Mở rộng mạng lưới kinh doanh sản phẩm phần mềm Effect, phát triển hệ thống kênh phân phối nhằm phát triển cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 48)

- Mạng lưới kinh doanh sản phẩm phần mềm Effect còn hạn hẹp, mới tập trung

b.Mở rộng mạng lưới kinh doanh sản phẩm phần mềm Effect, phát triển hệ thống kênh phân phối nhằm phát triển cơ cấu thị trường

phân phối nhằm phát triển cơ cấu thị trường

Xác định phân khúc thị trường phù hợp. Giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Mở rộng mạng lưới kinh doanh là mở rộng thị trường của Công ty, Công ty sẽ có cơ hội tiêu thụ nhiều hàng hoá hơn, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, ngoài ra còn nâng cao uy tín và tạo hình ảnh cho Công ty. Công ty muốn kinh doanh và phát triển lâu dài thì phải không ngừng lớn mạnh, chính vì vậy mở rộng mạng lưới kinh doanh là một tất yếu.

Hệ thống kênh phân phối có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect. Phát triển hệ thống kênh phân phối luôn là vấn đề hàng đầu đặt ra của tất cả các doanh nghiệp thương mại với nhiệm vụ chính là phân phối sản phẩm càng nhiều và càng hiệu quả càng tốt.

Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống kênh phân phối đã có bằng cách mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường miền Bắc, đặc biệt là các khu tập trung nhiều dân cư như các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…Đây là các khu vực đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty trên thị trường miền Bắc. Tuy nhiên để quản lý theo quy mô thương mại lớn thì phải có đội ngũ quản lý với trình độ cao, chuyên nghiệp. Vì vậy, kèm theo việc dịch chuyển có chất lượng trong phân phối sản phẩm thì doanh nghiệp phải tuyển dụng vào đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

c. Tìm kiếm thị trường mới

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn mở rộng thị trường thì ngoài việc mở rộng thị trường trọng điểm, doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm thị trường mới cho mình. Sự thành công sẽ đến với những doanh nghiệp nào biết tìm cho mình một bước đi đúng và nhanh hơn các đối thủ khác.

Hiện tại công ty đã có thị trường ở nhiều khu vực trong nước, nhưng thời gian qua cho thấy nhu cầu sử dụng các phần mềm Effect ngày càng tăng. Do đó trước mắt công ty cần giữ vững thị trường trọng điểm hiện nay là thị trường miền Bắc, với các khách hàng truyền thống, thâm nhập sâu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong những năm tới, đặc biệt chú ý đến việc củng cố mối quan hệ lâu dài, cố định với bạn hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Công ty ngoài việc chú trọng đến các bạn hàng ở các khu vực trọng điểm là các thành phố lớn, công ty nên tìm kiếm ra vùng lân cận để thu hút khách hàng sử dụng mới. Bên cạnh duy trì khách hàng cũ, khách hàng truyền thống công ty nên tìm hiểu khai thác nhu cầu từ các khách hàng tiềm

năng, dự đoán nhu cầu của họ để có bước xâm nhập vào thị trường kịp thời. Đặc biệt là đối với khách hàng công nghiệp, công ty cần có những chính sách hợp lý để thu hút các khách hàng mới vì mục tiêu và lợi ích lâu dài của công ty.

3.2.3. Nhóm giải pháp thuận lợi hóa môi trường thương mại sản phẩm phầnmềm Effect mềm Effect

a. Về phía chính sách của Nhà nước:

Nhà nước cũng đã có những chính sách và hệ thống luật pháp nhằm bảo vệ và phát triển đối với Bộ Khoa học công nghệ nói chung và ngành thương mại phần mềm một cách thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.

- Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đầu tư phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ.

- Chính phủ quy định cụ thể mức ưu đãi, ưu tiên và các điều kiện khác cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Ngoài ra, Nhà nước còn có những chính sách cơ bản khác nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại thị trường công nghệ như: Tăng cường bảo vệ quyền SHTT; Cải cách hệ thống các tổ chức KH & CN; Hỗ trợ thương mại hóa các kết quả NC & PT; Phát triển các dịch vụ trung gian, tư vấn. Xúc tiến và môi giới công nghệ;…

b. Về phía bản thân công ty:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về ngành nghề mà mình kinh doanh đồng thời tích cực tham gia vào thị trường, hoàn thiện và nâng cao môi trường thương mại.

3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm phần mềm củacông ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Với những đóng góp cho nền kinh tế của Việt Nam, như nộp vào ngân sách nhà nước mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy một số ngành nghề phát triển như phần mềm ứng dụng,… công ty cần phải được hưởng những ưu đãi trong quá trình hoạt động.

• Đề nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nằm trong dây chuyền sản xuất tạo tài sản cố định, hình thành công ty kể cả phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng. Việc giảm thuế sẽ giúp cho công ty hạ được giá

thành sản phẩm, tăng thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó Bộ Tài chính cũng nên xem xét các ưu đãi về thuế:

+Thuế lợi tức 15% trong vòng 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động và 25% trong những năm tiếp theo.

+ Thuế suất. thuế giá trị gia tăng VAT đề nghị áp dụng 5%.

+ áp dụng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách khuyến khích đối với đầu tư trong nước (một trong các mức 25%, 20%, 15%, của điều 10 luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

• Đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cần phải quản lý chặt chẽ hệ về bản quyền, hiện nay đang tồn tại việc các doanh nghiệp ăn cắp bản quyền để tung sản phẩm nhái ra thị trường.Việc này dẫn đến tình trạng khó biết được sản phẩm thật hay giả, ảnh hưởng đến uy tín, và gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với công ty.

3.3.2. Kiến nghị với bộ khoa học công nghệ

Công ty muốn đứng vững trên thương trường, kinh doanh có hiệu quả và đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Ngoài năng lực, sự nỗ lực của nội bộ công ty thì ngành công nghệ thông tin cần thiết lập được mục tiêu hàng năm cho ngành, qua đó chú trọng nguồn vốn đầu tư vào những sản phẩm tiềm năng, có thế mạnh trên thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, có uy tín.

Ngành công nghệ thông tin cần tăng cường công tác dự báo ngành để các doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, ngành giúp đỡ và hướng dẫn các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, trao đổi cán bộ để nhận được sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước phát triển. Quy định các nội dung cụ thể về các quy trình sản xuất kinh doanh, giám sát, các chương trình đào tạo nhân viên trong ngành để các doanh nghiệp có thể lấy đó mà thực hiện.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm

phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc” e đã cố gắng nghiên cứu thị trường trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp với Công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. Thông qua việc xem xét sự chuyển dịch cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, và tốc độ tăng doanh thu, chi phí, lợi nhuận để đưa ra những giải pháp giúp công ty đối mặt với việc lựa chọn ra các quyết định kinh doanh trên thị trường để đưa ra những chính sách hợp lý của mình để công ty tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước,

cố gắng bám sát công ty, từ đó nâng cao tên tuổi và vị trí công ty trong lòng các bạn hàng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, tài chính, năng lực bản thân nên đề tài mới chỉ dừng lại ở giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc những năm gần đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới công ty có thể sẽ phải đối mặt thêm nhiều khó khăn hơn nữa từ những biến động tình hình kinh tế Việt Nam, do đó việc tiếp tục nghiên cứu để có những quyết định kịp thời và hợp lý là một điều hết sức cần thiết đối với ban lãnh đạo công ty.

Công ty cần phải làm gì để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm phần mềm trên thị trường nội địa?

Trong thời gian tới, khi tiếp tục mở rộng thị trường công ty có nên mở rộng thị trường ra thị trường quốc tế không?

Công ty có nên sản xuất những sản phẩm phần mềm có giá thành cao hơn khi đó giải pháp phát triển thương mại những sản phẩm phần mềm này sẽ như thế nào?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình bài giảng Giáo trình bài giảng

1. PGS. TS Trần Thế Dũng, Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học Thương mại, 2008

2. GS. TS Đặng Đình Đào chủ biên, Bài giảng Kinh tế thương mại đại cương, Bộ môn Kinh tế thương mại, Đại học Thương Mại

3. TS. Nguyễn Cảnh Lịch, PGS. TS Phạm Công Đoàn, Kinh tế doanh nghiệp thương

mại, NXB Thống kê Hà Nội, 2003

4. Biên soạn TS. Thân Danh Phúc, Bài giảng Kinh tế thương mại Việt Nam, Bộ môn Kinh tế thương mại, Đại học Thương Mại

Luận văn tốt nghiệp

5. Đỗ Thị Mai Anh (2008), Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm của công ty Cổ

phần truyền thông tin học phần mềm Việt, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - Đại

học Thương Mại.

6. Lê Hoàng Hưng (2010), Phát triển thương mại sản phẩm của công ty TNHH

phát triển công nghệ tin học Biển Xanh, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Đại học

Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Hải Hường, Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô

trên địa bàn Hà Nội, lấy công ty TNHH Thiên Ngọc An làm đơn vị nghiên cứu, Luận

văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế thương mại, Trường Đại học Thương Mại.

8. Nguyễn Thanh Mai (2007), Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm

quản lý của công ty CP Tri – vision trên thị trường Miền Bắc, Luận văn tốt nghiệp,

Khoa Kinh tế thương mại, Trường Đại học Thương mại.

Tài liệu công ty

9. Công ty Cổ phần phần mềm Effect (2009), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2009, Hà Nội

10. Công ty Cổ phần phần mềm Effect (2010), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2010, Hà Nội

11. Công ty Cổ phần phần mềm Effect (2011), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2011, Hà Nội

12. Công ty Cổ phần phần mềm Effect (2012), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2012, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Công ty Cổ phần phần mềm Effect (2013), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2013, Hà Nội

Website 15. www. effectsoft.com.vn 16. www. wikipedia .org 17. www.economy.com.vn ; 18. www.vnn.vn 19. www.tinthuongmai.vn

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 48)