Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 65)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.1. Giải pháp quản lý

Một nền nông nghiệp bền vững việc sử dụng thuốc BVTV ngoài việc nâng cao năng suất cây trồng còn phải bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và môi trường. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường do sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV phải được coi là mục tiêu của ngành BVTV. Muốn đạt được mục tiêu đó thì cần thực hiện một số giải pháp quản lý sau đây:

* Về quản lý

- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Chọn lọc các loại thuốc dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV. Phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV.

Thực tế, việc quản lý thuốc tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do những bất cập trong việc phân chia vai trò, trách nhiệm, kho chứa, kinh phí lưu trữ cũng như tiêu hủy.

Do đó, để giải quyết tất cả những vấn đề trên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự phối hợp giữa 6 bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Công an và Quốc phòng…theo nguyên tắc:

+ Đảm bảo, tuân thủ các quy định hiện hành về thẩm quyền của các bên; + Không tăng thẩm quyền hoặc tạo thêm quyền mới;

+ Bảo đảm nguyên tắc có một đầu mối chịu trách nhiệm chính và có các cơ quan phối hợp;

+ Đảm bảo sự thống nhất, kịp thời hỗ trợ nhau trong công tác phối hợp; + Việc phối hợp phải dựa trên một mục tiêu chung được các bên xác định rõ ràng. Ngoài ra, để có thể hoạt động trôi chảy, cần có một cơ chế phối hợp mới, nhịp nhàng và ăn khớp hơn, cụ thể, sẽ xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành ở trung ương; Phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương; Phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các lực lượng chức năng tại chính địa phương đó.

* Về kỹ thuật

- Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng an toàn thuốc BVTV và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh đến sức khỏe cộng đồng. Kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có công nghệ dây chuyền lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng và phát triển vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng hoặc dùng ít thuốc BVTV hay phân bón hóa học nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng.

- Người dân tham gia sản xuất phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp đảm bảo an toàn. Chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại cây trồng tại Việt Nam.

- Tuân thủ đúng thời gian quy định cũng như hướng dẫn sử dụng của mỗi loại theo hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn hàng hoá.

- Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. * Về tuyên truyền, tập huấn

Từ thực trạng quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại địa phương, có thể thấy nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế, bà con chưa ý thức được những tác động xấu của việc sử dụng thuốc BVTV mà không kiểm soát hay vai trò của bản thân họ trong hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa được tiếp cận nhiều với các kiến thức cơ bản về môi trường, các tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe; học sinh ở trường có được giảng về môi trường nhưng chủ yếu là lý thuyết mà chưa gắn liền với cuộc sống thực tế.

Chính vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tính khả thi của hoạt động quản lý, sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của người dân:

- Phân ra các đối tượng tuyên truyền là: Học sinh, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...

- Đối với mỗi đối tượng cần lựa chọn các hình thức tuyên truyền cho phù hợp, dễ hiểu như:

+ Đối với học sinh thì có thể xen kẽ vào các bài học ở trên lớp, tổ chức cho các em các buổi giao lưu ngoại khóa tìm hiểu về thuốc BVTV và ảnh hưởng của nó tới môi trường, sức khỏe con người, ...

- Đối với đoàn thanh niên: Tổ chức các buổi lao động công ích thu gom bao bì thuốc trên cánh đồng và khu vực xung quanh, vừa giúp thu gom bao bì thuốc, làm sạch vệ sinh môi trường đồng thời giúp bà con có ý thức hơn trong việc thải bỏ bao bì thuốc BVTV…

- Đối với các tổ chức đoàn thể: Tổ chức các buổi tập huẩn, giao lưu để tuyên truyền tới người dân về mức nguy hại của thuốc BVTV và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường...

Các hoạt động tuyên truyền nên được chính quyền các xã, thôn giao cho các cơ quan đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên lồng ghép vào trong các hoạt động thường kỳ, ví dụ như sinh hoạt đoàn, họp tổ phụ nữ… Đây là những thành phần nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường của thành phố, Trạm BVTV có trách nhiệm mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã, cán bộ tham gia hoạt động tuyên truyền về quản lý, sử dụng và ảnh hưởng của thuốc BVTV nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức của cán bộ, giúp cho hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường.

* Giải pháp về sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc nông nghiệp

Việc sử dụng hiệu quả các loại thuốc trong nông nghiệp cũng góp phần đáng kể trong việc giảm ô nhiễm môi trường. Thuốc được sử dụng hiệu quả sẽ giúp giảm lượng tồn dư trong đất, trong nước mặt và nước ngầm, và do đó, giảm được những tác động không mong muốn tới sức khỏe con người và môi trường, cần tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV, bên cạnh đó, phải biết phối hợp với các biện pháp khác như dùng giống kháng, điều chỉnh thời vụ, bảo vệ các loại thiên địch có ích thì mới nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo quy tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.

Người dân cũng cần được tập huấn về cách phun thuốc cũng như trang phục bảo hộ cần thiết. Quy định an toàn đối với người sử dụng thuốc BVTV.

Hình 3.6. Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV

Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV

Bộ máy tổ chức quản lý Giáo dục truyền thông

Huấn luyện sử dụng HCBVTV Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

Quản lý cung cấp thuốc Quản lý vệ sinh môi trường

Lập ban chỉ đạo do UBND xã phụ trách, phối hợp với các tổ chức đoàn thể:

- HTX, hội khuyến nông - Y tế

- Truyền thanh - Hội phụ nữ - Trường học - Đoàn thanh niên

- Huấn luyện về sơ đồ/phác đồ cấp cứu nhiễm độc

- Xây dựng tủ thuốc cấp cứu - Giáo dục sức khỏe

- Tìm hiểu về thuốc BVTV tại các trường THCS

- Thông qua các buổi họp dân, giao lưu văn nghệ, … để tổ chức tuyên truyền

- Phát thanh trên loa của xã

Tập huấn phương pháp dùng thuốc theo 4 đúng:

- Đúng lúc - Đúng thuốc - Đúng liều lượng - Đúng cách

- Cung cấp thuốc đúng danh mục - Thuận tiện, chính xác

- Chống bán hàng rong - Quản lý, hướng dẫn phun thuốc

- Quản lý chai, vỏ lọ thuốc sau sử dụng

- Không sử dụng thuốc cấm - Dùng phương pháp sinh học

Do các loại thuốc BVTV truyền thống gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên chú trọng sang nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)