1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án tầm vĩ mô
Đối với cấp quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, khi xem xét hiệu quả quản lý dự án ta xem xét đến mọi khía cạnh trực tiếp và gián tiếp thu đƣợc do dự án đem lại. Đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ XDCB ở tầm vĩ mô nên xem xét tới các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án: Dự án có đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ.
- Chỉ tiêu về tính định hƣớng: Dự án có thống nhất với định hƣớng của Nhà nƣớc trong phạm vi quốc gia, trong phạm vi ngành và địa phƣơng.
- Chỉ tiêu về môi trƣờng: Dự án có điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội để đƣợc hình thành, thực hiện và phát huy hiệu quả. Muốn thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài không thể thiếu vai trò của nhà nƣớc trong việc tạo môi trƣờng cả kinh tế, chính trị và xã hội.
- Chỉ tiêu về tính pháp lý của dự án: Các chủ dự án có thực hiện đúng quy định, quy trình về đầu tƣ và quản lý dự án hay không? Công tác thanh tra, kiểm tra của nhà nƣớc có vai trò đặc biệt để thực hiện mục tiêu này.
28
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án tầm vi mô
Thành công (hiệu quả) của công tác quản lý dự án đƣợc đo lƣờng qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu thời gian và tiến độ thực hiện dự án:
Trong chu trình dự án có ba giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch, chuẩn bị dự án; giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án.
Yếu tố thời gian trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Làm thế nào để có đƣợc dự án tốt, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của dự án, để ra đƣợc một quyết định đầu tƣ với thời hạn ngắn nhất có thể, làm thế nào để triển khai và thực hiện dự án nhanh nhất sau khi dự án đã đƣợc quyết định đầu tƣ, phụ thuộc vào chủ thể quản lý dự án thực hiện vai trò của mình nhƣ thế nào, thông qua việc thực hiện các chức năng của quản lý dự án.
Quản lý thời gian và tiến độ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ và thời gian quy định cho từng công việc và toàn bộ các công việc của dự án, đƣa dự án vào khai thác sử dụng đúng kế hoạch đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Một dự án nếu thực hiện đƣợc theo đúng kế hoạch thì mọi tính toán về cơ hội, môi trƣờng, chi phí sẽ theo đúng kế hoạch. Ngƣợc lại nếu thực hiện chậm chễ thì môi trƣờng sẽ thay đổi, các chi phí sẽ tăng lên, dự án chậm phát huy hiệu quả. Ngƣợc lại, dự án kéo dài thời hạn thêm một năm, những chi phí phát sinh bao gồm: Chi phí lãi vay cho khoản tiền vay về vốn đầu tƣ, chi phí cơ hội về thu hồi hoàn vốn trong một năm, chi phí do giá cả tăng cao,…. Ngoài ra còn có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến dự án do môi trƣờng đầu tƣ thay đổi, do tiến bộ của khoa học công nghệ thay đổi, do mất thời cơ để phát triển, ảnh hƣởng đến uy tín, …
- Chỉ tiêu về chi phí thực hiện dự án:
Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng doanh lợi không thể thiếu đƣợc vai trò của quản lý dự án. Lãng phí, thất thoát chi phí, không đảm bảo đúng tiến độ
29
chủ yếu thuộc trách nhiệm của chủ thể quản lý dự án. Điều đó diễn ra do chủ thể quản lý dự án không thực hiện tốt các chức năng quản lý dự án của mình, chẳng hạn, lập kế hoạch không tốt, kiểm tra không chu đáo, lựa chọn nhà thầu không chuẩn, thiếu sự phối hợp các khâu công việc, sự phân bổ nguồn lực không hợp lý,…
- Chỉ tiêu về chất lƣợng của dự án:
Chất lƣợng luôn là mục tiêu của dự án. Chất lƣợng sản phẩm dự án gắn liền với cả quá trình dự án từ việc đƣợc lập ra và ra quyết định đầu tƣ, chuẩn bị và thực hiện dự án tới hoạt động của dự án. Một công trình xây dựng tốt nhƣng nếu giai đoạn khai thác cơ quan quản lý dự án không thực hiện tốt ở khâu bảo hành, khó có thể đảm bảo cho công trình luôn ở trạng thái tốt trong thời hạn khai thác. Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dự án không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu của quản lý dự án. Mọi chức năng của quản lý dự án đều hƣớng tới mục tiêu và đáp ứng yêu cầu này.
- Chỉ tiêu về đảm bảo sự hài lòng của các bên:
Mục đích chính của quản lý dự án là bảo đảm dự án thỏa mãn mọi yêu cầu đã đặt ra (thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng, thỏa mãn nhu cầu của nhà tổ chức). Nhiều dự án thất bại do chỉ chú tâm đến kỹ thuật, tài chính, tiến độ mà không quan tâm đến mong đợi của ngƣời sử dụng hoặc nhà tổ chức. Do đó vấn đề đảm bảo sự hài lòng của các bên phải đƣợc xem ngang hàng với qui mô dự án, thời gian thực hiện và chi phí. Nếu khách hàng không thỏa mãn thì dự án phải đƣợc chỉnh lại. Kế hoạch tốt hay biểu hiện của giá cả có ý nghĩa rất nhỏ trong bộ mặt nghèo nàn của sản phẩm cuối cùng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự thành công hay thất bại của dự án.