Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dự án đầu

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 88)

XDCB

3.2.4.1. Giải pháp về khảo sát xây dựng

Khảo sát xây dựng là khâu rất quan trọng trong quá trình ĐTXD, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công của dự án, bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả của công trình.

Tổ chức tƣ vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ và phƣơng án kỹ thuật khảo sát xây dựng để chủ đầu tƣ phê duyệt trƣớc khi thực hiện. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bƣớc thiết kế. Đối với phƣơng

81

án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu: phù hợp nhiệm vụ khảo sát xây dựng đã đƣợc phê duyệt và tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng đƣợc áp dụng.

Sau khi hoàn thành công tác khảo sát xây dựng, nhà thầu phải báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và phải đƣợc chủ đầu tƣ kiểm tra, nghiệm thu để làm cơ sở thực hiện các bƣớc xây dựng công trình.

Kết quả khảo sát sát với địa chất, địa tầng của công trình sẽ phục vụ cho đơn vị thiết kế tính toán đƣợc chính xác kết cấu đảm bảo chất lƣợng công trình.

3.2.4.2. Giải pháp về thiết kế, dự toán và công tác thẩm định thiết kế, dự toán

Thiết kế xây dựng công trình xây dựng có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng; là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lƣợng, kỹ mỹ thuật, giá thành và hiệu quả của mỗi công trình. Phần lớn các công trình cải tạo sửa chữa của BHXH Việt Nam đƣợc thực hiện thiết kế một bƣớc là thiết kế bản vẽ thi công. Với công trình trụ sở có giá trị xây lắp lớn hơn 15 tỷ đồng bắt buộc phải thực hiện thiết kế hai bƣớc, gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công. Trƣờng hợp đặc biệt công trình có kỹ thuật phức tạp và quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có thể lựa chọn thiết kế ba bƣớc gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (BHXH Việt Nam dự kiến xây dựng trụ sở tại số 07 Tràng Thi vào năm 2015).

Chủ đầu tƣ có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tƣ vấn thiết kế có đủ năng lực, đủ điều kiện theo quy định để thực hiện hợp đồng thiết kế xây dựng công trình và có Quyết định chỉ định nhà thầu thực hiện trƣớc khi ký hợp đồng với nhà thầu. Trƣờng hợp thực hiện thiết kế hai bƣớc hoặc ba bƣớc thì các bƣớc thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bƣớc thiết kế trƣớc đã đƣợc phê duyệt.

Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và phải đƣợc thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật và các thuyết minh kèm theo phải

82

thể hiện chi tiết về các kích thƣớc, vật liệu chính và các thông số kỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết ké thi công công trình. Đối với bản vẽ thi công phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thƣớc, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế và dự toán, tổng dự toán của công trình. Sản phẩm thiết kế kể trên trƣớc khi đƣa ra thi công phải đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm thu đánh giá chất lƣợng thiết kế và kiểm tra hình thức và số lƣợng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Đơn vị thiết kế phải bàn giao hồ sơ thiết kế xây dựng công trình với số lƣợng đủ bảo đảm phục vụ thi công xây dựng công trình, yêu cầu quản lý và lƣu trữ nhƣng không ít hơn 7 bộ đối với thiết kế kỹ thuật và 8 bộ đối với thiết kế bản vẽ thi công. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đƣợc BHXH Việt Nam lƣu trữ theo quy định của pháp luật về lƣu trữ hồ sơ xây dựng do Bộ Xây dựng quy định.

 Thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình:

Tất cả các dự án ĐTXD trƣớc khi đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt đều phải thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán. Chủ đầu tƣ có thể thuê đơn vị tƣ vấn có đủ năng lực thực hiện việc thẩm định.

Thẩm định thiết kế nhằm đạt đƣợc các mục tiêu:

+ Sự phù hợp với các bƣớc thiết kế trƣớc đã đƣợc phê duyệt; + Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng đƣợc áp dụng;

+ Đánh giá mức độ an toàn công trình;

+ Sự hợp lý của việc lựa chọn thiết bị công nghệ nếu có;

+ Bảo vệ môi trƣờng, phòng chống cháy nổ và các nội dung khác nếu ngƣời có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ yêu cầu.

83

+ Trên hết thẩm định thiết kế giúp cho nhà quản lý dự báo đƣợc chính xác hơn thời gian thực hiện dự án và chi phí cần thiết phải bỏ ra để dự án sớm hoàn thành đƣa vào sử dụng.

3.2.4.3. Giải pháp về đấu thầu

Sau khi đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt TKKT - thi công và TDT, chủ đầu tƣ tổ chức việc lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp hoặc cung cấp các trang thiết bị cho công trình theo kế hoạch đấu thầu đã đƣợc duyệt. Việc lựa chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực, có đủ uy tín để thực hiện dự án là nhân tố rất quan trọng đảm bảo thành công của dự án, đảm bảo chất lƣợng, giá thành của công trình đồng thời góp phần hạn chế tiêu cực, thất thoát lãng phí trong xây dựng, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ và các mục tiêu của dự án.

Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu xây lắp và gói thầu cung cấp thiết bị là khá phức tạp và luôn ẩn chứa các rủi ro, tiêu cực vì vậy theo chúng tôi cần khuyến khích tất cả những gói thầu đều tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu. Phần lớn các gói thầu đều đƣợc các chủ đầu tƣ tổ chức đấu thầu với cƣơng vị là bên mời thầu; công tác lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu có thể tự làm hoặc thuê đơn vị tƣ vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đối với các gói thầu có giá trị lớn, có tính chất và quy mô phức tạp thì chủ đầu tƣ có thể thuê đơn vị tƣ vấn thực hiện toàn bộ quá trình đấu thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham gia.

Theo chúng tôi, nhà thầu trúng thầu phải là nhà thầu đƣợc đánh giá đạt yêu cầu về kỹ thuật theo quy định và có giá dự thầu hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án, không nhất thiết chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp nhất.

Để lựa chọn đƣợc nhà thầu đủ năng lực, có đủ uy tín thực hiện dự án cần thực hiện một số nguyên tắc trong đấu thầu:

84

khai và minh bạch. Thông báo mời thầu phải đƣợc đăng tài trên các báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Đảm bảo công bằng trong đấu thầu, tạo tính cạnh tranh giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu. Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Cụ thể: đối với các gói thầu trúng giá với giá thấp đến 10% so với giá gói thầu thì cần có các quy định cụ thể đối với các trƣờng hợp này, cần thiết phải nâng cao mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn so với quy định (có thể tăng lên đến 20%) để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm nhà thầu trúng thầu, nhằm nâng cao chất lƣợng công trình xây dựng.

Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác đầu thầu: Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tƣơng ứng với mỗi loại hình công tác đấu thầu để CĐT và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình; uỷ quyền cho CĐT thực hiện một số nội dung của công tác đấu thầu và cấp có thẩm quyền chỉ thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.

Quy định rõ điều kiện áp dụng từng loại hợp đồng, khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói để hạn chế phát sinh cả về đơn giá lẫn khối lƣợng, nên khuyến khích thực hiện một loại hợp đồng đó là hợp đồng trọn gói theo giá khoán gọn. Tất cả các phát sinh đều phải đƣợc phân tích đánh giá của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả. Trƣờng hợp có phát sinh lớn phải đấu thầu lại.

Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng việc tăng tỷ lệ bảo lãnh lên một mức độ nào đó trong thực hiện hợp đồng ( hiện nay BHXH Việt Nam áp dụng mức bảo lãnh tạm ứng là 10% giá trị hợp đồng), có cơ chế xử phạt nhà thầu vi phạm hợp đồng.

85

3.2.4.4. Các giải pháp về quản lý chất lượng

CĐT có trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lƣợng và phải đƣợc đảm bảo bằng các chế tài thực hiện, trong đó chú ý giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên để đảm bảo chất lƣợng công trình, không chỉ CĐT và nhà thầu mà cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia. CĐT bắt buộc phải thực hiện việc thông qua kế hoạch, tiến độ, điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà thầu trƣớc khi triển khai thi công xây lắp, trong đó chú ý biện pháp thi công và tiến độ cung ứng thiết bị máy móc.

CĐT có trách nhiệm giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã đƣợc thông qua: kế hoạch vốn, vật tƣ, máy móc thiết bị và nhân công theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trƣờng hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thƣờng, chịu phạt theo hợp đồng.

Nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện việc tự giám sát, tự nghiệm thu chất lƣợng trƣớc khi báo CĐT thực hiện nghiệm thu công việc, nghiệm thu hoàn thành công trình. CĐT chỉ tiến hành nghiệm thu khi nhà thầu đã nghiệm thu nội bộ.

Với nhu cầu đầu tƣ xây dựng công trình ngày một gia tăng, để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý chất lƣợng công trình, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:

- Quán triệt và thực hiện nghiêm quy trình quản lý chất lƣợng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. CĐT cần phải bố trí cán bộ giám sát hiện trƣờng một cách thƣờng xuyên, liên tục để sớm phát hiện những sai sót, cũng nhƣ những yếu tố nảy sinh trong quá trình thi công để đƣa ra biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, với sự bám sát hiện trƣờng một cách thƣờng xuyên sẽ làm cho công tác xây dựng đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, đúng quy trình, quy phạm hạn chế việc thoả thuận về giá, khống khối

86

lƣợng, cũng nhƣ bỏ qua những công đoạn thi công ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng.

- Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Nếu nhà thầu không đáp ứng đƣợc năng lực, CĐT phải yêu cầu phải bổ sung cho đầy đủ trƣớc khi thi công, bằng không sẽ cắt hợp đồng và tổ chức đấu thầu lại.

- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây lắp cung cấp. Tất cả vật tƣ, vật liệu trƣớc khi sử dụng phải đƣợc kiểm tra về quy cách, chủng loại, chất lƣợng, nếu đạt yêu cầu mới đƣợc phép đƣa vào công trình sử dụng. Đối với thiết bị, phải có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xƣởng, chứng nhận chất lƣợng hàng hóa cũng nhƣ giấy chứng minh xuất xứ hàng hóa (áp dụng với các thiết bị nhập khẩu).

- Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan giải quyết những vƣớng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. Trên thực tế, CĐT cũng nhƣ tƣ vấn thiết kế, đơn vị thi công không thể lƣờng trƣớc đƣợc các tình huống vƣớng mắc có thể gặp phải trong quá trình thi công. Vì vậy CĐT cùng với các bên liên quan cần phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và uyển chuyển tránh xung đột không đáng có nhằm đảo bảo chất lƣợng công trình.

3.2.4.5. Các giải pháp về quản lý tiến độ

Tiến độ của dự án đƣợc xây dựng căn cứ theo từng mốc thời gian để quản lý, theo dõi, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành của toàn dự án. Các dự án trƣớc khi thực hiện bao giờ cũng đƣợc khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất nhƣng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã đƣợc xác định của toàn dự án. CĐT, nhà thầu thi công xây dựng, tƣ vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công

87

trình và điều chỉnh tiến độ trong trƣờng hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến tổng tiến độ của dự án.

Để hoàn thiện công tác quản lý tiến độ, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:

- Yêu cầu các nhà thầu lập tiến độ thi công chi tiết cho từng giai đoạn theo tháng, quý và theo năm; tiến độ của từng gói thầu phải phụ hợp tiến độ chung của cả dự án cũng nhƣ phù hợp với tiến độ các gói thầu liên quan.

- Chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công, tƣ vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây lắp và điều chỉnh tiến độ trong trƣờng hợp tiến độ thi công một số gói thầu bị kéo dài nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng dự án.

3.2.4.6. Công tác thanh quyết toán và giải ngân vốn đầu tư XDCB

Đối với công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ hiện nay đang còn nhiều vấn đề mà hiệu quả của nó là chƣa cao, thời gian quyết toán công trình kéo dài, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là sự phối hợp của các cơ quan chức năng là rất hạn chế.

Cơ quan thanh toán phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ vốn thanh toán kịp thời theo hợp đồng mà CĐT đã ký với nhà thầu khi có khối lƣợng nghiệm thu, có trách nhiệm hƣớng dẫn CĐT các thủ tục cần thiết trong hồ sơ thanh quyết toán vốn.

Giám sát chặt chẽ quá trình nghiệm thu khối lƣợng xây lắp làm cơ sở thanh quyết toán công trình. Hiện nay chƣa có chế tài để buộc các nhà thầu, CĐT phải quyết toán đúng giá trị, khối lƣợng; quy định rõ trách nhiệm của ngƣời thanh toán, ngƣời đề nghị thanh toán nên trách nhiệm các chủ thể này còn rất hạn chế, phải gắn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm để làm tăng tính hiệu quả.

88

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ XDCB. CĐT kết hợp với các nhà thầu lập tiến độ thi công, xác định khối lƣợng hoàn thành từng quý, trên cơ sở đó lập kế hoạch vốn từng quý gửi cho BHXH Việt Nam thẩm định kế hoạch vốn và phát hành thông báo vốn cho đơn vị thanh toán

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)