Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 95)

Tổ chức và đưa vào sản xuất một loại cây trồng mới với quy mô lớn đòi hỏi phải có hệ thống chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ hiệu quả.

Huyện Hương khê đã đưa ra nhiều chính sách, quyết định hỗ trợ vốn cho các cá nhân tổ chức đầu tư vào ngành lâm nghiệp nói chung và keo lai nói riêng. Hiện nay trên địa bàn huyện có khá nhiều tổ chức tín dụng hỗ trợ cho người dân trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Ngân hàng NN&PTNT, các tổ chức tín dụng như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân. Số vốn vay dao động từ 30 - 50 triệu đồng, thời hạn vay là từ 3 - 5 năm, với lãi suất là 1,1 %. Thời hạn vay như vậy chưa hợp lý với chu kỳ phát triển của keo lai, thường là 6 năm, lãi suất cao so với thu nhập hàng năm từ cây keo của các hộ nông dân. Nhưng vẫn có những chính sách và chương trình dự án hỗ trợ người dân trồng keo, những hộ nông dân trồng keo được hỗ trợ 30% lãi suất vay vốn, được hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng keo lai,… Nhờ vậy mà diện tích trồng keo lai trên địa bàn xã ngày càng tăng lên đáng kể, dù tính bình quân chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở trên địa bàn xã Hương Vĩnh.

Hiện nay trên địa bàn xã chưa có vườn ươm trồng cây giống nào, đa số người dân tự ươm với quy mô nhỏ, cần có chính sách giúp đỡ người dân mở vườn ươm giống có quy mô, đảm bảo chất lượng cây trồng, để cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w