0.7.1 Môi trường vi mô
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
Giới trung gian có thể là nhà môi giới marketing giúp doanh nghiệp tìm thị trường, tìm khách hàng.
Giới trung gian cũng là các nhà bán sỉ, đại lý, bán lẻ. Họ có thể đảm bảo cho người mua những điều kiện thuận tiện về thời gian, không gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm, thỏa mãn nhu cầu bất cứ đâu khi khách hàng cần, tạo điều kiện giải quyết tốt thủ tục mua và vận chuyển hàng.
Giới trung gian có thể bao gồm các đơn vị vận chuyển, trung gian tài chính. Các nhà trung gian vừa làm nhiệm vụ cho doanh nghiệp làm cho cả đối thủ cạnh tranh nên cần chọn đúng nhà trung gian để sản phẩm được bán tốt hơn.
Khách hàng:
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tôn trọng khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Họ là người mua hàng của doanh nghiệp và cũng mua hàng của đối thủ, cần biết họ cần gì để phục vụ họ.
Có nhiều dạng khách hàng khác nhau nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để phục vụ tốt hơn khách hàng của mình.
Ý muốn và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và không gian nên doanh nghiệp cần dự báo trước được những thay đổi đó.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh ở các ngành khác nhau: ngành hàng khác nhau nhưng chi tiêu cho ngành hàng này làm giảm chi tiêu ngành hàng khác và ngược lại.
Cạnh tranh trong cùng một ngành: các doanh nghiệp không ngừng nân g cao chất lượng phục vụ nhằm giành giật khách hàng.
Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm có các nhãn hiệu khác nhau.
0.7.2 Môi trường vĩ mô
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
Nhà nước ban hành nhiều luật, pháp lệnh và nghị định như: Hiến pháp, Luật dân sự, Luật công ty, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…
Hệ thống công cụ chính sách như:chính sách tài chính, Chính sách tiền tệ, Chính sách thu nhập, Chính sách xuất nhập khẩu…
Cơ chế điều chỉnh của Chính phủ, quyết định trực tiếp tới hiệu lực của luật pháp và các chính sách kinh tế.
Tất cả các nội dung trên đều cùng chung mục đích bảo vệ quyền lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Môi trường văn hóa, xã hội:
Nghiên cứu về môi trường văn hóa xã hội nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa để đưa ra chiến kinh doanh thích hợp với khách hàng ở những vùng văn hóa khác nhau.
Nghiên cứu môi trường văn hóa còn giúp doanh nghiệp có ứng xử tốt trong ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác và khách hàng.
Trong xu hướng hội nhập, các nhà marketing cần vượt qua rào cản văn hóa khi thiết kế và triển khai các chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở những thị trường khác nhau.
Môi trường dân số:
Môi trường dân số nghiên cứu về: cấu trúc dân số theo độ tuổi, cấu trúc dân số theo giới tính, cấu trúc dân số theo địa lý và dân tộc, tình trạng gia đình và tình trạng di chuyển dân cư.
Nghiên cứu môi trường dân số để doanh nghiệp nghiên cứu được hành vi tiêu dùng của nhiều độ tuổi khác nhau, hành vi của nam và nữ khác nhau, địa lý và bản sắc dân tộc cũng tác động khá nhiều đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, điều này cũng tương tự với tình trạng gia đình và tình trạng di chuyển dân cư.
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
Các nhà tiếp thị cần tính tới những đe dọa và các cơ may liên quan đến môi trường tự nhiên: tình trạng khan hiếm sắp diễn ra, phí tổn về năng lượng gia tăng, ô nhiễm gia tăng và sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên, từ đó đôi khi cũng dẫn đến những cơ may cho một số ngành hàng.
Mức ô nhiễm của môi trường ngày càng nghiêm trọng do chất thải công nghiệp. ngày nay, đối với sản phẩm dù tốt, giá rẻ nhưng nếu là sản phẩm gây hại cho môi trường thì sẽ bị tẩy chay.
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược chung marketting. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các thành tố còn lại trong chiến lược marketing – mix. Doanh nghiệp cần phải làm cách nào để khách hàng chọn mua sản phẩm của mình và trung thành với thương hiệu. Doanh nghiệp chỉ thành công khi có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là bản thân sản phẩm của họ. Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đưa ra những sản phẩm thích hợp với từng nhóm khách hàng, quyết định về nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, về dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng và mức độ hoàn thiện của sản phẩm. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu sản phẩm mới là bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược sản phẩm. Để có thể tồn tại và phát triển công ty phải thường xuyên nghiên cứu cải tiến sản phẩm, đưa ra những sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu xem sản phẩm mình cung ứng đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ sống, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI
LAPTOP VAIO DÒNG S
1.1 Tổng quan thị trường máy tính xách tay tại thành phố Hồ Chí Minh Minh
1.1.1 Thị trường máy tính xách tay tại thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường máy tính xách tay Việt Nam có tốc độ phát triển vượt bậc. Việc sở hữu một chiếc máy tính xách tay là điều khá dễ dàng so với người yêu thích CNTT, sinh viên,v.v… Hiện thị trường máy tính xách tay phần lớn vẫn tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 75-80% thị phần, số còn lại là ở các tỉnh lẻ.
Doanh số của thị trường phần cứng máy tính của Việt Nam trị giá khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 2011, tăng so với dự báo khoảng 1,4 tỷ USD trong năm 2010.
Động lực tăng trưởng chính từ máy tính xách tay.
Nhờ sự tăng trưởng liên tục của máy tính xách tay và nhu cầu máy tính để bàn phục hồi nhẹ, thị trường máy tính cá nhân tại Việt Nam quý 3/2011 đã tăng trưởng 13,1% so với quý trước và tương đương mức tăng 16,1% so với quý 3/2010. Vào năm 2011 thị trường máy tính xách tay vẫn còn tình trạng giá cả cạnh tranh tích cực giữa các nhà cung cấp. Tốc độ tăng máy tính xách tay được thúc đẩy bởi các nhà cung cấp quốc tế như Dell, Acer, Asus. Tuy nhiên, theo nhận định của bà Phan Thị Hoàng Yến, chuyên viên phân tích thị trường thiết bị người dùng của tập đoàn nghiên cứu thị trường IDC, trong năm 2012 này, về mảng thương mại, thị trường máy tính của Việt Nam có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng thấp. Điều này là do chính
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
sách tiếp tục cắt giảm chi tiêu công và sức mua yếu của doanh nghiệp. Đồng thời, thị trường người tiêu dùng cuối cũng bị tác động do mức tồn kho rất cao từ trước Tết của các hãng, nhu cầu máy tính xách tay mini suy giảm và xu hướng người tiêu dùng đang chuyển dần sang máy tính bảng. Theo thegioididong.com, trong những tháng tới sức mua của thị trường máy tính xách tay có thể tăng trở lại. Người dùng sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với hàng loạt các dòng máy tính siêu mỏng mà các hãng tung ra để cạnh tranh với các dòng máy tính bảng với mức giá chỉ từ 18 triệu đồng. Thị trường của máy tính bảng sẽ tăng mạnh và tập trung chủ yếu vào New Ipad của hãng Apple và Asus transformer Prime. Bên cạnh đó các phân khúc giá trung bình và thấp cũng sẽ được khách hàng tập trung nhiều hơn di tình hình kinh tế có chiều hướng khó khăn.
Cũng theo số liệu thống kê của IDC, Dell là thương hiệu máy tính hàng đầu Việt Nam với 21% thị phần trong quý 4/2011. Acer chiếm vị trí thứ 2 với 13% thị phần nhờ vào chiến lược giá tích cực. Asus chiếm 10% thị phần nhờ việc mở rộng sự hiện diện của kênh và xây dựng dịch vụ sau bán hàng mạnh mẽ. HP với 9 % thị phần giành vị trí thứ 4, dẫn đầu trong phân khúc máy tính để bàn, và tiếp tục đẩy mạnh dòng máy tính xách tay dành cho doanh nghiệp và khu vực bán lẻ để thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lenovo ở vị trí thứ năm với 6 % thị phần. Hãng máy tính này thực hiện chiến lược vừa tiếp tục xây dựng hình ảnh thương hiệu vừa hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ để khởi động các chiến dịch quảng cáo.
1.1.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thị trường máy tính xách tay tại thành phố Hồ Chí Minh xách tay tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2.1 Môi trường chính trị, pháp luật
Đánh giá về vai trò cũng như tầm quan trọng của CNTT với sự phát triển của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và TT.
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 về việc Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020.
Từ những quyết định của Thủ tướng chính phủ, cũng như những định hướng phát triển trong tươn lai các công ty sẽ tập trung vào phát triển các hạ tầng cơ sở cũng các sản phẩm gắn liền với việc phát triển CNTT như laptop, điện thoại, cáp quang, máy chủ,v.v...
1.1.2.2 Môi trường kinh tế, dân số
Việt Nam từng bước hội nhập vào mạng lưới thương mại toàn cầu như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã góp phần làm giảm chí phí và tăng cơ hội cho các nhà nhập khẩu. Theo dự tính của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), thị trường CNTT Việt Nam ước tính tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 16% trong giai đoạn 2011-2015. Thị trường trong nước xác định cho các sản phẩm và dịch vụ IT đạt 4,3 tỷ USD vào năm 2015. Các kế hoạch mà nhà nước đặt mục tiêu doanh thu bao gồm việc đầu tư lớn cho phát triển các trung tâm sản xuất phần mềm, phần cứng, dịch vụ và thiết bị điện tử.
Theo dự báo dân số của tổng cục Thống kê với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm 2049. Thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" chỉ ra xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
Theo một khảo sát của báo điện tử Vnexpress.net thì có đến 47.9% trong số 31,205 người tham gia khảo sát chọn mua laptop để phục vụ cho công việc của mình trong số các sản phẩm điện tử khác như máy tính bảng, smartphone,v.v...
Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng phát triển lĩnh vực CNTT nói chung và các sản phẩm CNTT nói riêng ở Việt Nam là rất lớn. Giới trẻ sẽ là ngươi dùng các sản phẩm CNTT nhiều nhất, để tra cứu, học tập, nghiên cứu v.v...
1.1.2.3 Môi trường khoa học, kỹ thuật
Các nhà cung cấp di động ở Việt Nam hiện nay như Viettel, VNPT đã phủ sóng 100% trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu di động của người dân.
Hiện nay ở các thành phố lớn của nước ta như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội rất dễ dàng truy cập mạng không dây.
“ ... WiFi hoàn toàn miễn phí ở TP.HCM và Hà Nội, tập trung tại các địa điểm công cộng như sân bay, nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, ngân hàng, trường đại học và cao đẳng, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, nhà sách và các địa điểm công cộng khác...
...dường như TP.HCM đã trở thành thành phố wifi. Việc WiFi phát triển khắp nơi đã thật sự đẩy mạnh việc sử dụng Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng, đặc biệt trong giới doanh nghiệp, văn phòng và sinh viên học sinh, những người có nhu cầu cao cũng như cập nhật thường xuyên đối với thông tin và công nghệ ” (Theo Tuổi Trẻ Online )
Với một môi trường khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tiếp cận gần với thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mứng. Đó sẽ là cơ sở vững chắc để phát triển các dịch vụ viễn thông, các sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi hạ tầng mạng phát triển.
1.2 Tổng quan về công ty Sony1.2.1 Tổng quan 1.2.1 Tổng quan
Công ty công nghiệp Sony /Sony Corporation, gọi tắt là Sony, là một tập đoàn đa quốc gia được của Nhật Bản, với trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo, Nhật Bản,
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
và là tập đoàn điện tử đứng thứ 5 thế giới với 81,64 tỉ USD (2011). Sony là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, sản xuất tivi, máy ảnh, máy tính xách tayvàđồdân dụng khác.
Được thành lập vào tháng 5/1946 tại Nihonbashi Tokyo được mang tên là Tokyo Tsushin Kogyo K.K với số vốn ban đầu là 190.000 yên. Tên gọi Sony được tạo ra bằng việc kết hợp hai từ “sonus” và “sonny”. Từ “sonus” trong tiếng Latin chỉ những gì liên quan đến âm thanh. Từ “sonny” trong tiếng Anh có nghĩa là một cậu bé năng động. Bằng cách kết hợp hai từ này, Sony mong muốn mang đến một đội ngũ những con người luôn tràn trề năng lực và đam mê để tạo nên những ý tưởng đột phá và những phát kiến cách mạng. Với viễn cảnh công ty sẽ mở rộng ra phạm vi toàn cầu, vào năm 1968 công ty đã chính thức thông qua tên gọi mới là “Sony Corporation”. Dễ dàng được phát âm và đọc đối với bất kỳ ngôn ngữ nào. Những nhà sáng lập hy vọng tên “Sony” thể hiện tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo của giới trẻ.
Logo :
Slogan : make.believe
- make.believe là thông điệp thương hiệu của tập đoàn Sony.
- make.believe sẽ được thống nhất trên mọi phương tiện truyền thông để truyền tải đến khách hàng một thông điệp duy nhất về vai trò của Sony đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
- make.believe sẽ hình tượng hóa tinh thần của thương hiệu. Nó tượng trưng cho sức mạnh sáng tạo của chúng tôi, khả năng biến ý tưởng thành
GVHD : Ths. Lâm Ngọc Điệp
hiện thực và niềm tin rằng bất cứ điều gì chúng tôi ấp ủ, chúng tôi đều có thể thực hiện thành công.
- Dấu chấm (.) nằm giữa make và believe là nơi ý tưởng và hiện thực giao thoa. Nó là điểm bắt đầu để trở thành hiện thực. Dấu chấm chính là vai trò