Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Một phần của tài liệu bài giảng HỆ HỖTRỢ RA QUYẾT ĐỊNH (Trang 49)

CHƯƠNG

CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG HỆ TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH

Chương này trình bày các quan điểm khác nhau để phát triển Hệ hỗ trợ quyết định như sử dụng bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định, sử dụng các công cụ chuyên dụng hoặc lập trình cho các bài toán giải quyết các tình huống đặc thù. Quá trình thiết kế Hệ hỗ trợ quyết định trải qua các giai đoạn lập kế hoạch, nghiên cứu khảo sát, phân tích, thiết kế, thử nghiệm, cài đặt, bảo hành và đưa vào sử dụng. Do đặc trưng giải quyết các bài toán ít có cấu trúc, nên các giai đoạn phân tích, thiết kế, thử nghiệm và cài đặt thường là quá trình lặp cho đến khi các chức năng của hê thống phù hợp với yêu cầu sử dụng. Tiếp đó là phần trình bày về Hệ hỗ trợ quyết định nhóm đòi hỏi sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhiều mức độ tương tác khác nhau.

Người thiết kế Hệ hỗ trợ quyết định cần hiểu biết thấu đáo về bài toán và môi trường ra quyết định, có kiến thức sâu về phân tích hệ thống, có nhiều kinh nghiệm thực tế (nhiều hơn so với các hệ thống thông tin khác), nắm vững các kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: toán học, khoa học quản lý, thống kê...

Xây dựng Hệ hỗ trợ quyết định là quá trình phức tạp, cần lựa chọn cấu hình, giao diện người - máy, xác định các ảnh hưởng đến cá nhân và nhóm,...

6.1. Các quan điểm, chiến lược phát triển Hệ hỗ trợ quyết định

Chiến lược 1: Viết chương trình Hệ hỗ trợ quyết định theo một ngôn ngữ lập trình đa dạng, như PASCAL, C... đáp ứng cho những Hệ hỗ trợ quyết định kích cỡ lớn, cần nhiều giao diện, kết nối với các hệ thống thông tin khác. Thường áp dụng cho các bài toán tối ưu, dự báo...

Chiến lược 2: Sử dụng các ngôn ngữ lập trình thế hệ IV (4 GL), như là ngôn ngữ hướng dữ liệu, hướng tài chính, bảng tính điện tử. Những ngôn ngữ này làm tăng hiệu quả (sản phẩm) của các lập trình viên.

Chiến lược 3: Sử dụng 1 bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định: kết hợp nhiều công cụ trong 1 sản phẩm. Ví dụ như EXCEL, QuadroPro, LOTUS có các bộ tạo sinh ứng dụng tương đối phức tạp.

Chiến lược 4: Sử dụng 1 bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định trong những phạm vi chuyên dụng: nhằm xây dựng những hệ thống có cấu trúc cao, đặc dụng, ví dụ như Hệ quản trị chiến lược.

Chiến lược 5: Phát triển Hệ hỗ trợ quyết định giải quyết các tình huống đặc thù.

Chiến lược 6: Phát triển Hệ hỗ trợ quyết định bằng tích hợp các tiếp cận nói trên: thích hợp cho Hệ hỗ trợ quyết định phân tán.

Việc lựa chọn chiến lược phát triển nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

6.2. Quá trình thiết kế Hệ hỗ trợ quyết định

Khác hẳn với quá trình thiết kế các hệ thống thông tin truyền thống, các Hệ hỗ trợ quyết định được xây dựng theo kiểu mẫu thử. Các giai đoạn thiết kế một Hệ hỗ trợ

- Khảo sát quá trình ra quyết định để xem xét đặc trưng của vấn đề, ví dụ như mục đích và lý do của ứng dụng này là gì (kế hoạch tài chính, phân bổ tài nguyên), ai tham gia trong việc xem xét quyết định cuối cùng, quyết định đó sẽ được sử dụng như thế nào.

- Đánh giá kinh nghiệm của người sử dụng (trong kỹ thuật, quản lý,...) và cảm nghĩ của họ về việc sẽ xây dựng Hệ hỗ trợ quyết định (đồng tình, thích thú, phản đối,...).

- Điều tra về động cơ để xây dựng Hệ hỗ trợ quyết định, ví dụ như để đạt được một công nghệ mới, để nâng cấp sản phẩm và khả năng thực hiện.

- Khảo sát “tiềm năng” sau khi xây dựng Hệ hỗ trợ quyết định. - Xác định phạm vi và tích phức tạp của chúng.

- Xem xét sự lựa chọn phần cứng, phần mềm, có thỏa mãn yêu cầu? - Đánh giá nguồn tài nguyên cần thiết cho mỗi giai đoạn của quá trình.

* Giai đoạn C: Phân tích (15%)

Xác định cách tiếp cận tốt nhất và các tài nguyên cần thiết để thực hiện (kỹ thuật, nhân viên, tài chính, tổ chức tài nguyên). Từ đó cần định nghĩa một mô hình lý tưởng (ideal model) có thể cung cấp thông tin cho các quyết định mấu chốt, thể hiện mục tiêu của Hệ hỗ trợ quyết định. Trong quá trình thực hiện, có thể sẽ không giống thế, mà chỉ theo các bước của mô hình bình thường (để thực hiện các tình huống thực tế).

* Giai đoạn D: Thiết kế (15%)

Bước này mô tả chi tiết các thành phần của hệ thống, cấu trúc, đặc điểm, tương ứng với các thành phần chủ yếu của Hệ hỗ trợ quyết định. Đó là: CSDL và quản trị CSDL, cơ sở mô hình, quản trị tri thức và hội thoại.

Có thể lựa chọn những công cụ phần mềm sẵn có (nếu thích hợp).

* Giai đoạn E: Xây dựng (25%)

Được xây dựng theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào cách thiết kế và các công cụ được sử dụng. Đó là quá trình thực thi kỹ thuật, kiểm tra và cải tiến liên tục. Nếu cần thiết thì hệ được kết nối mạng và các hệ thống thông tin khác.

* Giai đoạn F: Thực hiện (15%)

Đây là giai đoạn hệ thống được triển khai, bao gồm các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, trình diễn, định hướng, thực tập và triển khai.

- Kiểm tra: dữ liệu ra của hệ thống được lựa chọn và so sánh với thiết kế đặc tả. - Đánh giá: xem hệ thống đã thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng đến mức độ nào. Việc kiểm tra và đánh giá lặp đi lặp lại để phát hiện các sai lệch. Từ đó thay đổi thiết kế và xây dựng.

- Trình diễn: trình diễn lại tất cả các khả năng của hệ thống, để người xem có thể tin cậy và chấp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực tập: các thao tác viên thực tập sử dụng các chức năng và cấu trúc của hệ thống.

- Triển khai: hệ thống hoàn thiện được triển khai cho các đối tượng sử dụng.

* Giai đoạn G: Bảo trì và biên soạn tài liệu (10%)

Bảo trì để phát hiện và khắc phục các sai lỗi, giúp hệ thống tiếp tục phát triển. Tài liệu cần được biên soạn chính xác, tỉ mỉ, giúp cho việc sử dụng và bảo trì hệ thống.

* Giai đoạn H: Thích ứng với nhu cầu thực tế (10%)

Khi có các yêu cầu thay đổi từ người sử dụng, thì quay lại các bước ở trên để sửa đổi.

6.3. Quá trình phát triển hệ thống: Chu kỳ lặp và mẫu thử

Thông thường các Hệ hỗ trợ quyết định thường đề cập đến các vấn đề ít có cấu trúc, do vậy người thiết kế cũng khó lòng hiểu thấu đáo được các yêu cầu của người sử dụng và bản thân người sử dụng cũng chưa trình bày được hết yêu cầu của mình. Do đó quá trình thiết kế và cài đặt Hệ hỗ trợ quyết định cũng là quá trình người sử dụng được “học” về bài toán và môi trường của nó. Từ đó, tiếp cận xây dựng Hệ hỗ trợ quyết định được thực hiện theo hướng LẶP VÀ MẪU THỬ.

Phương pháp này có ưu điểm là nhận được phản hồi nhanh từ phía người sử dụng để đảm bảo hệ thống luôn phát triển. Nhờ các công cụ và bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định nên mọi việc thay đổi được nhanh chóng và dễ dàng.

Phương pháp này kết hợp 4 giai đoạn C, D, E, F (phân tích, thiết kế, xây dựng và thực hiện), lặp lại theo 4 nhiệm vụ sau:

1. Chọn một vấn đề nhỏ nhưng quan trọng để thực hiện đầu tiên. Vấn đề được chọn nên đủ nhỏ để thấy được tính tự nhiên của nó, thấy sự cần thiết phải có sự trợ giúp của máy tính.

2. Phát triển một hệ thống nhỏ, dễ sử dụng, nhưng có khả năng trợ giúp người ra quyết định. Như vậy, người xây dựng và người sử dụng phải đi qua tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống, nhưng ở mức yêu cầu thấp và nhanh gọn.

3. Đánh giá hệ thống: Cuối mỗi chu kỳ, người xây dựng và người sử dụng nên cùng đánh giá lại hệ thống. Đây là một phần quan trọng trong quá trình phát triển và là cơ sở để điều khiển toàn bộ quá trình thiết kế. Cuối quá trình đánh giá cần đưa ra quyết định tiếp tục tinh chỉnh hệ thống hay là dừng lại.

4. Tinh chỉnh, mở rộng và sửa đổi lại hệ thống: để cải tiến hệ thống và cứ tiếp tục lặp lại cùng với việc đánh giá (chu kỳ: phân tích - thiết kế - xây dựng - thực hiện - đánh giá) trong mỗi lần tinh chỉnh hệ thống.

Quá trình này được lặp cho đến khi ổn định các chức năng và hệ thống chạy thông suốt.

Lưu ý:

- Sự tương tác giữa người sử dụng, người thiết kế và kỹ thuật viên là rất quan trọng:

+ người sử dụng kiểm nghiệm và cho ý kiến về các hoạt động của hệ thống + người thiết kế lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản hồi và tiếp tục phát triển hệ thống

Do đó, cần tạo môi trường hợp tác tin cậy.

- Đối với các Hệ hỗ trợ quyết định cho nhóm hoặc cho 1 tổ chức, cần 1 cơ chế liên kết giữa những người sử dụng và người phát triển. Số lượng người nhiều đòi hỏi quá trình thiết kế phải tuân theo khuôn mẫu và có cấu trúc hơn, cần xác định mốc kiểm tra trong mỗi chu kỳ đánh giá...

6.4. Bộ sinh Hệ hỗ trợ quyết định

Bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định kết hợp các khả năng để làm ứng dụng trong một chương trình nhằm sử dụng những khối chức năng đơn, tách biệt. Khi Hệ hỗ trợ quyết định cần sử dụng thì sẽ nạp vào. Bộ tạo sinh Hệ hỗ trợ quyết định thường kết hợp các khối sau đây:

- Bảng tính điện tử - Hệ quản trị dữ liệu - Xử lý văn bản - Truyền thông

- Đồ họa thương mại (biểu đồ, sơ đồ,...) - Quản lý lịch biểu

- Quản lý vị trí công việc - Quản lý dự án

Một phần của tài liệu bài giảng HỆ HỖTRỢ RA QUYẾT ĐỊNH (Trang 49)