Trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đảm bảo mức trả công cho nhân viên, đáp ứng được cuộc sống của họ.Điều này, khiến công ty gặp khó khăn trong khả năng chi trả.Để đảm bảo khả năng chi trả, công ty có thể áp dụng nguyên lý Pareto.
Trả lương trong nền kinh tế thị trường được thực hiện theo nguyên lý Pareto (20/80). Nghĩa là quỹ lương của doanh nghiệp không được phân bố đều.Khoảng cách và sự phân hóa tiền lương trong doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bọ chuyên môn giỏi của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn trong biên chế nhân sự, nhưng chiếm tỉ trọng cao trong tổng quỹ lương của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phân chia công việc ra làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Lao động giản đơn, giá trị gia tăng mang lại không nhiều và mức độ khan hiếm trên thị trường thấp. Doanh nghiệp có thể áp đụng mức lương chi trả không cao, cố gắng ngang bằng thị trường lao động. Một số doanh nghiệp có thể thực hiện thuê gia công ngoài (outscourcing) thay vì ký kết hợp đồng lao động. Ví dụ như bảo vệ, lễ tân…
+ Nhóm 2: Nhóm lao động truyền thống có giá trị gia tăng cao, nhưng mức độ khan hiếm không cao. Ví dụ các chức danh kế toán, hành chính. Với nhân sự này, doanh nghiệp có thể áp dụng chi trả nhỉnh hơn thị trường để giữ người.
+ Nhóm 3: Nhóm chủ chốt (nhóm Key), có giá trị gia tăng cao và khó tìm trên thị trường lao động. Doanh nghiệp cần có chế độ đãi ngộ đặc thù nhằm thu hút và đảm bảo người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ví dụ như kỹ sư kinh tế xây dựng, kỹ sư thủy văn, trắc địa, kỹ sư cầu đường…
+ Nhóm 4: Nhóm đối tác, có giá trị gia tăng chưa cao, nhưng rất khan hiếm trên thị trường. Ví dụ các chức danh cố vấn, chuyên gia về tư vấn xây dựng.Doanh nghiệp thường khó “sở hữu” hoàn toàn những cá nhân này, do đó doanh nghiệp áp dụng hình thức đối tác, cộng tác viên.