Kết quả suất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán các thiết bị phụ trợ ngành may của công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm trên thị trường Miền Bắc (Trang 27)

P. kỹ thuật và KTCL

3.2.2. Kết quả suất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007-

Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007-2009 công ty CP cơ khí may Gia Lâm Đơn vị : triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền TL( %) Số tiền TL(%) 1 Doanh thu 62.600 63.549 39.484 949 1,15 -24.065 -37,87 2 Giá vốn hàng bán 58.800 57.728 35.747 -1072 -18,23 -21.981 4238,07 3 Lợi nhuận gộp 4.567 5.821 3.736 1.254 27,45 -2085 -35,8 4 Chi phí tài chính 990 1007 101 17 17,17 -906 -89,9 5 Chi phí bán hàng 600 729 420 29 48,3 -309 -42,9 6 Chi phí QLDN 2.800 2.838 2.281 38 13,6 -557 -19,6 7 Chi phí khác 53 69 54 16 30,1 -15 - 21,7 8 LN trước thuế 1.800 1.891 1.329 91 50,55 -562 - 29,7 9 Thuế TNDN 400 484 333 84 21 -151 31,2 10 LN sau thuế 1.400 1.406 1.059 6 0,43 - 347 - 24,67

11 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12 12 12 0 0 0 0

Nhận xét :

Từ bảng kết quả kinh doanh trên chúng ta có thể thấy rằng doanh thu thuần năm 2008 tăng 949 triệu nhưng năm 2009 thì giảmgần đây có xu hướng giảm 24.065 triệu có thể nói rằng tốc độ giảm của doanh thu khá nhanh và lớn chiếm 37,87 % so với doanh thu thuần năm 2008. Ảnh hưởng của khủng hoảng đã tác dộng lớn đến công ty.

Kéo theo đó là các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán , chi phí và lợi nhuận cũng giảm, đặc biệt là năm 2009 thì mực giảm này rõ rệt nhất . Sự biến động lớn trong các chi phí phải nói đến những chi phí tài chính năm 2008 tăng 17,17 % so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 thì lại giảm tới một con số 89,9% đối với công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm thì khoản chi phí tài chính này chủ yếu là khoản lãi vay phải trả thì có thể nói răng đây là sự cố gắng cảu doanh nghiệp giảm chi phí và cũng do yếu tố môi trường kinh doanh tác động làm giảm để DN tăng lợi nhuận

Chi phí bán hàng cũng giảm đáng kể năm 2009 là 42,9 % , các chi phí của doanh nghiệp đều giảm là tất yếu do ảnh hưởng về môi trường kinh doanh. Tuy nhiên mực giảm chi phí này cũng chưa nói lên được sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty hơn nhiều so với năm trước nhưng có thể nói rằng mức giảm trung bình về tổng các chi phí là 42,43% trong khi đó mực giảm về lợi nhuận sau thuế là 24,67 %.

Trong xu hưởng giảm dần của các khoản mục trong kinh doanh thì lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty là không đổi đây được coi là tin đáng mừng. Sự giảm trong công tác hoạt động sẽ cần khắc phục sớm sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công ty.

3.2.3.Môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.2.3.1.Môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung công ty

Môi trường kinh doanh bên ngoài : nhìn chung về môi trường kinh

doanh của công ty do đặc thù trong ngành công nghiệp phụ trợ về lĩnh vực cơ khí còn kém phát triển tại Việt Nam nên môi trường kinh doanh này chưa thực sự thuận lợi cho cổng ty. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, xu

hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế khiến cho biến động của nền kinh tế thế giới đều có tác động không nhỏ đến các DN vì vậy mà tình hình kinh doanh tại công ty CP cơ khí may Gia Lâm cũng vậy. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 và nhất là sự cạnh tranh với các đại gia trong lĩnh vực cơ khí một lĩnh vực hoạt động mà Việt Nam còn rất yếu mức sản xuất vẫn chưa đủ nhu cầu trong nước còn nhập khẩu nhiều. Sự phát triển khoa học kỹ thuật nhanh chóng càng là áp lực lớn cho doanh nghiệp khi chạy đua trên thị trường công nghệ này. Nhiều khó khăn trước mắt xong có những ưu đãi từ nhà nước và nhất là công ty nhà nước thì đây là thuận lợi đáng kể giúp công ty phát triển. Sự phát triển của ngành dệt may hiện nay đó là tín hiệu đáng mừng cho công ty chuyên sản xuất các thiết bị phụ trợ ngành này.

Môi trường kinh doanh bên trong : với sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức

trong công ty khi chuyển sang loại hình công ty cổ phần công ty đã có kế hoạch và thành tựu bước đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Có những khó khăn trong công tác nhân sự, yếu và thiếu về các cán bộ nhân viên chuyên về khối kinh tế tại công ty. Phong cánh làm việc vẫn còn tác phong chậm chạp, ỷ lại, tuy nhiên nét đẹp văn hóa doanh nghiệp là đoàn kết găn bó như gia đình lớn. Trải qua một quá trình hoạt động lâu đời do vậy mà công ty có nhiều kinh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là các yếu tố bên ngoài mà còn kể đến công tác tổ chức bên trong.

Các yếu tố khác

Tình hình nhân sự trong công ty : vấn đề lao động của công ty không có biến động nhiều sau mấy năm gần đây .

Bảng 3.2 : Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp

NămLoại LĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) LĐ quản lý 12 11.11 14 10.07 21 17.5 Kỹ sư 14 12.96 15 10.79 23 19.17 Công nhân sx 82 75.93 110 79.14 76 63.33 Tổng số 108 100 139 100 120 100

(Nguồn từ phòng tổ chức hàng chính Cty CP cơ khí may Gia Lâm)

Ta thấy xét theo tiêu thức nghề nghiệp, lao động của Công ty được phân chia thành lao động quản lý, kỹ sư, công nhân sản xuất.

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất là đội ngũ công nhân sản xuất Năm 2007: Số lượng công nhân là 82 người, chiếm 75.93% Năm 2008: Số lượng công nhân là 110 người, chiếm 79.14%

Đến năm 2009 số lượng công nhân giảm xuống còn 76 người, chiếm 63.33% tổng số lao động của Công ty

Trong đội ngũ công nhân sản xuất có 15 công nhân bậc 5, chiếm 20% đội ngũ công nhân sản xuất và 2 người bậc 5 trở lên chiếm 2.67%

- Tốc độ tăng: Tốc độ tăng của kỹ sư là mạnh nhất.

Năm 2009: Tốc độ tăng của kỹ sư là: (23 - 15)/15 = 53.3% Sau đó là tốc độ tăng của lao động quản lý: 50%

Còn công nhân có tốc độ giảm là: (76 - 110)/110 = - 44.74%

Tốc độ giảm của công nhân năm 2009 có thể nhận xét rằng công ty đang cắt giảm nhân công điều chỉnh lại cơ cấu lao động.

Chiến lược kinh doanh: chiến lược của công ty trong thời gian tới là đẩy mạnh

phân phối sản phẩm là các thiết bị phụ trợ ngành may trên thị trường Miền Bắc. Với các kế hoạch bán hàng theo từng loại sản phẩm, các loại sản phẩm chính và các loại sản phẩm phụ trong ngành hàng đó.

3.2.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm

Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: công nghiệp phụ trợ là ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, thường được sản xuất với quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều “đất diễn” để tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ.

Hiện cả nước có 450.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90%, đóng góp hơn 40% GDP, hơn 50% lao động trong các doanh nghiệp. Ông Tuất cho biết: hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có những khó khăn và hạn chế nhất định. Đó là: quy mô nhỏ, công nghệ

lạc hậu, khả năng quản trị yếu, khó tiếp cận vốn và mặt bằng, tính liên kết với các doanh nghiệp lớn kém bền chặt.

Ở tầm hoạch định vĩ mô, so với một số nước đi trước, Việt Nam có vẻ chậm chân khi chưa ban hành luật về công nghiệp hỗ trợ, mà chỉ đang trong quá trình xây dựng nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính sự chậm trễ này đã khiến năng lực cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp bị hạn chế. Tuy vậy, việc xây dựng nghị định ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm.

Với chính sách nhằm thúc đẩy ngành cơ khí phát triển kéo theo công nghiệp phụ trợ cũng phát triển. Vì thế mà dựa vào tình trạng phát triển như hiện nay DN có kế hoạch phát triển cũng như kế hoạch bán hàng cụ thể.

Môi trường văn hóa xã hội và công nghệ : yếu tố tâm lý của những người dân

và các doanh nghiệp Việt Nam đều ưa chuộng hàng ngoại nhập. Đặc biệt về phát triển công nghiệp phụ trợ còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì việc sử dụng hàng ngoại nhập hiện nay là rất nhiều. Mặt khác về công nghệ của nước ta hiện nay khó để đuổi kịp các nước phát triển. Nhưng các sản phẩm phụ trợ trong nước vẫn có điểm mạnh chính là uy tín, bền, giá hợp lý và thuận tiện trong viêc vận chuyển đó là ưu thế giúp các sản phẩm trong nước cạnh tranh với các sản phẩm công nghệ hiện đại nước ngoài.

Môi trường cạnh tranh : trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty

như : Cơ khí Thủ Đức, Dệt may Nam Định, Dệt may Hưng Hưng Yên, các nhà máy cơ khí trong ngành, các DN tư nhân và hàng xuất khẩu. Thị trường chính của công ty là ngành may trên khu vực thị trường Miền Bắc nên công ty đang dự định phát triển sản phẩm chính là máy kiểm tra vải , máy cắt vải cố định trong 110 sản phẩm mà công ty sản xuất.

Nhà cung cấp : công ty có các nhà cung cấp thép, inox, gỗ và các nguyên liệu

khác như: thép Thanh Sơn , inox Hưng Thịnh, các cửa hàng , công ty khác. Do công tác sản xuất của công ty mang đặc thù là khi thực hiện các hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết sau đó mới tiến hành mua nguyên liệu về sản xuất là chủ yếu thế nên mức chi phí công ty bỏ ra cho nguyên liệu là thay đổi , không chủ động mất nhiều chi phí hơn. Nhìn chung các nhà cung cấp của công ty là các

nhà cung cấp truyền thống uy tín. Công ty cần có kế hoạch mua hàng phù hợp với kế hoạch bán hàng.

Nhân tố chủ quan

Là công ty nằm trong sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ với các thiết bị phụ trợ ngành may hiện nay đang gặp không ít khó khăn vì vậy công ty càng cần nỗ lực hơn nữa trong mọi hoạt động để tăng trưởng phát triển. Mục tiêu của công ty là phát triển lớn mạnh trên thị trường, tăng thị phần, tiến tới trở thành công ty lớn trực thuộc tông công ty dệt may Việt Nam. Mục tiêu cụ thể là khắc phục hậu quả của khủng hoảng năm 2010 tăng 5 % doanh thu và lợi nhuận so năm 2009, đảm bảo nộp đủ ngân sách theo quy định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh của công ty có từ ba nguồn đó là từ KHCB, từ lợi tức sau thuế, từ ưu đãi miền thuế thu nhập doanh nghiệp( bán trái phiếu, cổ phiếu). Việc huy động vốn từ chủ sở hữu sẽ có lợi cho DN tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên việc phát hành cổ phần thường thì chi phí cao, chia quyền kiểm soát và lợi nhuận bị hạn chế vì phải phân chia lợi nhuận.

Nhân sự trong công ty không nhiều và không có phòng ban riêng cho nghiên cứu và phát triển thị trường, các công tác còn chưa khoa học do đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt là phải tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ, nắm chắc chuyên môn cho phòng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán các thiết bị phụ trợ ngành may của công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm trên thị trường Miền Bắc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w