Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 73)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Những tồn tại, hạn chế nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan, đó là:

Một là, quy mô về tổ chức của cơ quan ngày càng tăng lên theo từng năm. Trƣớc năm 2007, số lƣợng cán bộ, công nhân viên chức của cơ quan

66

chƣa đến 400 ngƣời, nhƣng sau 5 năm đã tăng lên hơn 600 ngƣời và biên chế đã đƣợc phê duyệt năm 2013 là gần 700 ngƣời. Tuy số lƣợng cán bộ, nhân viên tăng gấp đôi so với năm 2007 nhƣng cơ quan chỉ xây dựng thêm 01 công trình mới và tiến hành cải tạo 01 công trình cũ nên không đáp ứng đủ cho nhu cầu làm việc cho nhân viên.

Hai là, định mức sử dụng trụ sở làm việc cho các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp do Nhà nƣớc ban hành đến nay không còn hợp lý. Theo Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 5/7/1999 của Thủ tƣớng chính phủ về về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 5/7/1999 thì quy mô quá nhỏ so với thực tế sử dụng của công trình. Diện tích tiêu chuẩn cho một ngƣời làm việc là 7m2, nhƣng với yêu cầu công việc nhƣ hiện nay,cần phải trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác nhƣ bàn ghế làm việc, máy tính, máy in, tủ lƣu trữ hồ sơ tài liệu,... thì diện tích này là không đủ bố trí, gây khó khăn cho cán bộ, nhân viên.

Ba là, Thiếu vốn đầu tƣ xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu đƣợc đầu tƣ xây dựng và khả năng bố trí vốn đầu tƣ xây dựng. Các công trình có quy mô xây dựng nhỏ, suất đầu tƣ thấp, sử dụng các vật liệu rẻ tiền nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn đầu tƣ. Cũng do thiếu vốn mà các phƣơng án thiết kế đƣợc lựa chọn là đơn giản nhất dẫn đến công năng sử dụng của công trình không đƣợc hoàn chỉnh nhƣ mong muốn. Đó cũng là nguyên nhân làm cho các dự án đã đƣợc đầu tƣ xây dựng không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về quy mô xây dựng cũng nhƣ công năng sử dụng.

Bốn là, Quy hoạch xây dựng tại các địa phƣơng chậm và thƣờng thay đổi gây bị động cho nhà đầu tƣ và ảnh hƣởng tiến độ dự án. Có công trình khi đƣợc cấp phép và xây dựng tuân thủ đầy đủ quy hoạch xây dựng chi tiết: các

67

mốc giới, chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng và cốt nền. Nhƣng sau khi xây dựng xong, UBND địa phƣơng lại công bố quy hoạch mới, làm xấu công trình và gây khó khăn khi sử dụng.

Năm là, Nhà nƣớc thay đổi quá nhiều văn bản hƣớng dẫn về xây dựng cơ bản. Trong khi các Luật, Nghị định đã có hiệu lực thì rất lâu mới có Thông tƣ và các văn bản dƣới Luật hƣớng dẫn. Rất nhiều văn bản của các Bộ, ngành còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên thì những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án ĐTXDCB của cơ quan BHXH Việt Nam còn do các nguyên nhân:

 Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ

Một là, do BHXH Việt Nam chậm xây dựng và ban hành quy hoạch ĐTXD, mua sắm trang bị cho trụ sở cơ quan.

Tính đến nay, sau gần 20 năm nhận chuyển giao BHYT, bộ máy tổ chức thay đổi tăng rất nhiều, các trụ sở cũ đã ĐTXD không còn phù hợp vì quy mô quá nhỏ so với số biên chế tăng thêm, yêu cầu về trụ sở làm việc cũng có nhiều thay đổi nhƣng BHXH Việt Nam vẫn chƣa xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể ĐTXD, mua sắm, trang bị cho trụ sở cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy công tác ĐTXD trụ sở của BHXH Việt Nam diễn ra khá bị động và bị ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan tác động. Ngay cả quy mô xây dựng, suất đầu tƣ và lựa chọn các phƣơng án thiết kế cũng bị động, phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tƣ của mỗi giai đoạn và ý kiến của bộ phận tham mƣu, tƣ vấn (Hội đồng thẩm định các dự án đầu tƣ, nay là Hội đồng tƣ vấn thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng). Các yếu tố giúp xác định quy mô ĐTXD của từng công trình (nhƣ số biên chế hiện tại và tƣơng lai; thực hiện nhiệm vụ chủ yếu: thu, chi, giải quyết chế độ chính sách; đặc điểm vùng

68

miền...) chƣa đƣợc xem xét thấu đáo, dẫn đến thực tế là nhiều công trình đƣợc xây dựng xong quy mô xây dựng không đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng. Các chủ đầu tƣ cũng rất bị động khi không dựa vào quy hoạch, kế hoạch ĐTXDCB để triển khai công tác đƣợc giao.

Hai là, bộ máy quản lý, số lƣợng và năng lực cán bộ làm công tác quản lý dự án ĐTXDCB chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khối lƣợng công việc tập trung quá nhiều trong thời gian vừa qua.

BHXH Việt Nam thành lập ra các ban quản lý khác nhau, có những dự án phần đông các cán bộ kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo chuyên ngành. Đến nay chỉ có các chuyên viên của 02 Ban QLDA làm công tác chuyên môn và đƣợc đào tạo chuyên ngành. Còn hầu hết cán bộ của các Ban QLDA là cán bộ kiêm nhiệm và không đƣợc đào tạo chuyên ngành. Chính vì vậy mà khi triển khai công tác ĐTXDCB gặp khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ, đôi khi có sai sót; sự phối hợp giữa chủ đầu tƣ và chủ quản đầu tƣ chƣa đƣợc tốt. Có thể do bận thực hiện các nhiệm vụ chính trị chủ yếu nhƣng rõ ràng cơ quan BHXH Việt Nam chƣa thực sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo, đào tạo lại và tập huấn các nghiệp vụ công tác quản lý ĐTXDCB cho đội ngũ cán bộ làm công tác này. Chế độ thông tin chỉ đạo từ cơ quan BHXH Việt Nam xuống các chủ đầu tƣ và chế độ thông tin báo cáo từ các chủ đầu tƣ lên BHXH Việt Nam duy trì không tốt và nhiều khi không thông suốt ảnh hƣởng đến công tác quản lý ĐTXDCB.

Ba là, chất lƣợng tƣ vấn thiết kế chƣa đảm bảo.

Có dự án đƣợc chuẩn bị vội vã cho kịp thời gian trình duyệt, thông qua cốt để đƣợc thanh toán các chi phí. Khi dự án đƣợc thông qua, triển khai thực hiện, phát sinh nhiều vấn đề cần bổ sung để phù hợp với thực tế.

 Giai đoạn thực hiện đầu tƣ

69

thẩm tra, tƣ vấn đấu thầu tƣ vấn giám sát, … chƣa hiệu quả.

Khi dự án triển khai thực hiện phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện dự án. Không phát hiện kịp thời các sai sót của các đơn vị tƣ vấn thiết kế. Tƣ vấn giám sát vai trò còn rất hạn chế, mang tính hình thức, tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của tƣ vấn giám sát và của các chủ đầu tƣ là một trong những nguyên nhân gây nên chất lƣợng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tƣ. Mặt khác, các nhà thầu cũng nhƣ tƣ vấn giám sát không tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình, quy phạm và thiết kế kỹ thuật nên công trình không đảm bảo chất lƣợng

Hai là, công tác thẩm định còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến nhiều dự án đầu tƣ quá quy mô cần thiết, ít có hiệu quả hoặc phải điều chỉnh lại tổng dự toán nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án.

Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm đến tổng mức vốn đầu tƣ, không quan tâm đến hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên dự án sau khi hoàn thành đƣa vào sử dụng không phát huy tác dụng gây lãng phí rất lớn.

Ba là, chấp hành chƣa nghiêm túc Luật Đấu thầu.

Cụ thể, nhƣ soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, đặc biệt là việc chỉ định thầu vƣợt thẩm quyền so với quy định, đấu thầu hạn chế tràn lan, không theo đúng quy định dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát tiêu cực làm sai lệch mục tiêu và hiệu quả đấu thầu, làm chậm thời gian triển khai các dự án. Việc hạ thấp nhiều so với giá thầu đã là phổ biến và dẫn đến rối loạn trong các khâu tiếp theo sau khi thực thi dự án dẫn đến hoặc là tăng vốn đầu tƣ hoặc là chất lƣợng công trình không đảm bảo về chất lƣợng và tiến độ thi công.

Bốn là, chƣa coi trọng đúng mức bƣớc ký kết hợp đồng với các đơn vị liên quan. Hợp đồng rất sơ sài nên khi phát sinh gặp nhiều khó khăn.

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Ban QLDA chƣa đƣợc tốt. Một phần do thiếu cán bộ, khối lƣợng công việc nhiều nhƣng

70

BHXH Việt Nam cũng chƣa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát cấp dƣới thực hiện. BHXH Việt Nam chƣa thƣờng xuyên tổ chức các tổ, các đoàn kiểm tra các công trình, các Ban QLDA để kịp thời chấn chỉnh sai sót, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của BHXH Việt Nam thực hiện chủ yếu thông qua các báo cáo, các hồ sơ nhận đƣợc từ các Ban QLDA nên không kịp thời, không đầy đủ, hiệu quả thấp.

Sáu là, có BQLDA chƣa quan tâm đầy đủ đến công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng công trình, còn có tƣ tƣởng phó thác hết cho các công ty tƣ vấn đƣợc thuê làm nhiệm vụ giám sát đã dẫn đến một số dự án còn để sai sót trong quá trình thi công: thi công chƣa đúng quy trình, quy phạm, chƣa đúng chủng loại vật liệu thiết kế đã chỉ định..., gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình. Hơn nữa, cũng chƣa thực hiện các chế tài để ép buộc các nhà thầu đảm bảo đúng tiến độ.

 Giai đoạn hoàn thành đƣa công trình vào sử dụng

Vẫn còn có hiện tƣợng nghiệm thu sai khối lƣợng so với bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ hoàn công và cao hơn khối lƣợng thực tế thực hiện. Vì vậy hồ sơ quyết toán rất mất thời gian để thẩm định.

71

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)