Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 41)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu là một trong những phương pháp quan trọng, mang tính chất quyết định rất lớn đến độ chính xác của đề tài.

Xử lý số liệu là hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được qua điều tra thống kê. Sau khi thu thập phiếu điều tra về ta phải tổng hợp theo các chỉ tiêu đã đề ra.

Sau khi tổng hợp các loại thuốc đã được các hộ gia đình nông dân trồng chè sử dụng ta dựa vào công thức tính EIQ sau để tính:

- Tính chỉ số tác động môi trường - EIQ (theo FAO - 2008).

Bảng 2.1. Công thức tính các tác động môi trường trên các đối tượng và tính EIQ lý thuyết

EI người phun thuốc: C x (DTx5) EI người chăm sóc, thu hái: Cx(DTxP)

EI người sản xuất = EI người phun thuốc + EI người chăm sóc, thu hái

EI người tiêu dùng: C x ((S + P)/2) x 3

EI nguồn nước: L

EI người tiêu dùng = EI tiêu dùng + EI nguồn nước EI động vật thủy sinh(cá): Fx R EI chim: Dx ((S+P)/2)x3 EI ong mật: Z x P x3 EI thiên địch: B x P x 5 EI sinh thái học = EI cá + EI chim + EI ong mật + EI thiên địch

EIQ = (EI người sản xuất + EI người tiêu dùng + EI sinh thái học) / 3

(Nguồn: FAO. 3/2008)[38]

EIQ lý thuyết của một số thuốc bảo vệ thực vật được tính toán dựa theo thành phần công thức của hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật bao gồm 11 chỉ tiêu liên quan đến rủi ro có thể xảy ra với con người và môi trường trong hệ sinh thái đồng ruộng. Các chỉ tiêu này được tính toán theo ba mức độ có thể tạo ra rủi ro (1: rất ít hoặc không tác động, 3 có thể có tác động và 5 có tác động rõ rệt).

Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường

Tiêu chuẩn định điểm

Khả năng hiệu 1 3 5 1. Độ độc mãn tính C ít hoặc không Có thể Có 2. Độ độc cấp tính qua da LD%) với chuột/thỏ mg/kg DT >2000 mg/kg 200 - 2000mg/kg 0-200 mg/kg 3. Độc tính với chim (8 ngày LC50) D >1000 ppm 100 - 1000 ppm 1-100 ppm

4. Độc tính với ong Z Không độc Độc trung

tính

Có độc tính cao 5. Độc tính với thiên địch chân đốt B Hậu quả ít Hậu quả

trung bình

Hậu quả nghiêm

trọng 6. Độc với cá (96 giờ LC50) F >10 ppm 1-10 ppm <1ppm 7. Thời gian phân hủy trên cây

(phân hủy 50%) P 1- 2 tuần 2 - 4 tuần >4 tuần

8. Thời gian bán phân hủy trong

đất (phân hủy 50%) S < 30 ngày

30 - 100 ngày

>100 ngày 9. Khả năng nội hấp trong cây SY Không nội hấp và tất cả các

thuốc trừ cỏ

Nội hấp

10. Khả năng thấm sâu vào nguồn nước ngầm (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất)

L Nhỏ Trung bình Nhiều

11. Khả năng rửa trôi bề mặt đất (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất)

R Nhỏ Trung bình Nhiều

Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có những tham số thể hiện độc tính, tác động đến môi trường và con người. Bảng 2.2. là bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường, mười một tham số (C, DT, D, Z, B, F, P, S, SY, L, R) được sử dụng để tính toán tám loại chỉ số tác động (EI - Environmental Impact) bằng cách sử dụng phương pháp đại số kết hợp với xếp hạng số với khối lượng tương đối được chỉ định cho mỗi tác động đến: người phun, người chăm sóc - thu hái, người tiêu dùng, mạch nước ngầm, cá chim, ong mật và thiên địch (bảng 2.1). Các chỉ số này sau đó tiếp tục tổng hợp để thể hiện các tác động môi trường trên 3 đối tượng: người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường (Bảng 2.1).Như vậy, EIQ lý thuyết của hoạt chất là trung bình của 3 tác động đến 3 đối tượng trên.

+ Công thức EIQ đồng ruộng

EIQ đồng ruộng = EIQ x Ai x lượng dùng (kg/ha) Trong đó:

 EIQ: là giá trị EIQ lý thuyết của hoạt chất có trong thuốc đó.

 Ai: hàm lượng hoạt chất, là % của hoạt chất đó có trong sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

 Lượng thuốc BVTV được dùng (kg/ha).

Các chỉ số EIQ được tính theo cách tính của FAO và Cornell University (A Method to Measure the Environmental Impact of Pesticides, 2007). Nếu người nông dân dùng nhiều loại thuốc, thì EIQ đồng ruộng là tổng số của EIQ của từng loại thuốc đã dùng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Cornell đã chỉ rõ, nếu nông dân có EIQ đồng ruộng nhỏ hơn hoặc bằng 150 là được coi là an toàn (xanh) trong điều kiện các yếu tố khác liên quan đến an toàn được đảm bảo [40].

* Phương pháp Xử lý số liệu: Cở sở dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính trên EXCEL.

* Phương pháp so sánh

Sử dụng để so sánh danh sách thuốc bảo vệ thực vật thực tế ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và thu thập được do điều tra trực tiếp người dân với danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng. So sánh

các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những nhận xét khách quan nhất.

2.4.5. Phương pháp biểu đạt kết quả

Số liệu sau khi được xử lý bằng phần mền EXCEL được biểu đạt bằng bảng số liệu, hình minh họa và được phân tích bằng câu văn, so sánh với các quy chuẩn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)