3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Loại và lượng thuốc dùng
Đa số người dân trong hai xã Phúc Trìu và Phúc Xuân có thu nhập chính từ cây chè, chính vì vậy họ đầu tư kinh phí và thời gian vào cây chè là rất lớn. Tuy nhiên mức độ hiểu biết về các vấn đề liên quan tới hóa chất BVTV của mỗi người dân là rất khác nhau. Bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện vấn đề này:
Bảng 3.4. Số lượng các loại thuốc sử dụng tại các hộ sản xuất chè của hai xã Phúc Trìu và Phúc Xuân
Xã Phúc Trìu Xã Phúc Xuân
Diễn giải Số lượng
(loại) Tỷ lệ % Số lượng (loại) Tỷ lệ % Thuốc sâu 42 76,4 45 78,9 Thuốc bệnh 4 7,3 4 7,1 Thuốc Kích thích sinh trưởng 6 10,9 7 12,3
Phân loại theo đối tượng dịch hại
Thuốc diệt cỏ 3 5,4 1 1,7
Hóa học 32 58,2 30 52,6
Phân loại theo tính
chất Sinh học 23 41,8 27 47,4
I 0 0,0 0 0,0
II 30 54,5 35 61,4
III 24 43,7 21 36,9
Thuộc nhóm độc hại theo WHO
IV 1 1,8 1 1,7
Có 51 92,7 54 94,7
Có trong danh
mục của chè Không 4 7,3 3 5,3
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn người sử dụng thuốc tại địa điểm nghiên cứu, )
Để tăng thu nhập người dân sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn và không thiếu vai trò quan trọng của hóa chất BVTV trong quá trình canh tác. Trong quá trình sử dụng hóa chất BVTV người dân nào cũng quan tâm tới hiệu quả khi sử dụng. Bảng 3.4 cho thấy, trên địa bàn 2 xã sử dụng tổng cộng 57 loại thuốc khác nhau. Các hộ gia đình điều tra ở cả hai xã sử dụng chủ yếu là thuốc trừ sâu chiếm trên 70%, còn dưới 30 % là các loại thuốc khác như thuốc bệnh, thuốc nấm, thuốc kích thích sinh trưởng và thuốc diệt cỏ. Trong các loại thuốc được các hộ sử dụng tại xã Phúc Trìu có 76,4% là thuốc trừ sâu, 7,3 % là thuốc bệnh, 10,9% là thuốc kích thích sinh trưởng và 5,4% là thuốc diệt cỏ. Ở xã Phúc Xuân tỉ lệ thuốc trừ sâu cao hơn, chiếm 78,9%.
Bên cạnh đó các hộ ở xã Phúc Xuân tỉ lệ phun thuốc sinh học nhiều hơn so với các hộ ở xã Phúc Trìu. Xã Phúc Xuân có 27 loại thuốc sinh học (47,4%), còn xã Phúc Trìu ít hơn 4 loại thuốc đó là 23 chiếm 41,8%. Từ bảng 3.3 ta thấy được cả 2 xã không có thuốc BVTV thuộc nhóm I của WHO. Tuy nhiên, các loại thuốc BVTV trong nhóm II và nhóm III còn chiếm tỉ lệ lớn trên 95%. Còn thuốc BVTV thuộc nhóm IV chỉ có một loại chiếm tỉ lệ rất ít chưa đến 2% của cả 2 xã.
Vậy, các loại thuốc BVTV được các hộ dân sử dụng tại 2 xã có nguồn gốc sinh học và thuộc nhóm IV được dùng cho sản xuất chè còn thấp. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn tạo ra rủi ro về thuốc BVTV tương đối cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro về thuốc BVTV cần tạo cho người tiêu dùng biết và lựa chọn sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và thuốc thuộc nhóm III và nhóm IV.
Bảng 3.5. Diện tích cây trồng trung bình, lượng thuốc phun trung bình trên hộ và lượng phun trên 1 ha ở hai xã
Xã Diễn giải
Phúc Trìu Phúc Xuân Trung bình
Diện tích trung bình/hộ (m2) 2466,6 2149,6 2308,1 Giai đoạn điều tra theo năm 2013 2014 2013 2014 2013 2014 Tổng khối lượng thuốc phun cho
diện tích trung bình/hộ(ml-g) 859,6 906,1 719,5
783,
4 789,5 844,7 Liều lượng phun cả vụ trung bình
(kg-lít/ha) 3,4 3,6 3,3 3,6 3,4 3,6
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn người sử dụng thuốc tại địa điểm nghiên cứu)
Trung bình trong một lứa, mỗi hộ sản xuất chè tại hai xã phun 3, 4 lần thuốc BVTV. Tuy nhiên ở mỗi năm thì người dân lại sử dụng lượng thuốc phun và số lần phun tăng lên ở cả 2 xã. Từ bảng 3.5 cho thấy năm 2014 xã Phúc Trìu với diện tích 2466,6 m2 thì có tổng lượng phun cho diện tích trung bình là 906,1 g-ml tăng 105,4% so với năm 2013 chỉ là 859,6 g-ml. Bên cạch đó, ta thấy xã Phúc Xuân cũng có chiều hướng tăng như vậy, năm 2013 là 719,5g-ml còn năm 2014 là 783,4 g-ml tăng 108,8%. Vậy, tổng khối lượng thuốc phun cho diện tích trung bình trên hộ của xã Phúc Xuân tăng nhiều hơn so với tổng khối lượng thuốc phun cho diện tích trung bình trên hộ của xã Phúc Trìu.
Tuy nhiên, liều lượng phun trung bình trên hộ nghiên cứu năm 2013 của xã Phúc Trìu là 3,4 (l-kg/ha) và cao hơn so với Phúc Xuân là 1,04 lần. Nhưng đến năm 2014 tỉ lệ này đã được rút ngắn lại liều lượng phun cho cả lứa của 2 xã xấp xỉ bằng nhau, của xã Phúc Xuân là 3,3 (l-kg/ha) còn của xã Phúc Trìu chỉ hơn 0,01 (l-kg/ha).
Như vậy có thể thấy rằng, cùng một đơn vị diện tích thì người phun thuốc ở Phúc Trìu có lượng thuốc phun nhiều hơn ở Phúc Xuân trong năm 2013, còn năm 2014 thì lượng thuốc phun của 2 xã là gần như nhau.