Một số bài học kinh nghiệm cho Đài PT – TH tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Hà Giang (Trang 47)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở trên có thể rút ra các bài học sau cho Đài PT - TH tỉnh Hà Giang:

Một là, phải có chính sách thu hút nhân tài cũng nhƣ các chính sách đãi ngộ liên quan là yếu tố quan trọng để đảm bảo và duy trì NNL chất lƣợng cao, tránh chảy máu chất xám ra các đơn vị khác.

Hai là, cần xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NNL trong đơn vị, nhất là NNL chất lƣợng cao.

Ba là, xây dựng kế hoạch điều chỉnh tiền lƣơng, tiền thƣởng và các khoản khác nhằm thu hút NNL gắn bó và yêu ngành hơn.

37

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để nghiên cứu luận văn là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Phƣơng pháp duy vật biện chứng

Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào việc phân tích, đánh giá hiện tƣợng kinh tế xã hội, cụ thể là sự phát triển NNL trong lĩnh vực PT – TH, qua đó đƣa ra các khái niệm, phán đoán và suy luận trên cơ sở xem xét các vấn đề, hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó, liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là việc sử dụng tổng thể các hình thức lôgíc, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích đánh giá thực trạng quản lý NNL tại Đài PT – TH tỉnh Hà Giang trong mối tƣơng quan với các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.

- Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử

Đây là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải dựa vào các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng xảy ra trƣớc đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, đối tƣợng quản lý là NNL của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang đƣợc xem xét trong một quá trình, với một khoảng thời gian cụ thể đƣợc xác định là từ năm 2009 đến năm 2013. Các số liệu, nhận xét và đánh giá đƣợc đặt trong bối cảnh cụ thể, từ đó thấy đƣợc sự vận

38

động, biến đổi của số liệu là có nguyên nhân của nó. Trên cơ sở thực tiễn đó, luận văn đề xuất giải pháp ở chƣơng 4 sẽ phù hợp và có tính khả thi hơn.

2.2. Phƣơng pháp cụ thể

Với câu hỏi đặt ra như trên, để giải quyết nó luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

+ Phương pháp thu thập số liệu:

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn chủ yếu, nhƣ: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê; Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Giang; các Báo cáo tổng kết từng năm của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang; từ các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, sách, báo, luận văn, luận án, và cả trên mạng internet... Cụ thể:

Tại chƣơng 1 luận văn, cơ sở dữ liệu đƣợc thu thập từ hệ thống các văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý luận về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiên cứu đƣợc chắt lọc từ sách, báo, tạp chí liên quan đến nguồn nhân lực và thực trạng quản lý nguồn nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang.

Tại chƣơng 3, khi viết về thực trạng quản lý NNL của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013, số liệu về NNL PT – TH đƣợc lấy từ các Báo cáo của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang và 11 Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố.

+ Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu nhằm loại bỏ những số liệu trùng lặp, không chính xác

39

và chọn lựa số liệu cập nhật, có giá trị trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lý NNL tại Đài. Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra đƣợc các chỉ tiêu, làm cơ sở cho sự đánh giá thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản lý NNL tại Đài PT – TH tỉnh Hà Giang từ năm 2009 đến 2013.

2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh

Phƣơng pháp thống kê, so sánh đƣợc sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cƣờng nguồn nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả nhất.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng nhóm đối tƣợng, các hệ thống bảng biểu đã đƣợc tổng hợp, đề tài sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng trong cùng thời gian, và so sánh giữa các thời kỳ sau so với thời kỳ trƣớc. Điều đó giúp nhìn rõ xu hƣớng vận động của hoạt động quản lý NNL tại Đài PT – TH tỉnh Hà Giang sau 5 năm (2009 -2013), từ đó thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của từng nội dung quản lý, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.

2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng hoạt động trợ quản lý NNL tại Đài PT – TH tỉnh Hà Giang, từ đó khái quát, tổng hợp những mặt đƣợc, chƣa đƣợc của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu.

Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động quản lý NNL phát thanh, truyền hình tại chƣơng 3, và đề xuất định hƣớng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, thích hợp với tình

40

hình kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung và cụ thể của tỉnh để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý NNL tại Đài ở chƣơng 4.

2.2.4. Phương pháp lôgic - lịch sử

Phƣơng pháp này xem xét, trình bày hoạt động quản lý NNL tại Đài PT – TH tỉnh Hà Giang nhƣ một quá trình, theo trình tự thời gian liên tục từ năm 2009 đến 2013, và xu hƣớng vận động của hoạt động này trong những năm tiếp theo, đến năm 2020. Từ sự trình bày đó, luận văn sử dụng phƣơng pháp lôgic để suy luận, rút ra những thành quả, hạn chế trong hoạt động quản lý NNL tại Đài và chỉ ra nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra các giải pháp tại chƣơng 4 để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý NNL của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

41

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA ĐÀI PHÁT THANH -TRUYỀN HÌNH TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

3.1. Tổng quan về Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Giang

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Đài PT - TH tỉnh Hà Giang là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Đài đƣợc thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1991. Buổi đầu, đài chƣa sản xuất đƣợc chƣơng trình nên chỉ tiếp sóng đài truyền hình Việt Nam. Ngày 21/6/1992, chƣơng trình truyền hình đƣợc phát mỗi tuần 1 lần ( thời lƣợng 15 phút), sau tăng lên mỗi tuần hai đến 6 chƣơng trình ( thời lƣợng 30 phút).

Ngày 02/9 năm 2013, chƣơng trình truyền hình phát cả tuần ( thời lƣợng 13h/ngày ) theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, và Thông tƣ số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/07/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chƣơng trình truyền hình địa phƣơng trên vệ tinh;

Ngày 01/01/2014 Đài PT – TH tỉnh Hà Giang chính thức phát sóng quảng bá kênh truyền hình Hà Giang trên vệ tinh Vinasat 1. Đây là sự kiện đánh dấu bƣớc ngoặt mới trong việc đƣa sóng truyền hình Hà Giang đến với đông đảo công chúng trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ trong cả nƣớc.

Việc mở rộng vùng phủ sóng trên phạm vi cả nƣớc và một số quốc gia trong khu vực góp phần quảng bá hình ảnh và con ngƣời Hà Giang, giới thiệu tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tƣ, tăng cƣờng thông tin đối ngoại và phục vụ

42

phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Phát sóng quảng bá kênh Truyền hình Hà Giang trên vệ tinh Vinasat 1 sẽ mở rộng vùng phủ sóng kênh Truyền hình Hà Giang đến 100% các địa bàn dân cƣ trong tỉnh, nhiều nơi trên cả nƣớc và một số nƣớc trong khu vực.

Hệ thống Truyền hình Hà Giang phát sóng liên tục trên 17 giờ/ngày với gần 10 chuyên đề, chuyên mục. Các chuyên đề, chuyên mục của Đài luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, phản ánh đầy đủ các hoạt động, sự kiện đang diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều chuyên đề, chuyên mục đã gắn bó với ngƣời dân Hà Giang và thật sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của nhiều khán, thính giả trong và ngoài tỉnh.

Ngoài hai lĩnh vực chính là phát thanh, truyền hình, Đài còn thành lập 1 kênh trực tuyến trên trang Web và Trang thông tin điện tử hagiangtv.vn trên mạng Internet. Hiện nay, Đài PT - TH Hà Giang đang phát sóng trên 3 kênh (1 kênh Truyền hình, thời lƣợng 17 giờ/ ngày; 1 kênh trực tuyến trên trang Web, thời lƣợng 17 giờ/ ngày; 1 kênh Phát thanh gồm 4 thứ tiếng: Việt, Tày, Mông, Dao, thời lƣợng 4 giờ/ngày) và 1 Trang thông tin điện tử (hagiangtv.vn) trên mạng Internet.

Từ một Đài Truyền thanh lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chính sách, đến nay, Đài PT – TH Hà Giang đã trở thành một cơ quan báo chí tổng hợp với các loại hình báo chí phát thanh, truyền hình, truyền hình internet. Trải qua gần 23 năm xây dựng và phát triển, Đài PT – TH tỉnh Hà Giang đã phát triển vƣợt bậc, luôn xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Chức năng:

Đài PT - TH tỉnh Hà Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự

43

lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông, sự chỉ đạo định hƣớng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Chức năng của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang là tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đến nhân dân trong tỉnh; Đồng thời Đài cũng đại diện cho tiếng nói của nhân dân Hà Giang

* Nhiệm vụ:

Để thực hiện chức năng trên, Đài PT – TH tỉnh Hà Giang có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê quyệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền.

- Sản xuất và phát sóng các chƣơng trình PT - TH, nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt, bằng các tiếng dân tộc và tiếng nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

- Tham gia phát triển sự nghiệp PT - TH trên địa bàn tỉnh; đồng thời phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên sóng Đài PT – TH quốc gia.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

44

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài PT- TH tỉnh Hà Giang

Tổ chức bộ máy quản lý của Đài gồm có Ban Giám đốc, 11 Phòng và Trung tâm chuyên môn, trong đó mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng. Cụ thể:

(i) Ban giám đốc có 4 ngƣời, gồm:

- Giám đốc là ngƣời phụ trách chung và làm Tổng biên tập. Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc cấp trên về quản lý phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình của tỉnh và toàn bộ hoạt động của Đài PT - TH Hà Giang.

- Dƣới quyền giám đốc có 3 Phó giám đốc giúp việc, và 11 phòng, ban chuyên môn. Cụ thể: 1 Phó giám đốc làm Phó tổng biên tập, có trách nhiệm theo dõi, quản lý việc biên tập theo đúng đƣờng lối quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh, chịu sự điều hành của giám đốc; 1 Phó giám đốc phụ trách truyền hình tiếng Dân tộc, có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý, điều hành biên tập xây dựng nội dung chƣơng trình bằng tiếng dân tộc; và 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ

GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc TTTH Tiếng dân tộc Phòng Biên tập Phòng thời sự Phòng Chuyên đề Phòng VN giải trí TT PS Núi Cấm TT PS Cổng trời Phòng Kỹ thuật CN Phòng T.tin điện tử Phòng TCHC Phòng D.vụ Q.cáo

45

thuật, chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức quản lý, điều hành về kỹ thuật sản xuất, truyền dẫn phát sóng chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài.

(ii) Các phòng, ban chuyên môn đƣợc chia làm 3 khối: Khối quản lý, Khối biên tập, và Khối kỹ thuật, trong đó mỗi khối có nhiệm vụ riêng.

- Khối quản lý có nhiệm vụ tham mƣu cho giám đốc trong việc thu chi tài chính, trang bị, quản lý kỹ thuật thực hiện đúng chính sách chế độ cho cán bộ và ngƣời lao động đồng thời thực hiện nghiêm túc những quyết định của giám đốc bảo đảm mọi hoạt động hàng ngày thông suốt, kịp thời có hiệu quả và phát triển tốt sự nghiệp của Đài; Chủ động kịp thời giải quyết những khó khăn cho các bộ phận trong Đài và cán bộ công nhân viên chức trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo đảm sự đoàn kết thông cảm và chăm lo đời sống tinh thần vật chất của cán bộ công nhân viên trong phòng và toàn Đài, tạo dựng và giữ gìn bộ mặt cũng nhƣ mối quan hệ đối ngoại tốt của Đài.

- Khối biên tập có nhiệm vụ tổ chức quản lý lực lƣợng cộng tác viên, đoàn kết tập hợp quản lý điều hành đội ngũ nhân viên, phóng viên, biên tập viên; trực tiếp biên tập duyệt tin, bài chƣơng trình của phòng; theo dõi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch biên tập qua tháng, rút kinh nghiệm và vạch ra kế hoạch biên tập cho tháng tiếp theo; trực tiếp thực hiện chế độ chính sách, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của nhân viên, phóng viên, biên tập viên trong phòng.

- Khối kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng và

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Hà Giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)