dầu vào khoang trung tâm.

- Dùng một cái búa gõ nhẹ nhàng con dấu dầu cho vào đúng vị trí.

- Dùng kìm mỏ vịt lắp móng hãm.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

1

Lắp cụm tuabin, máy nén

- Trước khi lắp cánh máy nén vào trục cần chú ý để lắp hai con dấu trùng nhau.

- Dung cờ lê lực 13 vặn đúng momen xoắn quy định.

- Lắp vỏ máy nén vào khoang trung tâm.

2 Lắp vỏ tuabin - Dùng cờ lê lực 13 lắp 6 bu lông. 2 Lắp vỏ tuabin - Dùng T 7 lắp vòng hãm.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

3 Lắp vỏ máy nén

- Lắp vỏ máy nén vào khoang trung tâm.

- Dùng cờ lê lực 10 lắp 8 bu lông tấm và vỏ máy nén. - Dùng cờ lê lực 7 vặn chặt vòng hãm. 4 Lắp van điều chỉnh áp suất

- Dùng tuốc nơ vít nhỏ tháo móng hãm của bộ chấp hành với vỏ tuabin.

- Dùng cờ lê 12 Tháo 2 con ốc bộ chấp hành với vỏ máy nén.

- Lắp 3 đai ốc . - Lắp gioăng mới.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

- Lắp 2 đai ốc của đường ống dầu. - Lắp gioăng mới. 5 Lắp trên động cơ - Lắp 2 bulông và giá bắt cụm ống góp. - Lắp 2 bu lông nối và 2 giăng. - Lắp gioăng mới. - Lắp 2 bu lông, 4 đai ốc, ống khuỷu ra (với giá bắt tuabin tăng áp) và gioăng vào tua bin tăng áp

- Lắp giắc nối cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp. - Lắp ống chân không ở bộ lọc khí. - Lắp bu lông kẹp cùng ống dẫn khí. - Lắp lọc gió.

TT

Các bước

thực hiện Hình ảnh minh họa Nội dung thực hiện

6 Kiểm tra

- Khi lắp song cần kiểm tra lại xem:

+ Trục của tuabin tăng áp có bị lỏng hay không.

+ Kiểm tra sự ăn khớp các chi tiết.

+ Đổ 20 cm3 (1.2 cu in.) dầu sạch vào ống nạp dầu của turbo tăng áp và quay bánh turbin bằng tay để văng dầu cho các bạc

KẾT LUẬN

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp tăng áp trong động cơ đốt, đồng thời tìm hiểu những hư hỏng và biện pháp sửa chữa hệ thống tăng áp HX50 đến nay đồ án của em đã hoàn thành.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao. Em đã hiểu dõ hơn về các hệ thống tăng áp của động cơ đốt trong, đặc biệt là hệ thống tăng áp HX50. Em cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế mô phỏng bằng phần mềm Macromedia Flash 8, kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống tăng áp HX50.

Để hoàn thành tốt đồ án, trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy cô của khoa Công nghệ kĩ thuật ô tô trường Đại Học Sao Đỏ đã hướng dẫn, chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Cảm ơn thầy NGUYỄN LƯƠNG CĂN đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót rất mong các thầy cô quan tâm góp ý để kiến thức của em ngày một hoàn thiện.

Sao Đỏ, ngày 10 tháng 2 năm 2014 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Giáo trình Nguyên lí động cơ - Trường Đại Học Sao Đỏ.

2. Võ nghĩa, Lê Anh Tuấn, Cơ sở tăng áp động cơ đốt trong - Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật 2005.

3. Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lí động cơ đốt trong - Nhà suất bản giáo dục 2003.

Tiếng Anh:

1. Cẩm nang hệ thống tăng áp HX50.

Danh mục các Website tham khảo:

1. http://doc.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tăng áp trên động cơ. Thiết kế mô phỏng và lập quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống tăng áp HX50 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w