Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 25)

của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

a. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

Một trong những thách thức lớn nhất đặt ra với một doanh nghiệp đó là phải luôn nắm bắt chính xác được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp mình, đồng thời tối ưu hóa được mọi nguồn lực để đạt được những bước tiến vững chắc dài lâu. Với quy mô càng lớn thì bài toán này càng trở nên phức tạp kèm theo những nguy cơ lãng phí tài nguyên, tổn thất thời gian, dẫn tới sự chậm trễ và kém chính xác trong việc ra quyết định vào những thời điểm cần thiết.

Nắm bắt được khó khăn đó, từ năm 1997, EFFECT đã xuất hiện như một lá cờ tiên phong trong việc đón đầu và vận dụng công nghệ làm đòn bẩy tăng cường hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất phần mềm quản trị doanh nghiệp, EFFECT đã trở thành một thương hiệu đáng tin cậy, đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao bởi hơn 3000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

EFFECT mang tới những giải pháp quản trị cho doanh nghiệp với hai dòng sản phẩm chính là phần mềm kế toán quản trị và phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị của các đơn vị doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, ngành nghề trên khắp cả nước.

Theo số liệu thống kê thì thị trường phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect tại Việt Nam những năm gần đây rất sôi nổi, đứng đầu là thị trường miền Bắc.

Nhu cầu sản phẩm phần mềm trên thị trường miền Bắc là rất lớn, tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ trên thị trường miền Bắc trong 5 năm từ 2009 đến 2013 giảm từ 56,4% xuống 42,3%, các khu vực thị trường còn lại tăng về quy mô: miền Nam tăng từ 23,5% lên 26%, miền Trung tăng từ 17,3% lên 27,2% ngoài ra là các thị trường khác tăng từ 2,8% lên 4,5%. Nhu cầu về sản phẩm là tất yếu và đang chuyển biến theo chiều hướng có lợi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ được mở rộng và cơ hội tìm kiếm thị trường cũng lớn hơn. Tuy nhiên những biến động của kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu của người tiêu dùng, cụ thể là các doanh nghiệp trên thị trường miền Bắc.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc rất cao nhưng với tâm lý vẫn yên tâm với phương pháp thủ công, chi phí đầu tư cho một giải pháp quản lý hoàn chỉnh tương đối cao và có thể thông tin hữu ích về việc sử dụng phần mềm quản lý chưa được các doanh nghiệp này quan tâm nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phần mềm của công ty vẫn chỉ ở mức cao tương đối. Vậy để phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm trên thị trường miền Bắc thì tâm lý tiêu dùng của khách hàng rất quan trọng vì khách hàng là người quyết định hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Để lấy được niềm tin của khách hàng thì sản phẩm phần mềm đó phải đảm bảo chất lượng không kém gì so với phương pháp thủ công, và có ưu thế cạnh tranh hơn nữa về giá cả.

b. Đối thủ cạnh tranh

Công ty Cổ phần phần mềm Effect là một trong những lá cờ tiên phong trong việc đón đầu và vận dụng công nghệ làm đòn bẩy tăng cường hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Nên việc quyết định sản xuất và phân phối sản phẩm phần mềm mang thương hiệu của mình là một quyết định khó khăn và mạo hiểm giữa bối cảnh thị trường Việt Nam tràn ngập các sản phẩm của các thương hiệu nội địa như Công ty Cổ phần Công nghệ VIC, Công ty Cổ phần Phần mềm Hà Nội, Công ty Cổ phần Công nghệ MK, Trung tâm phần mềm - Công ty FPT, Công ty cổ phần phần mềm Quảng

Ích,…hay các thương hiệu nước ngoài như ELCA, công ty cổ phẩn phần mềm luvina, … Còn phải kế đến các đối thủ cạnh tranh của công ty đều là những công ty, tập đoàn lớn nổi tiếng trong nước và trên thế giới về các sản phẩm phần mềm. Việc khách hàng lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng sẽ nhiều hơn việc lựa chọn một sản phẩm mới mặc dù mức giá có sự chênh lệch khá nhiều. Ngoài sự cạnh tranh về thương hiệu với các thương hiệu nổi tiếng là sự cạnh tranh về giá. Không chỉ có sản phẩm phẩn mềm Effect là có mứa giá hợp lý và mang tới những giải pháp quản trị cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị của các đơn vị doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, ngành nghề trên khắp cả nước mà còn có sự xuất hiện các sản phẩm phần mềm của các thương hiệu nổi tiếng khác. Hiện nay với tiềm lực bị hạn chế, công ty có một khoảng cách khá xa với những đối thủ hiện tại, từ các mối quan hệ với khách hàng còn ít và chưa bền chặt, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp còn hạn chế. Có thể thấy rằng việc phát triển thương mại phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với những chính sách của mình, công ty đang dần tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trong và ngoài tỉnh, cố gắng bám sát các công ty, từ đó nâng cao tên tuổi và vị trí công ty trong lòng các bạn hàng.

c. Nguồn lực của công ty:

Các nhân tố thuộc về nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc, bao gồm:

• Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. của công ty.

Với EFFECT, đội ngũ nhân viên là tài sản quý giá nhất, là nền móng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: “Chúng tôi không phải là những người giỏi nhất, nhưng chúng tôi những người cần mẫn nỗ lực sáng tạo nhất”. Với khoảng 50 nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc trong công ty, nhân viên ở EFFECT luôn được khuyến khích và tạo không gian để sáng tạo không ngừng trong công việc, để đưa ra những ý tưởng hay nhất để giải quyết những nhu cầu quản trị khó nhất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nhiệt tình, cần mẫn trong công việc hứa hẹn sẽ tạo nên dịch vụ sau bán hàng nhanh chóng, tiện lợi, tạo được thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Nhận thức được điều đó công ty Cổ phần phần mềm Effect đã chú trọng tới chính sách quản lý nguồn nhân lực của công ty như đưa ra các chính sách tuyển dụng, tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn, ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực và ngành nghề phần mềm. Đưa ra những chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cùng các kỹ năng khác cho cán bộ- nhân

viên nhằm hình thành đội ngũ nhân sự quản lý, chuyên viên giỏi hoạt động chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Bên cạnh đó công ty cũng có chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và phúc lợi nhằm đảm bảo thu nhập của nhân viên đồng thời khuyến khích nhân viên ngày một phát triển.

• Nguồn lực vốn:

Với tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và uy tín của công ty Cổ phần phần mềm Effect như hiện nay, công ty đã huy động vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Với nguồn vốn điều lệ đăng ký kinh doanh là 10 tỉ đồng, phát hành số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp là 89.196,8 cổ phần, trị giá 8.919.680.000 đồng. Công ty được trang bị cơ sở vật chất khá khang trang, rộng rãi với diện tích 500m2 tại tòa nhà Viễn Đông, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội bao gồm 8 phòng ban được trang bị máy tính cá nhân hiện đại kết nối internet tốc độ cao, điện thoại để tiện liên lạc kinh doanh. Từ nguồn vốn huy động được, công ty đã trang bị hệ thống máy tính hiện đại cũng như nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và điều kiện vật chất cho nhân viên.

Công ty đã và đang quản lý chặt chẽ các khoản thu chi trong quá trình hoạt động của mình, thực hiện kiểm toán thường xuyên, tránh tình trạng bị ứ đọng hay sử dụng lãng phí vốn. Đồng thời, tăng cường sự giám sát đối với các hoạt động giao nhận, thanh toán tiền hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm tiết kiệm đối với mọi thành viên trong công ty. Có những hình thức xử phạt nghiêm túc, đúng người, đúng tội đối với những hành vi gian lận, xâm phạm, chiếm dụng tài sản của công ty

d. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty. Một công ty có đứng vững được trên thị trường hay không là phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ khác. Với công ty Cổ phần phần mềm Effect cũng vậy, sức ép đối với công ty hiện nay là những phân khúc lớn chưa vươn tới được, trong khi thị phần chính ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt. Các công ty trong nước có thương hiệu cũng như các công ty nước ngoài đã chú trọng phát triển một hệ thống đối tác tại chỗ có nhiệm vụ chuyên biệt hóa sản phẩm cho thị trường địa phương thông qua triển khai, tư vấn, tùy biến, hỗ trợ và đào tạo. Tuy vậy, với ưu thế về 9 đặc điểm lớn mà phần mềm Effect mang lại: tự động hóa toàn bộ hoạt động kế toán, kết xuất hàng trăm loại báo cáo hay là đặc tính quản trị, bảo mật chi tiết, sẵn sàng cho thuế giá trị gia tăng, hệ thống hướng dẫn trực tiếp, phạm vi sử dụng rộng rãi, hiệu quả lớn so với kế toán thủ công, mang tính động đầu tiên tại việt nam, bản quyền của công ty effect, Effect là sự lựa chọn lớn của các doanh nghiệp. Đây là một lợi thế rất lớn mà khó có đối thủ cạnh

tranh nào có được, bởi sản phẩm thông minh mềm dẻo luôn là một giải pháp tốt nhất để cạnh tranh. Khi đó EFFECT sẽ là nơi trao gửi niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp cả nước- những đơn vị đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của EFFECT

e. Nhân tố tình hình kinh tế:

Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với yếu kém nội tại của nền kinh tế, nhưng trong năm 2009, nhìn tổng thể, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời và linh hoạt. Chính phủ chủ yếu sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết vĩ mô, đặc biệt chính sách hỗ trợ lãi suất mang tính đặc thù của nền kinh tế nước ta. Năm 2010 có thể xem là thời kỳ phục hồi và trên thực tế nền kinh tế nước ta đang phục hồi ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Nếu tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, kinh tế toàn cầu không có biến động lớn, với sự năng động vốn có của doanh nghiệp Việt Nam, thì mục tiêu tăng GDP năm 2010 với mức 6,5% là có tính khả thi. Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Nguyên nhân là do nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Khởi đầu năm 2013 đã có đủ những tín hiệu vui cho ngành công nghiệp phần mềm nước nhà. Thị trường thế giới đã phục hồi và tạo ra những bước đi đúng đắn hợp lý cho công nghiệp phần mềm Việt Nam. Giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, những yếu tố kinh tế trong nước cùng các chính sách kinh tế vĩ mô đã có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nền kinh tế rơi vào giai đoạn khủng hoảng kéo theo hàng hoạt các doanh nghiệp phá sản hay giai đoạn phụ hồi của các doanh nghiệp đã mở ra những cơ hội mới trong thị trường khách hàng của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện rõ ràng trong kết quả kinh doanh của công ty qua các năm từ năm 2009 đến năm 2013.

Có thể nhận thấy, những yếu tố của nền kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế nước ta phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số lượng hợp đồng kinh doanh của công ty tăng nhanh chóng, từ 880 hợp đồng lên 1235 hợp đồng. Năm 2011, số lượng hợp đồng đạt 1402 song những bất ổn của nền kinh tế trong nước, lạm phát, hàng loạt doanh nghiệp phá sản dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, kéo theo đó là số lượng hợp đồng kinh doanh của công ty trong năm 2012 giảm xuống còn 1245 hợp đồng. Năm 2013, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty, số lượng hợp đồng kinh

doanh tăng đến 1334 hợp đồng, tăng 107,15 %. Kết quả đã cho thấy một sự nỗ lực không ngừng của công ty, vượt qua mọi rào cản khó khăn trong nền kinh tế để nâng cao tên tuổi và vị trí công ty.

Ngoài ra, còn rất nhiều những nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect như: sự ổn định chính trị của quốc gia, nền văn hóa; Chính sách và luật pháp của Nhà nước đối với thị trường phần mềm;…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 25)