Kiểm tra độ trong và màu nƣớc

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun kiểm tra hệ thống nuôi nghè nuôi cá bống tượng (Trang 53)

7.1. Ảnh hưởng của độ trong và màu nước đến cá

 Độ trong và màu nƣớc trong ao nuôi cá phụ thuộc chủ yếu vào mật độ và thành phần loài tảo trong nƣớc. Vào mùa mƣa độ trong còn phụ thuộc các chất lơ lửng có trong nƣớc ao.

 Cá đƣợc sống trong môi trƣờng có độ trong thích hợp từ 25-35cm và nƣớc có màu lá chuối non thƣờng tránh đƣợc tình trạng sốc vì môi trƣờng đầy đủ oxy, pH thích hợp và ổn định.

 Ao ít tảo, nƣớc có độ trong cao, cá thƣờng bị sốc và hao hụt nhiều do xảy ra tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”.

 Độ trong thƣờng giảm dần vào cuối kỳ nuôi xuống khoảng 15- 20cm, màu nƣớc xanh thẫm, tạo váng, chứng tỏ tảo lam quá nhiều, nƣớc bị ô nhiễm.

Hình 4.2.17. Váng tảo lam trong ao

7.2. Quan sát màu và đo độ trong của nước

 Vị trí, thời điểm đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải.  Thời điểm: 13-14 giờ mỗi ngày.

 Dụng cụ đo độ trong: đĩa đo độ trong (đĩa Secchi).

Đĩa đo độ trong làm bằng tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm.

Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau.

Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm.

Hình 4.2.18. Đĩa đo độ trong

 Cách đo độ trong của nƣớc

Thực hiện nhƣ hƣớng dẫn ở mục 3.7. Đo độ trong, bài Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi của mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá

 Kết quả đo đƣợc ghi vào sổ nhật ký.

 Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay.

Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc.

7.3. Xử lý khi màu và độ trong của nước ao nuôi không thích hợp

 Khi độ trong của nƣớc cao, tăng cƣờng bón phân (urea, DAP) để thúc đẩy sự phát triển của tảo.

Sử dụng phân vô cơ (urea, DAP) bón vào ao để gây màu nƣớc.

Liều lƣợng sử dụng là: 0,2- 0,3kg/100m2.

Tính lƣợng phân vô cơ (urea, DAP) cần dùng.

Ví dụ: Ao có diện tích 500m2

, liều lƣợng phân urea sử dụng là 0,3kg/100m2

Lƣợng phân cần dùng là: 0,3kg x 500m2 /100m2 = 1,5kg Cân lƣợng phân cần dùng

Hòa tan hoàn toàn phân trong nƣớc ngọt

Tạt phân đều khắp ao.

Tạt phân đều khắp ao

Hình 4.2.19. Bón phân gây màu nước trong ao

 Khi độ trong nƣớc ao thấp (nhỏ hơn 25cm), tùy theo điều kiện cụ thể mà đƣợc xử lý bằng các biện pháp:

+ Thay nƣớc: tháo bớt 20-30% nƣớc ao, cấp nƣớc mới. + Dùng hóa chất diệt tảo để làm giảm mật độ tảo trong ao.

Có thể dùng formol để giảm mật độ tảo: hòa tan formol vào nƣớc (5-10 lít/1.000m3 nƣớc ao), tạt đều vào ½ ao cuối gió vào thời điểm: 14-15giờ.

Thay 1/3 nƣớc mới vào hôm sau.

 Màu nƣớc thích hợp trong ao nuôi là màu xanh lá, xanh vỏ đậu hay vàng nâu.

Màu xanh thẫm của nƣớc ao do tảo lam phát triển, ao có nhiều chất dinh dƣỡng, có thể gây ô nhiễm ao.

Các màu trắng sữa, nâu đen đều gây bất lợi cho cá nuôi. Thay nƣớc khi trong ao xuất hiện các màu bất lợi cho cá.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun kiểm tra hệ thống nuôi nghè nuôi cá bống tượng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)