- Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 4/6 Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 1/2.
2. Tiêu chuẩn 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
2.7.1. Mô tả hiện trạng
a) Trên cơ sở xác định nhiệm vụ của năm học, kế hoạch cấp trên , tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Kế hoạch giảng dạy và học tập các môn học đều
được Hiệu trưởng thông qua trong Hội Nghị Công Nhân Viên Chức đầu mỗi năm học để giáo viên toàn hội đồng có thể nắm bắt, tiếp thu và tham gia góp ý bổ sung, xây dựng kế hoạch một cách dân chủ để nó trở thành nghị quyết năm học và thực hiện nghiêm túc. [H2.2.07.02]. Có biên bản về việc phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy và học tập các môn học, các văn bản qui định về công tác chuyên môn
[H2.2.01.02].
b) Trong những năm qua nhà trường rất coi trọng công tác chỉ đạo, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học các môn văn hoá và hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường, thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ, đẩy mạnh giáo dục toàn diện. Chính vì vậy, ngay từ đầu mỗi năm học Hiệu trưởng cùng với nhóm trung tâm của nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cụ thể: kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học chi tiết theo từng tuần, từng tháng, từng học kì
[H2.2.07.01] thực hiện chương trình sách giáo khoa cụ thể theo từng môn học và các
hoạt động khác như rung chuông vàng, báo cáo chuyên đề, kế hoạch phát triển số lượng, kế hoạch giáo dục đạo đức và ngoài giờ lên lóp, giáo dục bao vệ môi trường, xây dựng nề nếp kỷ cương ...
Xác định nhiệm vụ riêng của từng năm học, Hiệu trưởng thông qua văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy- học tập và có các biện pháp chi đạo cụ thể cho từng mục: dự giờ thăm lớp: mỗi giáo viên được yêu cầu dự giờ tối thiểu bao nhiêu tiêt trên một học kỳ; mỗi tổ thực hiện bao nhiêu chuyên đề, giáo viên đăng kí các danh hiệu thi đua tham gia thi giáo viên giỏi theo kế hoạch và tổ chức của Phòng GD&ĐT kế hoạch dạy nghề phổ thông hằng năm cho học sinh khối lớp 8 và 9 từ tháng 11 gồm các nghề như điện dân dụng, nhiếp ảnh và liên kết với cơ sở tin học của trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức dạy nghề tin học và bằng A tin học, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, phân loại đạo đức học sinh ngay từ đầu mỗi năm học; lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường cho học sinh trong giờ chào cờ và sinh hoạt tập thể; Có các biện pháp chỉ đạo cụ thể cho việc giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề và
giáo dục thể chất thẩm mỹ: định hướng nghề nghiệp, dạy hướng nghiệp cho học sinh khối lớp 9 đầy đủ theo chỉ đạo của ngành, tổ chức hội khỏe Phù Đổng [H2.2.07.01]; [H2.2.07.02]; [H2.2.07.04]
c) Hằng tháng, trong cuộc họp hội đồng Hiệu trưởng có rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông- hướng nghiệp và các hoạt động khác theo từng tháng một cách cụ thể những điểm đạt được trong tháng qua, những tồn tại của các hoạt động và tìm ra nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm để cải tiến các biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác trong thời gian tới
[H2.2.07.03]. Hiệu trưởng điểm lại các hoạt động trong tháng và lấy ý kiến góp ý,
xây dựng của cả hội đồng sư phạm để cải tiến việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Cuối mỗi năm học Hiệu trưởng báo cáo tổng kết kế hoạch giảng dạy và học tập các môn học và hoạt động giáo dục: thành tích đạt được bao nhiêu và so với kế hoạch đầu năm cụ thể theo từng mục: việc thực hiện chương trình, nề nếp soạn giảng, thực hiện các chuyên đề, ngoại khóa, chất lượng học tập của học sinh có số liệu cụ thể từng mặt giáo dục, từng môn học, kết quả phong trào mũi nhọn, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, thẩm mỹ…những ưu điểm và cả những việc tồn tại rút ra được từ thành quả của năm học.[H2.2.01.08][H2.2.01.02].
2.7.2. Điểm mạnh:
Nhà trường có các văn bản chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời của Hiệu trưởng về việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hiệu trưởng thực hiện tốt việc phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác. Có các biện pháp chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của nhà trường.
Việc kiểm tra đánh giá nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường thường xuyên liên tục, thực hiện trong từng tuần, tháng, học kỳ trong năm học nên đã trở thành nề nếp tốt. Mọi thành viên trong trường đều có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương nề nếp chuyên môn nên rất coi trọng việc kiểm tra, đánh giá.
Khi tiến hành kiểm tra đánh giá đều đảm bảo tính dân chủ, tính trung thực, nghiêm túc và công bằng.
2.7.3. Điểm yếu:
- Thông tin hai chiều ở một số tổ, bộ phận đôi khi còn chậm.
- Hoạt động thư viện và thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu một cách tốt nhất nên ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động dạy học.
2.7.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Đầu năm học, Hiệu trưởng hoàn thành danh mục các hồ sơ theo nội dung yêu cầu của tiêu chí này. Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động khác chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn để có hiệu quả tốt hơn.
2.7.5. Tự đánh giá:
- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt
2.8.Tiêu chí 8: Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt
động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).
a) Có kế hoạch quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).
2.8.1. Mô tả hiện trạng
a) Những năm gần đây, hiệu trưởng nhà trường xây dựng được kế hoạch hoạt động dạy thêm, học thêm đúng theo các quy định tại Quyết định số 47/2008/QĐ- UBND ngày 20 / 11 /2008 của UBND tỉnh Quang Nam về việc hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy phép dạy thêm…) [H2.2.08.01]. Giáo viên trong trường có nhu cầu dạy thêm có đầy đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký mở lớp dạy thêm và dạy thêm ngoài nhà trường[H2.2.08.06] , cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường được ban giám hiệu cùng ban thanh tra nhà trường kiểm tra kiểm định có đủ yêu cầu của sở quy định cho một phòng học thêm [H2.2.01.02], trường tổ chức các lớp học phụ đạo học sinh khối lớp 9 ở 2 môn Văn và Toán, dạy phụ đạo học sinh yếu ở các khối lớp 6, 7 và 8[H2.2.08.05].
Nhà trường không có học sinh nội trú, nên không có kế hoạch quản lý học sinh nội trú.
b) Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại điều 8-9 của của Quyết định số 03/2007/QĐ- BGDĐT[H2.2.08.03]. và quy định tại Quyết định số 47/ 2008/ QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam thông qua ở các cuộc họp hội đồng: số lượng và danh sách giáo viên được cấp giấy chứng nhận mở lớp dạy thêm và dạy thêm. [H2.2.08.06]
Các cá nhân thực hiện nghiêm túc việc mỏ lớp dạy thêm và học thêm theo đúng các quy định của các quyết định của Bộ và của Sở
Có danh sách cán bộ, giáo viên của nhà trường tham gia đăng ký mở lớp dạy thêm và dạy thêm trong và ngoài nhà trường. [H2.2.08.06] Có các bảng kê dạy thêm học thêm, số lượng tham gia của học sinh, số tiền thu được... của các giáo viên đăng ký dạy thêm trong và ngoài nhà trường.[H2.2.08.03], [H2.2.08.04].
c) Từng học kỳ, hằng tháng Hiệu trưởng có rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy thêm, học thêm và việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài nhà trường, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu [H2.2.08.01];
[H2.2.08.02]
2.8.2. Điểm mạnh:
Nhà trường có triển khai công văn dạy thêm học. Cấp giấy phép cho đội ngũ giáo viên có năng lực, sức khoẻ tốt. Đội ngũ giáo viên dạy thêm có cách dạy tốt, thuyết phục được mọi người thấy rõ được tác dụng, hiệu quả của việc dạy thêm học thêm, coi đây là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.8.3. Điểm yếu:
Không có sổ theo dõi các hoạt động dạy thêm, học thêm thường xuyên. ( theo từng tháng, học kỳ, năm học).
Học sinh tham gia học thêm, học phụ đạo chưa đều, số lượng còn ít, chủ yếu học sinh có điều kiện và ham học, còn học sinh lười nhát, ham chơi xin tiền học thêm để vào các điểm vui chơi. Phụ huynh chưa quản lý chặt chẽ việc đi học của con em mình.
2.8.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp: phân loại học sinh (Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được học sinh yếu, kém và yếu kém môn học nào, nguyên nhân...), phân nhóm theo yêu cầu của học sinh, động viên học sinh, làm tốt công tác kết hợp với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt hơn công tác dạy thêm, học thêm.
Năm học 2010 - 2011 và những năm tiếp theo, khi lập kế hoạch cần tính đến kế hoạch lâu dài, về bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên chuyên môn đảm bảo duy trì chất lượng ổn định vững chắc. Ban giám hiệu quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học. Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu kém đạt chất lượng tốt. Thường xuyên giữ mối liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để quản lý sỉ số dạy thêm, học thêm.
2.8.5. Tự đánh giá:
- Tự đánh giá tiêu chí: đạt
2.9.Tiêu chí 9: Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định; b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh;
c) Hằng năm, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
2.9.1. Mô tả hiện trạng
a) Nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập và tiến hành đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo từng học kỳ và năm học.
Có qui trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh đúng theo qui định (theo quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/10/2006 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/09/2008 về sửa đổi một số điều qui chế đánh giá xếp loại học sinh…) . Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh được thực hiện bắt đầu từ tổ, lớp sau đó được đưa ra thống nhất ý kiến của các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.[H2.2.09.01]; [H2.2.09.02]; [H2.2.03.03],
[H2.2.09.04].
Đối với các học sinh bị vi phạm kỷ luật thì căn cứ mức độ vi phạm được ghi ở sổ theo giỏi học sinh vi phạm mà đánh giá. Các trường hợp vi phạm nặng thì được đưa ra hội đồng kỷ luật của nhà trường xét và xếp loại cụ thể. [H2.2.09.04]
Có các bảng đáng giá xếp loại hạnh kiểm của từng lớp, sổ điểm và học bạ ghi kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh và có chữ ký đầy đủ của các giáo viên bộ môn. Bảng tổng hợp chung về số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại hạnh kiểm theo từng lớp và toàn trường để báo cáo về phòng theo thời gian quy định .[H2.2.09.06];
b) Nhà trường chi đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo công khai kết quả xếp loại hạnh kiểm với cá nhân học sinh và toàn thể học sinh trong lớp ở trước lớp trong buổi sơ kết lớp; Báo cáo kết quả này trước toàn bộ phụ huynh của học sinh trong lớp đó trong cuộc họp phụ huynh học sinh ở cuối mỗi học kỳ[H2.2.09.04]; [H2.2.09.06]
Giáo viên chủ nhiệm lớp ghi kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh vào phiếu liên lạc, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn và học bạ của học sinh.[H2.2.09.01]; [H2.2.09.02]. [H2.2.09.03].[H2.2.09.06].
Học sinh bị vi phạm và được đánh giá, xếp loại yếu thì nhà trường có nhiệm vụ thông báo và bàn giao cho chính quyền, đoàn thể xã nơi học sinh cư trú để rèn luyện thêm hạnh kiêm trong hè. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại hạnh kiểm.[H2.2.03.03] [H2.2.09.06]
Học sinh có thành tích xuất sắc, nhà trường thông báo và đề nghị chính quyền và đoàn thể cấp xã nơi học sinh cư trú tuyên dương, khen thưởng..[H2.2.03.03]
[H3.3.03.10]
Có Biên bản làm việc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh về việc công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh .[H2.2.09.04]
c) Cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, nhà trường đều tiến hành rà soát lại việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh khoa học hơn.[H2.2.09.04] ; [H2.2.01.08]
2.9.2. Điểm mạnh:
Với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh, trong những năm qua nhà trường rất quan tâm, chú trọng đến công tác này. Nhờ các biện pháp giáo dục hiệu quả nên đại đa số học sinh thực hiện tốt các quy định trong
Điều lệ trường phổ thông, ý thức tự quản tốt, có ý chí vươn lên trong học tập, thực hiện tốt an toàn giao thông, giữ gìn trật tự an ninh xã hội...
Hầu hết các em học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội trong nhiều năm qua.
Việc đánh giá giá kết quả hạnh kiểm của học sinh thực hiện đúng quy chế, không có trường hợp nào thắc mắc vì thiếu công bằng.
Công tác rà soát đánh giá hạnh kiểm của học sinh dân chủ công khai, từ đó học sinh nhận thức được và cần phát huy nỗ lực phấn đấu trong quá trình rèn luyện.
Số học sinh xếp hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỉ lệ cao ( Năm học 2008 – 2009: 82,7% HS xếp loại hạnh kiểm tốt, tăng 1,7% so với năm học trước, không có học sinh xếp hạnh kiêm loại yếu, giảm 0,1%. Năm học 2009-2010: Số học sinh xếp loại tốt tăng 3,7%). Nhà trường tiến hành họp phụ huynh theo đúng qui định để thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm tới phụ huynh và học sinh kịp thời ngay sau cuối học kỳ, cuối năm học.
2.9.3. Điểm yếu:
Còn số ít học sinh chưa thực hiện tốt nội quy trường học, chưa có ý thức vươn lên trong học tập, ham chơi, đua đòi, lười học… dẫn đến việc vi phạm nề nếp học tập sinh hoạt trong nhà trường.
Việc tiến hành kỷ luật học sinh cá biệt còn chậm, chưa thực sự nghiêm khắc nên dẫn đến việc tái phạm.
Kế hoạch kiêm tra, quán xuyến nề nếp học sinh ở đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ mỗi buôi học chưa thường xuyên, chưa nhất quán
2.9.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm
túc chương trình giáo dục công dân, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học