Những giải pháp thực hiện nhằm phát triển sản xuất cây keo lai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 101)

Do điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được nâng cấp và phát triển như hệ thống : điện, đường, trường học,…. Đây là những điều kiện cơ bản, cần thiết để phát triển kinh tế sản xuất, từng bước nâng cao tay nghề cho các tầng lớp lao động của xã, ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân. Và với mục tiêu hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong giai đoạn 2015-2016, chính quyền và nhân dân xã đã và đang từng bước hoàn thiện kinh tế - xã hội địa phương, từng bước nâng cao mức sống, thu nhập cho chính người dân.

Sự phát triển của xã hội đòi hỏi người dân lao động cần phải được cung cấp các kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp… Tuy nhiên, phần lớn lao động của xã còn chưa qua đào tạo nghề, kỹ thuật trong sản xuất còn non kém.

Xuất phát từ thực tế sản xuất của các nông hộ, từ thực trạng phát triển sản xuất keo lai của các hộ nông dân điều tra, các chính sách hỗ trợ trong sản xuất phát triển keo của nhà nước và địa phương mà chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

4.5.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất

Đất đai có vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, nếu quy hoạch không tốt sẽ gây lãng phí sự đầu tư và ảnh hưởng đến vùng trồng cây keo lai của xã.

Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ của tỉnh, của huyện, xã cần có quy hoạch đất trồng rừng của từng thôn chi tiết trên thực địa với các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng đất quy hoạch phát triển trồng rừng sản xuất bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích để đảm bảo trồng keo có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất, khoán rừng, cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực từ các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kỳ, giao đất lâm nghiệp cho từng hộ gia đình, cá nhân tham gia đăng ký

trồng keo trên địa bàn.

Tiến hành đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNSD đất cho các hộ gia đình, các tổ chức tham gia trồng rừng, vì đây là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu và là tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng mong ước, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng keo.

4.5.2.2 giải pháp về chính sách vốn đầu tư, tín dụng

Vốn đầu tư trong quá trình phát triển sản xuất thực sự đảm bảo cho quá trình canh tác cây keo lai bền vững hơn. Nếu mức vốn đầu tư thấp thì sẽ làm giảm chất lượng rừng trồng. Vì vậy, để tăng kết quả huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và bên ngoài, cần có những biện pháp kịp thời để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Tăng cường cho nhân dân vay vốn rộng rãi với lãi suất thấp, phù hợp với thời vụ sản xuất, thu hút các dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp để được đầu tư vốn trồng rừng. Tổ chức cho các hộ gia đình điển hình của xã tham quan học hỏi các mô hình trồng rừng kinh tế có hiệu quả cao để về ứng dụng vào địa phương mình.

Khắc phục tình trạng cấp vốn chậm trễ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính vay vốn để giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết bởi đối tượng được cấp vốn đa số là các hộ gia đình có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định còn rất nhiều hạn chế. Cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây keo lai từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng. Đồng thời đơn vị tín dụng cần phải có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực lâm nghiệp để giám sát nguồn vốn cho vay, đảm bảo các họ gia đình và vốn sử dụng đúng mục đích vay nhằm mang lại hiệu quả từ trồng rừng.

Chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để kích thích phát triển vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất, tự bỏ vốn thuê mướn nhân công để trồng rừng theo các nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn dồi dào đầu tư vào địa phương, vì vậy Nhà nước, chính quyền cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia trồng rừng.

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp, cần tăng cường các giải pháp nhằm huy động nguồn vốn của nhân dân tham gia và các dự án trồng rừng sản xuất.

4.5.2.3 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

Công tác giống cây trồng:

Một trong những biện pháp thâm canh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng là công tác giống. Do đặc điểm cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, nên một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm hoặc thấm chí chục năm sau mới thấy được. Vì vậy, công tác chọn giống phải đi trước công tác trồng một bước, có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất, chất lượng cây trồng.

Tùy vào điều kiện tự nhiên đặc biệt là đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc thẳng, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nhiệt của địa phương.

Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng trên địa bàn xã hiện nay và các năm tiếp theo, cần chủ động giống, hợp đồng giống ngay từ đầu không để phát sinh diện tích, bị động giống. Đơn vị cung cấp giống phải cung ứng đủ giống, giống được kiểm định chất lương và bảo hành giống.

Người dân trong xã còn có nhiều hộ nông dân sử dụng giống keo tự ươm ở vườn, không đảm bảo chất lượng, cũng như năng suất cây trồng, để

giảm chi phí sản xuất. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần từng bước khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các giống nhân hom thay thế cho các loại giống mà người dân tự ươm tại nhà hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng.

Tăng cường công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp bền vững, phổ biến các kỹ thuật tiên tiến cũng như tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao nhằm giúp đỡ các hộ gia đình phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống trên vùng đất nghèo.

Về kỹ thuật trồng:

Theo kết quả nghiên cứu thì nên trồng keo lai với diện tích từ 5 – 9 ha là hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Không nên trồng với diện tích quá lớn sẽ gây lãng phí đất rừng, không có thời gian chăm sóc cây, bảo vệ rừng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây keo lai. Thời gian trồng keo lai hợp là từ 6 -7 năm, cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt thì thu hoạch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu với mục đích lấy gỗ lớn thì nên trồng với thời gian dài hơn từ 10 – 15 năm là hợp lý.

Về công tác sử dụng phân bón:

Theo điều tra từ các hộ nông dân, đa số người nông dân sử dụng ít phân bón trong trồng và chăm sóc cây keo lai, nên việc phát triển của cây keo lai chưa đồng đều, gặp hiện tượng cây keo non trồng bị chết hàng loạt, chất lượng gỗ chưa đảm bảo. Người dân còn mang nặng tư tưởng trồng cây, cây tự sinh trưởng và phát triển, hút dinh dưỡng từ đất là đủ, không cần bón thêm phân bón trong quá trình trồng và chăm sóc. Vì vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này: khuyến khích người dân sử dụng phân hữu cơ vào trồng và chăm sóc cây keo lai, vì đây là phân bón hiệu quả cao và giá thành lại rẻ, tận dụng phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất. Mở các lớp tập huấn đào tạo cho người dân về cách mua loại nào cho phù hợp và sử dụng

các loại phân bón chất lượng mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Truyền bá kiến thức, tư tưởng cho người dân về vai trò quan trọng trong việc bón phân cho cây keo lai, để cây sinh trường và phát triển đồng đều, chất lượng gỗ keo đạt chuẩn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân khi bán những sản phẩm chất lượng với giá thành cao hơn. Cũng chính một phần do giá phân bón ngày càng tăng cao nên tâm lý người dân càng ít sử dụng, vì vậy chính quyền địa phương cũng như các cá nhân, tổ chức cần tạo điều kiện giúp đỡ các hộ trong việc vay phân bón để đầu tư chăm sóc cây nhằm đảm bảo đúng quy trình đã được hướng dẫn.

4.5.2.4 Giải pháp về tập huấn kỹ thuật, tuyền truyền phổ cập

Rất nhiều hộ nông dân tự thuê lao động khoán cho từng hecta trồng keo, nên công tác kiểm tra, giám sát trong việc trồng keo còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây keo. Do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên công tác trồng và chăm sóc cây keo còn nhiều hạn chế, chính quyền xã cần phối hợp với cán bộ khuyến nông huyện, xã mở thêm nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác keo cho người dân địa phương. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ nông dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng keo lai mang lại sẽ cao hơn những hộ không tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Vì vậy cần đưa nhiều thông tin mới về các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân qua các phương tiện truyền thông xã, chuyển giao khao học công nghệ, nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của các lớp tập huấn kỹ thuật. Cần khuyến khích các kỹ sư lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông, các công nhân kỹ thuật về địa phương tham gia, hoạt động, hướng dẫn trực tiếp trên đất trồng cho người dân để họ có thể tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Do người dân chưa nhận thức được hết về lợi ích của việc trồng rừng, kinh doanh lâm nghiệp nên công tác truyên truyền, phổ cập giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường sinh thái của

việc trồng rừng là rất cần thiết. Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền là tập trung vào các vấn đề sau: cần cung cấp thông tin chứng minh vững chắc việc thoát nghèo vươn lên làm giàu từ kinh tế lâm nghiệp cho nông dân. Đồng thời tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra chính quyền xã, huyện cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận khuyến nông, khuyến lâm cơ sở, tập huấn, tổ chức tham quan các mô hình trồng rừng hiệu quả để người dân học hỏi kinh nghiệm của nhau và cùng nhau phát triển.

4.5.2.5 Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Đối với bất cứ một ngành sản xuất nào, để mở rộng phát triển sản xuất thêm hay không đều phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ. Trong những năm qua, việc phát triển sản xuất cây keo lai ở xã Hương Vĩnh đã thể hiển hướng đi đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cũng như mức sống của người dân những đã gặp không ít những trở ngại. Đó là vấn đề tiêu thụ đang gặp phải khó khăn, thị trường tiêu thụ hoàn toàn do tư thương quyết định làm cho người trồng keo lai thua thiệt nhiều mặt.

Qua nghiên cứu cho thấy, thị trường tiêu thụ keo gỗ trồng ở địa bàn xã chủ yếu là các thương lái thu mua và đem đi tiêu thụ ở cảng Vũng Áng, Tỉnh Quảng Bình, bán cho các nhà máy chế biến giấy, các cơ sở làm mộc, đồ gỗ mĩ nghệ,.. Giá bán gỗ keo trên thị trường chưa được quy định một mức giá cụ thể, bấp bênh theo thị trường, do thương lái quyết định. Hiểu biết của người dân về giá keo, thị trường tiêu thụ còn rất nhiều hạn chế toàn bị các thương lái ép giá. Vì vậy, để mở rộng thị trường tiêu thụ và đảm bảo các quyền lợi cho người sản xuất, cần có một số giải pháp sau:

Cung cấp cho người dân thông tin về giá cả, nhu cầu trên thị trường, về thị hiếu của người tiêu dung trong và ngoài nước thông qua các phương

tiện thông tin truyền thông của xã, các lớp tập huấn, các cán bộ, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, giúp cho người trồng rừng có định hướng sản xuất phù hợp.

Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tác nhân tham gia quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Tạo mối liên kết trực tiếp giữa người trồng keo và các cơ sở chế biến, các nhà máy, xí nghiệp chế biến để người dân không bị các thương lái ép giá khi bán gỗ nguyên liệu.

Nghiên cứu thành lập mô hình hợp tác xã thương mại dịch vụ với các hình thức khác nhau nhiệm vụ cung ứng, tiêu thụ, chế biến, vận chuyển là tổ chức làm ăn kinh tế làm chức năng lưu thông giúp hộ nông dân chủ động mua bán, tránh bị ép giá.

4.5.2.6 Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một yếu tố trong những yếu tố cơ bản quyết định dến hiệu quả phát triển sản xuất cây trồng. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã Hương Vĩnh đã được chú trọng đầu tư và xây dựng, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nhỏ vấn đề giao thông đi lại trong xã. Do địa điểm trồng cây keo lai ở cách xa khu dân cư, các tuyến đường phục vụ cho việc thu mua, vận chuyển gỗ keo hết sức khó khăn. Với địa hình đồi núi dốc, vấn đề cơ cở hạ tầng giao thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển sản xuất, tiêu thụ keo lai. Những con đường vào tận nơi trồng keo của các hộ dân chủ yếu còn là đường đất, dốc, vào mùa mưa thì lầy lội, rất khó khăn cho các hộ nông dân đưa cây giống lên địa điểm trồng, khó khăn trong việc vận chuyển từ nơi thu hoạch đến điểm tập kết, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bởi vì điều kiện đi lại khó khăn nên tiền thuê nhân công cho việc khai thác, thu hoạch, vận chuyển đến điểm thu mua cũng rất đắt.

Vì vậy để khắc phục những nhược điểm trên, tạo điểu kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển gỗ keo từ nơi trồng đến điểm tập kết, thu mua gỗ nguyên liệu một cách thuận lợi, cần thực hiện một số giải pháp sau:

tiện cho người dân trong việc trồng, và khai thác keo lai, giảm bớt khó khăn, tiết kiệm được một phần chi phí cho công vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.

Chính quyền các cấp cần kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân để có thể xây dựng được các nhà máy chế biến gỗ gần vùng nguyên liệu nhằm rút ngắn con đường vận chuyển, cắt giảm chi phí vận chuyển, tiền thuê nhân công lao động.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w