Những hạn chế va nguyên nhân

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 39)

a. Những hạn chế

• Hạn chế thứ nhất là về phát triển nguồn hàng:

- Chất lượng nguồn lực phát triển thương mại sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu giúp phát triển nguồn hàng tuy vậy vẫn còn có những hạn chế như sau:

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh: Phần mềm là những sản phẩm thông minh, đòi hỏi ứng dụng những công nghệ cao vào sản xuất, luôn đòi hỏi các yếu tố về cơ sở vật chất phải tốt.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn của công ty: Do đặc thù sản phẩm của công ty là sản phẩm phần mềm nên lượng vốn cần để đầu tư cho hoạt động sản xuất không quá cao nhưng công ty luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư và kinh doanh, tuy vậy khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của công ty vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả.

+ Về chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự đồng đều. Là một công ty trong lĩnh vực phần mềm đòi hỏi sự sáng tạo và đội ngũ chuyên môn cao. Nhưng đa số nhân viên được tuyển dụng đều phải đào tạo lại hay phải cử đi ra nước ngoài học hỏi mới có thể làm được việc.

+ Các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm còn chưa được chú trọng và đầu tư. Chất lượng dịch vụ cũng chưa được quan tâm nhiều.

- Chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong doanh thu kinh doanh của Effect tuy vậy hệ thống qui trình chất lượng của công ty còn chưa thực sự đạt hiệu quả, danh mục sản phẩm vẫn còn hạn chế về số lượng, chủng loại.

- Dịch vụ phần mềm tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về một nhãn hiệu phần mềm cụ thể. Các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v... vẫn còn hạn chế và chưa đem đến sự hài lòng tuyệt đối ở khách hàng.

• Hạn chế thứ hai là về phát triển thị trường:

- Công tác lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường đối với công ty là vô cùng quan trọng nhưng chưa được triển khai hợp lý nên việc điều tra, nghiên cứu phát hiện ra những nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả của thị trường và

việc phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu đó còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, thị trường phần mềm là thị trường tương đối mới mẻ và hoạt động diễn ra hết sức sôi động và mang tính cạnh tranh cao. Một thị trường nhỏ bé ở Việt Nam mà nhiều công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này đều có qui mô tiềm lực cũng như kinh nghiệm rất lớn trên thương trường.

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc (Trang 39)