Tình hình phát triển sản xuất cây keo lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

a) Tình hình sản xuất cây keo lai ở Việt Nam

người nông dân trồng và mở rộng diện tích. Ở nước ta cây keo lai được trồng nhiều ở các tỉnh như Ninh Thuận, Cà Mau, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, và đặc biệt là được trồng nhiều ở các vùng sinh thái.

Những năm gần đây nhiều hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện miền núi Bác Ái – tỉnh Ninh Thuận đã đưa vào trồng cây keo lai trên vùng đất dốc và đồi núi trọc vùng cao và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã Phước Thành hiện có trên 200ha cây keo lai từ 1-4 năm tuổi. Do ở đây đất đai khô cằn, thiếu nước tưới, những năm gần đây nhiều hộ nông dân bắt đầu chuyển từ cây trồng không hiệu quả sang trồng cây keo lai. Khi trồng keo lai trong mô hình, mỗi hộ nông dân được hỗ trợ 3 triệu đồng theo chương trình 30a chi phí mua giống và phân bón nên người dân có rất nhiều hộ đăng ký trồng keo lai. Việc đưa vào trồng keo lai trên địa bàn Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có thể mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại đây.[8]

Vài năm gần đây, việc đưa cây keo lai trồng trên đất rừng U Minh hạ (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân xứ này. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U Minh hạ chủ yếu là cây tràm cừ bản địa. Qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây tràm cho năng suất không cao, giá trị sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây trồng khác thấp hơn. Để bổ sung và từng bước đa dạng cây trồng, nhiều đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đưa cây keo lai vào trồng trên đất rừng U Minh hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt. Hiện nay, tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh hạ (Cà Mau), diện tích đã trồng keo lai gần 1.000 ha, từ cây mới trồng cho đến 6 - 7 tuổi sắp cho thu hoạch. Công ty đã tiến hành khai thác keo lai 6 năm tuổi, với trữ lượng 300 m³/ha và giá bán cây đứng trọn gói 60 - 70 triệu đồng/ha. Nếu so với trồng cây tràm cừ bản địa trên cùng 1 ha, cây keo lai rút ngắn gần ½ thời gian từ khi trồng đến khi khai thác thu hoạch

và doanh thu gấp 3 lần. Hiện, công ty này đang trồng mới khoảng 200 ha keo lai trong kế hoạch trồng rừng năm 2010. [9]

Xuất phát từ những ưu điểm trên của cây keo lai mô, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, đã chọn giống keo lai mô dòng BV10 để thực hiện mô hình trình diễn trồng thâm canh 05ha tại xã Nghĩa Thuận. Mô hình được thực hiện không những áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý rừng mà còn giúp chuyển giao kỹ thuật trồng rừng và quản lý rừng một cách bền vững cho hộ gia đình tham gia dự án. Sau 02 năm triển khai, từ thực tế cho thấy, mô hình trồng thâm canh keo lai mô đang có triển vọng tốt, cây có tỷ lệ sống trên 90%, cây có khả năng sinh trưởng tốt. Mô hình cây keo lai mô dòng BV10, Trạm Khuyến nông huyện đưa vào vùng đất xã Nghĩa Thuận trồng thử nghiệm với quy mô 5ha hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các giống keo khác. [10]

b) Tình hình tiêu thụ cây keo lai ở Việt Nam.

Hiện nay sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) cũng là thị trường có mức tiêu dùng lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới. Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn. Theo các chuyên gia, lý do khiến đồ gỗ Việt Nam đã và đang ngày càng được lòng các thị trường lớn là do đồ gỗ Việt Nam có chất

lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ gia tăng cả trong và ngoài nước những năm qua cũng là cơ hội cho ngành chế biến đồ gỗ trong nước phát triển. Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD, đồ thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 2 tỷ USD. Về thị trường tiêu thụ, triển vọng kinh doanh ngành gỗ trong năm 2014 hứa hẹn rất nhiều ở những thị trường mới giàu tiềm năng như Trung Đông, Úc và một số nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia… Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 10 đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu gỗ sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 10,19%. Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,35% và 22,03% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014 - chiếm 66,35% trong tổng giá trị xuất khẩu. Theo MARD, sản lượng gỗ khai thác trong 10 tháng qua ước đạt 4.527 nghìn m3 , tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/10 diện tích rừng trồng mới ước đạt 193,8 nghìn ha, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.[11]

Ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn cho ngành. Trồng rừng keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho nhu cầu gỗ của ngành công nghiệp giấy, ván dăm và xuất khẩu ra thế giới. Cây keo lai được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, ván dăm, ván ép và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu,… nên nhu cầu thị trường rất lớn. Cây keo có nhiều đặc trưng hình thái, có tỷ trọng gỗ và các tính chất vật lý cơ học trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt vè sinh trưởng. Keo lai có thể tích gỗ và khối lượng gỗ nhiều hơn rõ rệt so với các loài bố mẹ, gỗ keo lai là một vật liệu tốt để làm gỗ ván và

cao hơn các loài cây bố mẹ và các cây khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w