Mùi thơm là một tính trạng chất lượng quan trọng. Trên thị trường, gạo có mùi thơm thường được người tiêu dùng ưa thích và có giá cao hơn gạo không có mùi thơm.
Mùi thơm của gạo chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (điều kiện canh tác, độ mặn của đất), điều kiện thu hoạch bảo quản và bản chất giống. Các nghiên cứu gần đây đều thống nhất quan điểm mùi thơm là do một gen lặn kí hiệu fgr quy định.
Hiện nay, phương pháp nếm hạt, kiểm tra với KOH 1,7%, sắc kí khí và sử dụng chỉ thị phân tử là các phương pháp được áp dụng rộng rãi để phân biệt các giống lúa thơm và không thơm.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp đánh giá là phương pháp kiểm tra với KOH 1,7% và phương pháp dùng chỉ thị phân tử để đánh giá mùi thơm của các mẫu giống.
ngửi mẫu bột gạo với KOH 1,7%. Các đối chứng được sử dụng là Bắc thơm và IR64. Kết quả chúng tôi xác định được 11 mẫu giống có kí hiệu: 10055, 10060, 10076, 10169, 10173, 10278, 10781, 10788, 10795, 10798 và 10801 được phát hiện là có mùi thơm hoặc hơi thơm.
4.2.2.2. Kết quả xác định gen mùi thơm bằng phương pháp PCR
Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành xác định gen mùi thơm của các mẫu giống bằng phương pháp PCR. Thí nghiệm PCR nhận biết kiểu gen thơm đồng hợp thể lặn
fgr/fgr được tiến hành dựa trên nghiên cứu của Bradburry và cộng sự, năm 2005.
Ở đây, chúng tôi chỉ sử dụng 2 mồi ESP và IFAP nhân đoạn đặc hiệu cho gen
fgr trong 4 mồi đã được sử dụng trong nghiên cứu với đối chứng dương là Bắc
Thơm và đối chứng âm là IR64. Theo đó, các mẫu giống có chứa gen fgr sẽ xuất hiện một vạch có kích thước 257bp trùng với đối chứng dương Bắc thơm và các giống không chứa gen sẽ không có vạch nhân lên giống như đối chứng âm IR64.
Kết quả PCR được minh họa ở Hình 11 dưới đây.
1- Ladder
2- IR64 – đối chứng âm
3- Bắc thơm – đối chứng dương 4- 10001 5- 10002 6- 10169 7- 10173 8- 10051 9- 10781 10- 10800
(Những mẫu giống in đậm là chứa gen thơm)
Hình 11. Điện di sản phẩm PCR xác định mẫu giống mang gen fgr
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Kết quả, chúng tôi phát hiện được 5 mẫu giống có chứa gen thơm fgr là các mẫu giống có kí hiệu: 10169, 10173, 10278, 10781, 10800.
4.2.2.3. So sánh kết quả kiểm tra với KOH 1,7% và kết quả xác định gen bằng PCR
- Hầu hết các giống chứa gen thơm đều được biểu hiện ra ngoài là có mùi thơm. Trong đó, có 3 mẫu giống thể hiện mùi thơm rõ rệt là 10173, 10278 và 10781 và có 1 mẫu giống 10169 thể hiện mùi thơm nhẹ.
- Có 1 mẫu giống 10800 có gen thơm nhưng lại không được biểu hiện ra ngoài có mùi thơm. Điều này có thể giải thích như sau: gen quy định mùi thơm là gen lặn, song các giống này gen thơm tồn tại trong kiểu gen dị hợp tử nên mùi thơm không được biểu hiện ra ngoài.
- Bên cạnh đó có một số mẫu giống được đánh giá là thơm hoặc thơm nhẹ khi kiểm tra bằng KOH 1,7% trên bột gạo nhưng lại không phát hiện thấy có gen mùi thơm như các mẫu giống: 10055, 10060, 10076, 10788, 10795, 10798 và 10801. Điều này có thể được giải thích là mùi thơm này có thể do gen khác quy định vì tính trạng mùi thơm là tính trạng di truyền đa gen, hoặc do các hợp chất hóa học khác quy định.
Kết quả so sánh được trình bày ở Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. So sánh kết quả đánh giá mùi thơm bằng phương pháp sử dụng KOH 1,7% và kết quả kiểm tra gen fgr bằng phương pháp PCR.
STT Kí hiệu giống Mùi trên lá Gen fgr
1 10169 Hơi thơm + 2 10173 Thơm + 3 10278 Thơm + 4 10781 Thơm + 5 10800 Không thơm + 6 Bắc thơm Thơm +
7 IR64 Không thơm -
Ghi chú: (+) có gen; (-) không có gen.
Do phương pháp đánh giá mùi thơm bằng KOH 1,7% phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, bảo quản mẫu gạo và cảm quan từng người nên theo chúng tôi thì phương pháp PCR sẽ chính xác hơn.