Tự đánh giá:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 (Trang 38)

- Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 4/6 Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 1/2.

2. Tiêu chuẩn 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

2.2.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

2.3.Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán

bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua và khen thưởng, có thành phần và hoạt dộng theo các quy định hiện hành;

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Hàng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.

2.3.1. Mô tả hiện trạng:

a) Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường [H2.2.01.03] có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xét duyệt thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh từng học kỳ và cuối mỗi năm học theo các tiêu chí ban hành của ngành và nghị quyết của Hội đồng sư phạm nhà trường .[H2.2.03.01]

b) Hội đồng kỷ luật giáo viên và học sinh được thành lập khi cần thiết giải quyết công việc.[H2.2.03.04]. Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật xử lý vụ việc theo đúng Điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành..[H2.2.03.02], .

[H2.2.03.03]

c) Sau mỗi năm học, Hội đồng thi đua và khen thưởng có đánh giá hoạt động của công tác thi đua khen thưởng. .[H2.2.03.04], [H2.2.01.08]

- Công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh của nhà trường hoạt động thường xuyên, đánh giá công bằng, công khai trước Hội đồng sư phạm nhà trường, được tập thể thống nhất.

- Hàng năm có điều chỉnh và tuân thủ theo quy định hiện hành.

- Hội đồng kỷ luật thực sự làm việc công tâm, là nơi giáo dục học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt hiệu quả nhất.

2.3.3. Điểm yếu:

- Việc tiến hành kỷ luật đối với học sinh vi phạm đôi lúc còn chậm, chưa kịp thời. Công tác theo dõi kiểm tra nề nếp, đạo đức của học sinh có lúc thiếu thường xuyên, liên tục.

2.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hàng năm kiện toàn lại tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng của nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra nề nếp, đạo đức của học sinh nhằm ngăn chặn những biểu hiện xấu trong học sinh.

- Điều chỉnh các tiêu chí thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng năm học.

- Tổ chức cho CBGV, CNVC học tập nhiệm vụ năm học và thảo luận thống nhất về các tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học.

- Tạo cho CBGV, CNVC trong nhà trường không khí thi đua tích cực, tạo điều kiện để mỗi thành viên trong Hội đồng sư phạm phát huy năng lực của cá nhân.

- Cuối mỗi học kỳ, cuối năm học đều đánh giá tổng kết xếp loại cụ thể cho từng CBGV, CNVC trong trường và bình xét đề nghị cấp trên khen thưởng theo đúng công văn hướng dẫn của ngành và của cấp trên.

2.3.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

2.4.Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng.

a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn;

b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.

2.4.1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường có Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định thành lập.

[H2.2.02.05]. Thành phần gồm: Ban giám hiệu, văn phòng, thủ quỹ, kế toán, tổ

trưởng chuyên môn, Bí thư Chi bộ, Tổng phụ trách Đội, Chủ tịch Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch hội Phụ huynh học sinh. Có quy định rõ ràng về nhiệm vụ và thời gian hội họp do đồng chí Hiệu trưởng triệu tập khi cần thiết..[H2.2.01.02]

b) Trong mỗi kỳ họp Hội đồng tư vấn đã có ý kiến góp ý bổ sung tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt các quyết định thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình[H2.2.01.02]

c) Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng có đánh giá hoạt động của Hội đồng tư vấn

[H2.2.01.02],

2.4.2. Điểm mạnh:

- Các Ban tư vấn được thành lập đúng năng lực, đúng thành phần do Hiệu trưởng quyết định thành lập.

- Với trách nhiệm của mỗi trưởng bộ phận, tổ chức, các thành viên trong Hội đồng tư vấn thẳng thắn, sáng tạo đưa ra các ý kiến có tính thuyết phục và khả thi.

2.4.3. Điểm yếu: Không

2.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì và kiện toàn tổ chức của Hội đồng tư vấn.

- Trong mỗi kỳ họp của Hội đồng tư vấn luôn phát huy tính dân chủ, nghiêm túc phê bình và tự phê bình đảm bảo quy chế dân chủ trong cơ quan.

- Hàng năm đều tổng kết đánh giá lại những hoạt động đã làm.

2.4.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

2.5.Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy

định.

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Sinh hoạt ít nhất 2 tuần 1 lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

2.5.1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường có 5 tổ chuyên môn: Tổ KHTN (Tự nhiên 1, Tự nhiên 2); Tổ KHXH (Xã hội 1, Xã hội 2, Ngoại ngữ) [H2.2.01.06]. Tổ chuyên môn có kế hoạch công tác cụ thể (của riêng từng tổ) triển khai theo từng tháng dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường [H2.2.05.01] 5 tổ chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học.[H2.2.01.08]

b) Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần về các hoạt động phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ: hoạt động thao giảng, thực tập, hội thảo chuyên môn và các chuyên đề, triển khai các quy chế, quy định về chuyên môn.

[H2.2.05.02]

c) Sau một tháng hoặc sau từng giai đoạn rà soát lại các công việc đã làm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của từng tổ chuyên môn. Ví dụ: sau mỗi giai đoạn kiểm tra khảo sát chất lượng giảng dạy, chất lượng học sinh giỏi, kết quả việc thực hiện chuyên môn của từng giáo viên sau đó xếp loại thi đua.[H2.2.05.02]

2.5.2. Điểm mạnh:

- Có quyết định thành lập tổ chuyên môn.

- Thực hiện tốt các quy trình hoạt động của tổ.

- Đội ngũ đủ số lượng nhân sự, đảm bảo trình độ chuẩn hoá 100%

- Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục.

- Đại đa số các đồng chí đã công tác lâu năm trong nhà trường, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

- Trình độ tay nghề chuyên môn của giáo viên vững vàng, ổn định.

2.5.3. Điểm yếu: Không

2.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong cả năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo từng tháng. Tổ trưởng chỉ đạo tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đã xây dựng.

- Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 lần 1 tuần (2 buổi 1 tháng) thường được bố trí vào tuần 1 và tuần 3 của tháng. Nội dung của các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu tập trung vào:

+ Thao giảng;

+ Hội thảo các chuyên đề, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm; Triển khai các công văn chỉ đạo về chuyên môn.

+ Trao đổi những nội dung cần thiết cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. - Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, phân tích kỹ những mặt đã làm, chưa làm được và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

2.5.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

2.6.Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được phân

công.

a) Có kế hoạch công tác rõ ràng.

b) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác.

2.6.1. Mô tả hiện trạng:

a) Tổ Văn phòng được thành lập từ năm 1998 đến nay theo quy định tại Điều của Điều lệ trường Trung học cơ sở, gồm có 06 thành viên. (Trong đó: 01 tổng phụ trách Đội (Tổ trưởng văn phòng); 01 Kế toán; 01 nhân viên Văn thư; 01 nhân viên Thiết bị; 01 nhân viên Thư viện; 01 nhân viên Bảo vệ)[H2.2.01.06]. Tổ văn phòng đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường.[H2.2.06.01]

b)Trong hai năm học qua tổ văn phòng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phục vụ tốt cho công tác dạy và học của nhà trường..[H2.2.01.08]

c)Sau mỗi học kỳ có rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm có lưu lại bằng biên bản.

[H2.2.01.02]

2.6.2. Điểm mạnh:

Trường có đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, các thành viên trong tổ biên chế và hợp đồng đủ theo yêu cầu quy định.

Có tinh thần hăng say và trách nhiệm trong công việc luôn đạt được hiệu quả cao.

Các tổ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ văn phòng hoạt động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt công tác giảng dạy và hỗ trợ học tập.

2.6.3. Điểm yếu:

Công tác rà soát, đánh giá chưa được chú trọng trong các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn.

Năm học 2009-2010 và những năm tới, nhà trường tiếp tục tạo điều kiện tập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành viên với chuyên môn chính thành thạo, chất lượng tốt, phổ cập, kế toán quản lý hồ sơ trường học bằng vi tính, công tác quyết toán tài chính kịp thời, làm tốt công tác kiêm nghiệm khi giao phó, tổ chức cho hoạt động thư viện của nhà trường đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Vẫn đi vào nề nếp dành cho cán bộ chức trách có tinh thần làm đủ 8/8 giờ trong ngày.

2.6.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

2.7.Tiêu chí 7: Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện kế hoạch dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác.

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w