Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức trong ngoà

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 (Trang 125)

- Chưa có phòng thiết bị và phòng bộ môn theo qui định mà vận dụng từ các phòng

6.2. Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức trong ngoà

nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục:

a) Các kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.

c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6.2.1. Mô tả hiện trạng:

a) Xã Tam Xuân 2 là xã chủ yếu làm nghề nông, những năm lại đây có một số hộ nuôi tôm, số hộ làm thương nghiệp vươn lên khá giả nhìn chung đại bộ phận dân cư trong xã có cuộc sống ổn định, đặc biệt xã có truyền thống hiếu học qua các thời

kỳ, xã luôn có nhiều người học hành thành đạt. Đó là động cơ để nhà trường có điều kiện huy động các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường các cá nhân đóng góp thực hiện các hoạt động giáo dục..[H2.2.08.02]

Hằng năm nhà trường có xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội khuyến học để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Công đoàn trường hằng năm có nghị quyết khen thưởng CBGVNV đạt phong trào sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, tỉnh, hổ trợ kinh phí thi giáo viên giỏi, khen thưởng con CBGVNV học giỏi,…. Hội khuyến học nhà trường hằng năm đã chi hàng chục triệu đồng bồi dưỡng giáo viên dạy học giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Đầu năm học những em học sinh nghèo được hội khuyến học trường tặng quà. Tết Âm lịch các em học sinh nghèo được tặng áo . Những em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên học khá giỏi được tặng học bổng mỗi xuất 200.000đ. [H3.3.02.05]

b) Hằng năm nhà trường phối hợp với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Hội khuyến học xã hằng năm hổ trợ kinh phí từ 1,2 đến 2 triệu khen thưởng học sinh đạt các thành tích cao trong lễ Bế giảng. [H6.6.02.01]

Nhiều năm lại đây nhà trường nhận được sự ủng hộ của Thầy Nguyễn Đình Quýt là người địa phương đã nghỉ hưu mỗi năm học thầy tặng 05 xuất học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi mỗi xuất 300.00đ đến 400.000đ. Năm học 2009-2010 nhà trường được báo Thanh niên tặng 300 quyển sách có giá trị, Ngân hàng Đông Á tặng 08 xuất học bổng trị giá hai triệu đồng. Bên cạnh nhà trường còn cộng tác với báo Đất Việt, được phóng viên báo Đất Việt thường viết và đưa tin về các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, nhìn chung nhà trường vẫn chưa có các kế hoạch cụ thể huy động hết mọi tiềm lực của các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường nhất là các Doanh nghiệp, các cá nhân có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động giáo dục.[H6.6.02.01], [H6.6.02.02]

c) Hằng năm nhà trường có tổng kết rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường qua hội nghị tổng kết năm học trong hội đồng giáo dục, trong lễ bế giảng.

6.2.2. Điểm mạnh:

-Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các tổ chưc đoàn thể trong trường, các tổ chức đoàn thể ngoài trường, các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân thực hiện tốt các hoạt động giáo dục.

-Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến mọi phong trào giáo dục của trường.

-Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh trường rất quan tâm đến hoạt động của nhà trường, đặc biệt là mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

6.2.3. Điểm yếu:

Công tác phối hợp với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường chưa thường xuyên. Chưa thật sự huy động hết tiềm lực của các tổ chức xã hội và cá nhân ngoài nhà trường tham gia đóng góp vào hoạt động giáo dục.

6.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục phối hợp có hiệu qủa giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân đã có mối quan hệ khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động nhiều tiềm lực ở địa phương tham gia vào các hoạt động giáo dục nhiều hơn, đa dạng hơn.

6.2.5. Tự đánh giá:

Tự đánh giá chỉ số: Chỉ số a: đạt, chỉ số b: đạt, chỉ số c: đạt. Tự đánh giá tiêu chí: đạt.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w