Thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65)

Thông qua điều tra chọn mẫu 60 hộ trồng keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh ta thấy, chi phí đầu tư năm đầu của các hộ giao động trong khoảng từ 11 – 15 triệu đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư với chu kỳ 6 năm trồng. Cây keo lai là cây trồng lâu năm, có chu kỳ trồng trong 5-7 năm mới khai thác được nên chi phí đầu tư ban đầu chiếm rất lớn nguồn vốn đầu tư, mỗi người trồng khác nhau thì sẽ có những mức đầu tư chăm sóc khác nhau. Điều này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng, kinh nghiệm, điều kiện kinh tế của từng chủ hộ trồng keo lai. Theo bảng thống kê 4.5, trung bình chi phí đầu tư cho 1 ha trong 6 năm là 17.307.166 đồng, chi phí chiếm nhiều nhất năm đầu tiên là chi phí cho đào hố + trồng dặm, chi phí mua giống, chi phí khai hoang, đốt cỏ dại để làm đất trồng rừng, còn chi phí cho công chăm sóc, làm cỏ, vận chuyển và phân bón chiếm tỷ trọng ít hơn. Chi phí khác trong 6 năm trồng rừng gồm năm đầu tiên là mua các dụng cụ tư liệu sản xuất, còn những năm tiếp theo là chi phí lãi vay vốn, công lao động gia đình…. chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí trồng keo lai.

Ở năm đầu tiên chi phí cho trồng keo lai lớn, đầu tư công chăm sóc, làm cỏ nhiều để cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Năm thứ hai người trồng keo chỉ đầu tư cho công làm cỏ và chăm sóc cây (tỉa cành, phát tán cây bụi, trồng lại cây bị chết,…). Năm thứ 3 và 4 người dân chỉ đầu tư công chăm sóc và cho tới năm thứ 5 và 6 cây đã phát triển tốt và rể đã ăn sâu nên chỉ làm công tác bảo vệ rừng keo khỏi sự phá hoại của kẻ gian, thực hiệc công tác phòng chống cháy rừng hiệu quả. Tùy vào chất lượng đất, loại đất và sinh trưởng của cây mà độ dài chu kỳ khai thác khác nhau, tuy nhiên với tính chất đất ở địa bàn xã, đất nghèo dinh dưỡng, đồi núi nên các hộ trồng keo lai thường có chu kỳ 6 năm là khai thác hiệu quả. Mật độ cây trồng giao động từ 2.200 – 2.500 cây/ha, bình quân là 2.395 cây/ha. Giá giống cây cũng ít dao động người dân mua với mức giá bình quân là 640 đồng/cây. Giá công lao động thì ít biến động, chỉ phụ thuộc vào địa

đồng/công, còn với những nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn thì giá thuê lao động tăng lên 140.000 đồng/công, bình quân thì là 136.000 đồng/ha. Qua các năm thì công chăm sóc cho cây keo lai giảm, để giảm thiểu chi phí đầu tư người dân chỉ đầu tư thuê lao động ở năm 1,2 là nhiều với 8 công lao động/ha, sang năm 5 và 6 thì không đầu tư thuê lao động chăm sóc nữa. Sau 6 năm chăm sóc thì chi phí cho 1 ha trồng keo bình quân là 3.307.333 đồng/ha chiếm một phần lớn trong chi phí đầu tư. Người trồng keo chỉ mất khoảng chi phí vận chuyển cây giống từ địa điểm mua đến địa điểm trồng nên rất ít tốn kém, bình quân là 493.333 đồng/ha, những nơi có địa hình phức tạp thì chi phí vận chuyển có cao hơn 100.000 – 200.000 đồng/ha. Cây keo lai phát triển rất nhanh nên người dân ít chú trọng đến phân bón cho cây, chỉ đầu tư ít phân bón cho năm trồng đầu tiên, bình quân là 485.000 đồng/ha, những năm còn lại không bón thêm chỉ chú trọng việc chăm sóc cây, để cây tự sinh trưởng và phát triển theo tự nhiên.

Đến khi thu hoạch thì người trồng keo không phải trả các khoản chi phí cho việc khai thác như tiền chặt cây, bóc vỏ, vận chuyển. Vì người thu mua bao khoán tất cả các giai đoạn từ khai thác cho đến vận chuyển tới bãi tập trung. Hình thức mua bán của các thương lái là chặt trắng, bóc vỏ tại bãi sau đó vận chuyển gỗ đã qua sơ chế tới bãi tập trung. Gỗ ở địa phương chủ yếu được vận chuyển đi các huyện trong tỉnh và tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa để làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến giấy và ván dăm.

Bảng 4.4 Các loại chi phí trong thời kỳ kiến thiết ban đầu trong chu kỳ trồng keo lai của các hộ điều tra.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Mật độ giống Cây/ha 2.395 - - - - -

Giá giống Đồng/cây 640 - - - - -

Đào hố+trồng dặm Đồng/cây 2.378 - - - - -

Khai hoang Đồng/ha 1.895.000 - - - - -

Làm cỏ Đồng/công 102.500 102.500 - - - -

Chăm sóc Đồng/công 136.000 136.000 136.000 136.000 - -

Vận chuyển Đồng/ha 493.333 - - - - -

Phân bón Đồng/ha 485.000 - - - - -

Bảng 4.5 Chi phí trồng rừng keo lai của các hộ theo từng năm của các hộ điều tra(BQ/1ha)

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng

1. Khai hoang 1.890.000 0 0 0 0 0 1.890.000 2. Tiền giống 1.532.000 0 0 0 0 0 1.532.000 3. Đào hố + trồng dặm 5.682.833 0 0 0 0 0 5.682.8333 4. Vận chuyển 493.333 0 0 0 0 0 493.333 5. Phân bón 485.000 0 0 0 0 0 485.000 6. Làm cỏ 1.025.000 821.667 0 0 0 0 1.846.667 7. Chăm sóc 1.108.000 926.667 777.000 495.666 0 0 3.307.333 8. Chi phí khác 345.000 345.000 345.000 345.000 345.000 345.000 2.070.000 Tổng 12.561.166 2.093.334 1.222.000 840.666 345.000 345.000 17.307.166

4.2.2.2 Thực trạng mở rộng diện tích trồng keo lai trong hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trong không thể thay thế được đối với các hộ sản xuất cây keo lai. Qua điều tra 60 hộ trên địa bàn xã Hương Vĩnh, chúng ta thấy diện tích trồng keo lai của các hộ điều tra tăng lên và không có hộ nào giảm diện tích trồng keo.

Bảng 4.6 Tổng diện tích trồng keo lai của các hộ điều tra qua 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

Tổng diện

tích (ha) 209 322 373,5 113 54,07 51,5 15,99

(nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2015) Qua điều tra 60 hộ, trong 3 thôn của xã Hương Vĩnh ta thấy, tổng diện tích trồng keo lai năm 2012 là 209 ha thì đến năm 2013 tổng diện tích đã tăng lên 322 ha, tăng 113 ha (tương ứng 54,07%) so với năm 2012. Đến năm 2014 diện tích đã tăng lên 373,5 ha, tăng 51,5 ha (tương ứng 15,99%) so với năm 2013. Năm 2013 diện tích trồng keo lai tăng mạnh, một phần là do chủ trương của xã giao đất rừng cho nông dân trồng rừng sản xuất, nâng cao chất lượng rừng, bảo vệ rừng và để cải thiện cuộc sống cho nông dân. Năm 2012 người dân bắt đầu thu hoạch nhiều diện tích trồng keo đã đạt chuẩn, thu được nguồn thu nhập cao, nguồn vốn lớn trong gia đình, nên sau một thời gian khai hoang người nông dân lại chú trong đầu tư trồng thêm diện tích trồng keo lai. Năm 2014, do một phần kinh tế khó khăn, sản lượng gỗ bán ra không thuận lợi nên ít nông dân đầu tư trồng thêm diện tích mới, giá bán lại giảm, mà chỉ chú trọng chăm sóc những diện tích đã trồng.

Bảng 4.7 Sự thay đổi diện tích trồng keo lai của các hộ điều tra qua 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu Trại tuần Thuận trị Vĩnh ngọc Bình quân

Số hộ có diện tích tăng lên (hộ) 22 17 8

Tỷ lệ số hộ có diện tích tăng lên (%)

88 68 80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng diện tích tăng lên trong ba năm (ha)

82,5 61 21 49,17

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2015) Nhìn chung ta thấy, số hộ có diện tích tăng lên cao nhất là ở xóm Trại Tuần là 22 hộ, chiếm 88% tổng số hộ có diện tích tăng lên, tổng diện tích tăng lên của các hộ qua 3 năm là 82,5 ha. So với xóm Trại tuần thì số hộ đầu tư tăng diện tích ở xóm Thuận Trị thấp hơn, những vẫn chiếm tỷ trọng lớn, có 17 hộ đầu tư tăng diện tích, chiếm 68 % tổng số hộ, tổng diện tích tăng lên là 61 ha. Ở xóm Vĩnh Ngọc có 8 hộ tiếp túc tăng diện tích trồng keo lai, chiếm 80% số hộ, tổng diện tích tăng lên 21 ha. Cho thấy, người dân đã nhận thấy được lợi ích to lớn của cây keo lai, đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy thời gian chăm sóc cây dài. Rất nhiều hộ nông dân muốn mở rộng diện tích trồng keo lai nên đã chủ động yêu cầu xã giao đất, giao rừng nghèo để khai hoang đất chuyển đổi cây trồng mở rộng diện tích, đồng thời bảo vệ rừng. Thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ngắn ngày, những họ đã biết chủ động đầu tư khai thác đất rừng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Những năm gần đây có nhiều diện tích trồng cao su của xã đã hư hỏng nặng, chết do thiên tai, nguồn lợi từ trồng cao su ngày càng giảm mạnh, nên người dân đã mạnh dạn vay vốn của người thân hay ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Hương Khê (NN&PTNT) đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng keo lai mang lại thêm nguồn thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống, con em được đến trường có cuộc sống ấm no hơn.

Hộp 4.1 Ý kiến của các hộ nông dân về vấn đề tăng, giảm diện tích cây keo lai

(Nguồn: Phỏng vấn hộ nông dân, 2015)

4.2.2.3 Nguồn vốn phục vụ để phát triển sản xuất keo lai của các hộ điều tra

Nguồn vốn có vai trò quan trọng, là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung, đối với phát triển sản xuất keo lai nói riêng. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước đi tiếp theo của quá trình phát triển sản xuất cây keo lai của các hộ điều tra. Trồng keo lai đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn ở năm đầu tiên nên hầu hết người dân đã chủ động đứng ra vay vốn ngân hàng NN&PTNT, các cá nhân, tập thể, người thân.

Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2014

Ý kiến 1: Gia đình tôi có 5 ha cao su trồng lâu năm, nhưng mấy năm gần đây cây cao su bị chết dần, chất lượng mủ không đảm bảo, nguồn lợi từ cây cao su ngày càng ít nên đầu năm 2012 tôi đã quyết định vay vốn đầu tư chuyển đổi cây trồng, sang trồng cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Nguyễn Viết Văn, xóm Thuận trị. Ý kiến 2: Gia đình tôi trồng keo lai từ năm 2004, thấy cây keo lai chi phí đầu tư tương đối thấp, không phải chăm sóc nhiều, mang lại nguồn lợi nhuận cao mỗi khi thu hoạch, nên gia đình tôi năm nào cũng làm đơn xin cán bộ xã giao đất rừng để đầu tư mở rộng diện tích keo lai, vừa bảo vệ rừng, vừa mang lại thêm thu nhập cho gia đình.

Ông Nguyễn Văn Thìn, xóm Vĩnh Ngọc Ý kiến 3:Nhận thấy rõ được nguồn lợi mang lại từ cây keo lai, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi 2 ha cao su và 1 ha cây bạch đàn kém chất lượng sang trồng cây keo lai.

Chỉ tiêu Số hộ vay vốn (hộ)

Tổng số tiền vay vốn (tr.đồng)

Lãi suất cho vay (%/tháng)

Vay ngân hàng NN&PTNT 60 2745 1,1

Vay cá nhân, người quen 60 386 0

Vay tổ chức khác 60 775 1,1

Số hộ được hỗ trợ vốn 60 300 0

(nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 4năm 2015) Qua số liệu điều tra, tất cả các hộ nông dân đều vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất cho gia đình, vay vốn ở ngân hàng NN&PTNT, vay cá nhân, bạn bè, người thân và vay các tổ chức ở trong xã như hội phụ nữ, hội nông dân. Bình quân mỗi hộ nông dân vay của ngân hàng NN&PTNT 45,75 triệu đồng, với lãi suất cho vay là 1,1%/ năm, thời hạn vay có thể là 3 năm hoặc 5 năm. Ở hai năm đầu người nông dân được hỗ trợ lãi suất vay vốn, ngân hàng hỗ trợ 30% lãi suất, nhưng người dân phải trực tiếp đóng cho ngân hàng, sau một thời gian ngân hàng sẽ trả lại khoảng lãi suất hỗ trợ cho nông dân. Ngân hàng NN&PTNT Huyện Hương Khê đã có những ưu đãi tích cực cho người nông dân, giúp nông dân mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Các cán bộ của ngân hàng đã chủ động đến tận nhà của những hộ nông dân khó khăn để giúp đỡ họ những thủ tục vay vốn, cho họ biết rõ hơn những ưu đãi mà họ có thể hưởng khi vay vốn. Người dân còn chủ động vay vốn các tổ chức trong xã với tổng số tiền 775 triệu đồng, với lãi suất 1,1% và cũng được hỗ trợ 30% lãi suất trong 2 năm đầu. Ngoài nguồn vốn gia đình tự có người nông dân còn đi vay cá nhân, người thân với lãi suất 0%, để tiết kiệm một khoản nhỏ chi phí vay vốn.

STT Chỉ tiêu Số lượng vốn (tr.đ)

Cơ cấu (%)

I Tổng vốn đầu tư sản xuất keo lai 17,5 100

1 Vốn tư có 4 22,86

2 Vốn hỗ trợ 5 28,57

3 Vốn vay

Vay ngân hàng NN&PTNT 5 28,57

Vay cá nhân, người quen 2 11,43

Vay tổ chức khác 1,5 8,57

II Tình hình sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Trồng mới 12,5 71,43

2 Chăm sóc keo lai giai đoạn phát triển 3 17,14

3 Chi phí khác 2 11,43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2015)

Biểu đồ 4.1 Tổng nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra

Tổng chi phí bình quân người nông dân bỏ ra khi trồng 1 ha rừng keo lai là 17,5 triệu đồng. Trong đó, chi phí thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của cây keo lai. Cụ thể: trong đó, người dân tự bỏ vốn của gia đình là 4 triệu đồng, chiếm 22,86%; vốn hỗ trợ của chính quyền địa phương xã là 5 triệu đồng, chiếm 28,57%; vốn vay của ngân hàng NN&PTNT là 5 triệu đồng, chiếm 28,57%; vốn

vay cá nhân, người quen là 2 triệu đồng, chiếm 11,43%; còn lại là vốn khác dùng cho chi phí khác trong quá trình phát triển sản xuất keo lai.

Biểu đồ 4.2 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

Về tình hình sử dụng vốn: vốn đầu tư trồng mới là 12,5 triệu đồng, chiếm 71,43%; vốn đầu tư cho chăm sóc keo lai giai đoạn phát triển là 3 triệu đồng, chiếm 17,14%; còn lại là chi phí khác là 2 triệu đồng chiếm 11,43%.

Có thể thấy nguồn vốn vay đầu tư cho phát triển sản xuất keo lai của các hộ điều tra chiếm tỷ lệ lớn nhất với 48,57%, vốn tự có của gia đình lại rất thấp chỉ chiếm 22,86%. Do đó, khả năng tự chủ, chủ động về nguồn vốn của hộ là rất thấp.

Về sử dụng nguồn vốn: Đầu tư cho trồng mới chiếm tỷ lệ lớn nhất với 71,43%, đầu tư vốn cho chăm sóc keo lai thời kỳ phát triển chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 12,14% và chưa đáp ứng được yêu cầ đầu tư chăm sóc keo lai.

Qua việc vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân cho thấy họ đã dần nhận thức được tầm quan trọng của cây keo lai và mức độ đầu tư cho cây trồng vào giai đoạn kiến thiết cơ bản là cực kỳ quan trọng.

4.2.2.4 Tình hình sử dụng giống mới trong phát triển sản xuất cây keo lai

Việc chọn giống cây trồng vô cùng quan trọng, quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chất lượng giống tốt thì cây trồng sẽ sinh trưởng và

phát triển tốt, đạt năng suất cao. Cây keo lai có đặc điểm là sinh trưởng và phát triển nhanh, trồng trong thời gian dài từ 5 -7 năm cho nên công tác chọn giống để trồng phù hợp với địa hình, khu vực rất quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng gỗ thu hoạch. Một số hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư sử dụng giống mới vào sản xuất và đạt năng suất tăng dần. Một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng nên để tránh rủi ro người dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65)