HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tăng áp trên động cơ. Thiết kế mô phỏng và lập quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống tăng áp HX50 (Trang 50)

- Qua làm mát khí tăng áp sẽ cho phép giảm công tiêu thụ của MN

3.1.HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Việc xác định các hư hỏng của hệ thống tăng áp là rất quan trọng, nó liên quan lớn tới nhiều chỉ tiêu của động cơ. Do đó người thợ sửa chữa phải tuân thủ rất nghiêm ngặt quy trình sửa chữa theo đúng tuần tự sau :

- Tìm hiểu các biểu hiện của động cơ. - Xác định hư hỏng.

- Chỉ tác động vào cụm TB-MN khi đã xác định rõ ràng sự cố của động cơ là do cụm TB-MN gây ra.

Chú ý tránh tháo cụm TB-MN khi chưa biết rõ nguyên nhân gây hư hỏng để tránh trường hợp tác động vào cụm TB-MN khi không cần thiết và như vậy có thể gây hại tức thời cho cụm thiết bị này.

Hư hỏng hệ thống tăng áp chủ yếu là do các nguyên nhân sau : - Thiếu dầu.

- Dầu bẩn.

- Vật lạ rơi vào hệ thống.

Nếu xảy ra hư hỏng ở hệ thống tăng áp thì sẽ có các biểu hiện hư hỏng sau: - Công suất động cơ thấp.

- Khó tăng tốc. - Tiêu hao dầu lớn.

- Khói xanh hoặc khói đen. - Độ ồn động cơ tăng.

Sau đây xin tạm lược trình bày một số hiện tượng hư hỏng hay gặp phải và biện pháp khắc phục chúng.

3.1.1. Động cơ khó tăng tốc, tụt công suất hoặc tiêu hao nhiên liệu lớn

Nguyên nhân:

- Áp suất tăng áp quá thấp. - Tắc hệ thống nạp khí.

- Rò rỉ trong hệ thống nạp khí. - Tắc hệ thống thải.

- Rò rỉ trong hệ thống thải.

- Sai lệch điều kiện vận hành của TB-MN. Khắc phục:

- Dùng đồng hồ đo áp suất khí tăng áp. Nếu áp suất tăng áp không đạt giá trị yêu cầu thì chuyển sang thực hiện các bước tiếp theo. Giá trị áp suất tăng áp tùy thuộc vào từng loại động cơ.

- Kiểm tra hệ thống nạp khí: Kiểm tra lọc khí, hiện tượng lọt khí giữa các bích nối của đường nạp vào máy nén hoặc giữa MN với động cơ, sự đóng cặn trên đường nạp,...

- Kiểm tra hệ thống thải: Sự lọt khí qua bích nối giữa động cơ và đường thải, giữa đường thải với TB hoặc với bình ổn áp (nếu có)... kiểm tra hiện tượng tắc đường ống thải.

- Kiểm tra sự quay của cánh MN: Nếu cánh MN không quay hoặc khó quay thì tháo cụm TB-MN và kiểm tra độ rơ dọc trục cũng như khe hở hướng kính của bánh cánh MN.

Độ dơ dọc trục: 0,13mm. Khe hở hướng kính: 0,18mm.

Quá trình đo được tiến hành đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo. Nếu giá trị đo được không đảm bảo chỉ định thì phải thay thế cụm TB-MN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tăng áp trên động cơ. Thiết kế mô phỏng và lập quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống tăng áp HX50 (Trang 50)