Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 38)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.7.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch

Thiên địch là danh từ để chỉ các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm các động vật, loài ký sinh, động vật bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim…) các VSV gây bệnh cho sâu, các VSV đối kháng với các VSV gây bệnh.

VD: Trên ruộng lúa của Việt Nam có 38 loài sâu gây hại đã phát hiện có khoảng 300 loài thiên địch. Trong đó có 167 loài là côn trùng ăn thịt, khoảng 100 loài là côn trùng ký sinh, 29 loài là nhện bắt mồi ăn thịt… [22].

Các loại thuốc trừ sâu đều độc hại với các loài thiên địch là côn trùng và nhện, trong đó thuốc thuộc nhóm độc một và Pyrethroid độc mạnh nhất. Cụ thể: Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của viện BVTV cho thấy: Khi phun thuốc Azodrin, Monitor, Methylparathion sau 3 - 5 ngày mật độ bọ rùa và nhện giảm xuống 50 - 90% và rất chậm phục hồi.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên các chủ cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông và hộ dân tại 2 xã Phúc Trìu và xã Phúc Xuân..

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè trên địa bàn hai xã Phúc Trìu và xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu : xã Phúc Trìu và xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá tình hình sản xuất chè và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Chỉ số tác động môi trường lý thuyết và đồng ruộng của các hộ sản xuất chè. - Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị EIQ đồng ruộng trong sản xuất chè. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng nghiên cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài mình đang thực hiện. Thu thập các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,…

Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ nguồn: xã, thành phố, …

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Nghiên cứu này dựa trên số liệu phỏng vấn 100 hộ gia đình nông dân trồng chè ở hai xã Phúc Trìu (15 xóm) và Phúc Xuân (15 xóm ) thuộc thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên. Việc phỏng vấn sâu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè được tiến hành trong 2 vụ, vụ chè Thu đông năm 2013 và vụ chè Xuân năm 2014, bao gồm lượng thuốc dùng, liều lượng dùng mỗi lần phun, số lần phun cho cả vụ và thời gian cách ly cho cả vụ.

- Đối tượng phỏng vấn: cán bộ khuyến nông xã, trưởng xóm, chủ cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và các hộ gia đình khu vực nghiên cứu.

-Số phiếu phỏng vấn:

+ Đối với các hộ sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thuốc vật phát ra 5 phiếu điều tra trên một xã.

+ Đối với các hộ gia đình nông dân trồng chè là 50 phiếu điều tra trên một xã trong một vụ chè. Và phiếu được phát đều trên 15 xóm một xã.

- Hình thức phỏng vấn:

+ Phỏng vấn trực tiếp Cán bộ khuyến nông, chủ cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và các hộ gia đình khu vực nghiên cứu.

+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình và phỏng vấn giúp thu thập những số liệu mới nhất liên quan đến đề tài: ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường và sức khỏe của người dân khu vực nghiên cứu.

- Tiêu chí của các hộ gia đình được lựa chọn khi phỏng vấn: + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. + Diện tích chè từ 500m2 trở lên.

+ Cây chè được có độ tuổi từ 3 năm tuổi trở lên, vì cây chè lúc này mới cho thu hoạch.

Ngoài ra, tôi còn áp dụng các phương pháp thu thập số liệu khác như quan sát trực tiếp nông dân phun thuốc trên các bãi chè, đặc biệt chú ý đến hành vi ứng xử của họ khi phun thuốc (mức độ dùng bảo hộ lao động, mức độ xử lý thuốc thừa,

pha thuốc, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trước, trong và sau khi phun). Sau đó, mẫu bao bì thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân dùng được ghi chép lại và được chuyên gia thuốc bảo vệ thực vật phân loại theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong sản xuất chè của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2008 và hệ thống phân loại của tổ chức y tế thế giới.

Phỏng vấn các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn 2 xã, phỏng vấn sâu các cơ sở này để tìm hiểu và xem có bao nhiêu loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho chè, liều lượng và số lần phun trong một vụ.

- Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các vấn đề do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây ra.

2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép cách người dân địa phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý bao bì sau sử dụng và số lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm khu vực nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu là một trong những phương pháp quan trọng, mang tính chất quyết định rất lớn đến độ chính xác của đề tài.

Xử lý số liệu là hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được qua điều tra thống kê. Sau khi thu thập phiếu điều tra về ta phải tổng hợp theo các chỉ tiêu đã đề ra.

Sau khi tổng hợp các loại thuốc đã được các hộ gia đình nông dân trồng chè sử dụng ta dựa vào công thức tính EIQ sau để tính:

- Tính chỉ số tác động môi trường - EIQ (theo FAO - 2008).

Bảng 2.1. Công thức tính các tác động môi trường trên các đối tượng và tính EIQ lý thuyết

EI người phun thuốc: C x (DTx5) EI người chăm sóc, thu hái: Cx(DTxP)

EI người sản xuất = EI người phun thuốc + EI người chăm sóc, thu hái

EI người tiêu dùng: C x ((S + P)/2) x 3

EI nguồn nước: L

EI người tiêu dùng = EI tiêu dùng + EI nguồn nước EI động vật thủy sinh(cá): Fx R EI chim: Dx ((S+P)/2)x3 EI ong mật: Z x P x3 EI thiên địch: B x P x 5 EI sinh thái học = EI cá + EI chim + EI ong mật + EI thiên địch

EIQ = (EI người sản xuất + EI người tiêu dùng + EI sinh thái học) / 3

(Nguồn: FAO. 3/2008)[38]

EIQ lý thuyết của một số thuốc bảo vệ thực vật được tính toán dựa theo thành phần công thức của hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật bao gồm 11 chỉ tiêu liên quan đến rủi ro có thể xảy ra với con người và môi trường trong hệ sinh thái đồng ruộng. Các chỉ tiêu này được tính toán theo ba mức độ có thể tạo ra rủi ro (1: rất ít hoặc không tác động, 3 có thể có tác động và 5 có tác động rõ rệt).

Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường

Tiêu chuẩn định điểm

Khả năng hiệu 1 3 5 1. Độ độc mãn tính C ít hoặc không Có thể Có 2. Độ độc cấp tính qua da LD%) với chuột/thỏ mg/kg DT >2000 mg/kg 200 - 2000mg/kg 0-200 mg/kg 3. Độc tính với chim (8 ngày LC50) D >1000 ppm 100 - 1000 ppm 1-100 ppm

4. Độc tính với ong Z Không độc Độc trung

tính

Có độc tính cao 5. Độc tính với thiên địch chân đốt B Hậu quả ít Hậu quả

trung bình

Hậu quả nghiêm

trọng 6. Độc với cá (96 giờ LC50) F >10 ppm 1-10 ppm <1ppm 7. Thời gian phân hủy trên cây

(phân hủy 50%) P 1- 2 tuần 2 - 4 tuần >4 tuần

8. Thời gian bán phân hủy trong

đất (phân hủy 50%) S < 30 ngày

30 - 100 ngày

>100 ngày 9. Khả năng nội hấp trong cây SY Không nội hấp và tất cả các

thuốc trừ cỏ

Nội hấp

10. Khả năng thấm sâu vào nguồn nước ngầm (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất)

L Nhỏ Trung bình Nhiều

11. Khả năng rửa trôi bề mặt đất (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất)

R Nhỏ Trung bình Nhiều

Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có những tham số thể hiện độc tính, tác động đến môi trường và con người. Bảng 2.2. là bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường, mười một tham số (C, DT, D, Z, B, F, P, S, SY, L, R) được sử dụng để tính toán tám loại chỉ số tác động (EI - Environmental Impact) bằng cách sử dụng phương pháp đại số kết hợp với xếp hạng số với khối lượng tương đối được chỉ định cho mỗi tác động đến: người phun, người chăm sóc - thu hái, người tiêu dùng, mạch nước ngầm, cá chim, ong mật và thiên địch (bảng 2.1). Các chỉ số này sau đó tiếp tục tổng hợp để thể hiện các tác động môi trường trên 3 đối tượng: người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường (Bảng 2.1).Như vậy, EIQ lý thuyết của hoạt chất là trung bình của 3 tác động đến 3 đối tượng trên.

+ Công thức EIQ đồng ruộng

EIQ đồng ruộng = EIQ x Ai x lượng dùng (kg/ha) Trong đó:

 EIQ: là giá trị EIQ lý thuyết của hoạt chất có trong thuốc đó.

 Ai: hàm lượng hoạt chất, là % của hoạt chất đó có trong sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

 Lượng thuốc BVTV được dùng (kg/ha).

Các chỉ số EIQ được tính theo cách tính của FAO và Cornell University (A Method to Measure the Environmental Impact of Pesticides, 2007). Nếu người nông dân dùng nhiều loại thuốc, thì EIQ đồng ruộng là tổng số của EIQ của từng loại thuốc đã dùng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Cornell đã chỉ rõ, nếu nông dân có EIQ đồng ruộng nhỏ hơn hoặc bằng 150 là được coi là an toàn (xanh) trong điều kiện các yếu tố khác liên quan đến an toàn được đảm bảo [40].

* Phương pháp Xử lý số liệu: Cở sở dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính trên EXCEL.

* Phương pháp so sánh

Sử dụng để so sánh danh sách thuốc bảo vệ thực vật thực tế ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và thu thập được do điều tra trực tiếp người dân với danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng. So sánh

các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những nhận xét khách quan nhất.

2.4.5. Phương pháp biểu đạt kết quả

Số liệu sau khi được xử lý bằng phần mền EXCEL được biểu đạt bằng bảng số liệu, hình minh họa và được phân tích bằng câu văn, so sánh với các quy chuẩn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Theo điều tra thổ nhưỡng của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như sau:

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%;

Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở thành phố, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất thích hợp với phát triển nông nghiệp và cũng thuận lợi cho việc đầu tư các khu công nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

Thái Nguyên có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công. Sông cầu có lưu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)