Vị trí, chức năng nhiệm vụ của cơ quan BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 49)

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Với chức năng chủ yếu trên, tổ chức BHXH Việt Nam đƣợc thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thu bảo hiểm xã hội thông qua việc cấp phát sổ BHXH cho từng ngƣời lao động, thu bảo hiểm y tế (thông qua việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho mọi ngƣời dân), quản lý bảo toàn và tăng trƣởng quỹ BHXH nhằm thực hiện chi trả lƣơng hƣu, các trợ cấp BHXH, cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh với đối tƣợng theo tỷ lệ đóng góp, tham gia quản lý nhà nƣớc về sự nghiệp bảo hiểm xã hội.

Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản lý, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh - thành phố cấp I, Bảo hiểm xã hội quận – huyện – thị xã – thành phố cấp II, sơ đồ tổ chức đƣợc mô tả ở hình dƣới đây:

42

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam

43

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ, sự quản lý nhà nƣớc của các bộ: Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam là Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam.

+ Hội đồng quản lý có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.

+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành theo chế độ thủ trƣởng, Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Hội đồng quản lý và thành viên Chính phủ đƣợc phân công phụ trách Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Nghị định 94/2008/NĐ-CP.

Giúp Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc; các Phó Tổng Giám đốc đƣợc Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công. Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc đƣợc Tổng Giám đốc ủy nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề

44

nghị của Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc.

+ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, gồm có:

- Ở Trung ƣơng là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam.

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 49)