a) Tình hình sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới
Nhu cầu về các mặt hàng được làm từ gỗ của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng lớn, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng từ gỗ ngày càng nhiều. Các nước trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, trồng rừng với nhiều loại cây lấy gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ của mình. Một số loại cây được các nước trồng nhiều như : thông, bạch đàn, keo lai, sồi,…Rừng hiện nay bao phủ khoảng 40 triệu km2, tức là chưa tới một phần ba bề mặt trái đất. Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philipines và Ấn Độ, diện tích rừng che phủ đã và đang được tăng lên. Nhưng từ năm
2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km2 rừng mới trồng. Brazil đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khi từ 2003 đến 2004, nước này đã phá khoảng 40.000 km2 rừng thì tới 2010 và 2011, mức độ triệt hạ rừng đã giảm một nửa. Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, theo nghiên cứu này, đã có 4.980 km2 rừng bị biến mất, trong khi diện tích trồng mới là 2585 km2.[6]
b) Tình hình tiêu thụ gỗ trên thế giới.
Theo EOS (tổ chức ngành công nghiệp xưởng cưa của châu Âu), sản xuất và tiêu thụ gỗ xẻ mềm giảm 1,1% và 2,2% trong năm 2013. Các thành viên của EOS dự đoán sản xuất gỗ xẻ cứng tăng 1,2 % trong năm nay mặc dù nhu cầu dự báo giảm 2%
Châu Âu nhiều khu vực xưởng cưa đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động xây dựng thấp, niềm tin tiêu dùng thấp, chi phí nguyên liệu thô lại tăng cao.
Bỉ và Romania báo cáo tăng trưởng sản xuất gỗ xẻ mềm tương ứng với 1,4% và 3,4%; trong khi Đức, Áo, Thụy Điển đều dự báo giảm dao động từ 3,7%-7,9%. Sản xuất gỗ xẻ mềm tại Anh với thị phần chiếm khoảng 4,1% tổng sản lượng của EOS, trong khi đó mức tiêu thụ tại Anh đạt 12,9% tổng sản lượng, đứng vị trí thứ ba sau Đức và Pháp
Năm 2012, sản xuất gỗ xẻ cứng tăng 8,2%. Khối lượng gia tăng 5% tại một số thị trường như: Áo, Pháp và Ý, tăng 9% ở Bỉ và gia tăng mạnh nhất tại thị trường Romania. [7]