Lây truyền vi rút viêm ga nB qua máu

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút (Trang 28)

Từ năm 1960, trước khi những xét nghiệm sàng lọc máu được thực hiện để phát hiện nhiễm HBV ở những người cho máu và khi truyền máu với những máu từ những người cho máu chuyên nghiệp nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan trên 30% và khoảng gần 60% số đó có HBsAg dương tính. Nguy cơ nhiễm HBV tăng cao ở những BN mắc Hemophilia (bệnh ưu chảy máu) cần chỉ định truyền máu nhiều lần. Từ năm 1970 áp dụng sàng lọc huyết thanh của HBV làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HBV sau truyền máu.

HBV lây truyền dễ dàng qua da và niêm mạc bị phơi nhiễm với máu hoặc các chất dịch của cơ thể nhiễm HBV. Lây nhiễm HBV gấp khoảng 100 lần so với HIV

A B C D E F G H I J

và gấp 10 lần so với HCV. HBV-ADN đã được xác định ở hầu hết các dịch cơ thể bằng phương pháp PCR. Đường tiêm qua da có dính máu hoặc chất dịch cơ thể đóng vai trò quan trọng trong lây nhiễm HBV. Sử dụng kim tiêm chung ở những người tiêm chích ma túy là đường lây quan trọng của HBV hoặc sử dụng lại những kim tiêm bị nhiễm HBV cho xăm mình, châm cứu và xỏ lỗ tai là những nguy cơ lây nhiễm HBV qua da [138].

Trong môi trường y tế, những tổn thương do kim đâm, tiếp xúc với các dụng cụ y tế bị nhiễm HBV, chạy thận nhân tạo và tiếp xúc với nhân viên y tế bị nhiễm HBV, đặc biệt trong các thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật có nguy cơ nhiễm HBV [138]. Trong những vùng dịch tễ, lây truyền ngang giữa những người do tiếp xúc gần có thể xảy ra. Bên cạnh đó HBV có thể tồn tại trong một thời gian ở bên ngoài cơ thể, do đó lây truyền có thể qua các bề mặt nhiễm HBV và sinh hoạt hàng ngày như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.... Các côn trùng hút máu người có thể là trung gian truyền bệnh ở động vật nhưng không xảy ra ở người.

HBV là vi rút lây truyền qua máu thường gặp nhất trong môi trường y tế. Lây truyền có thể xảy ra từ BN sang BN hoặc từ BN sang nhân viên y tế hoặc ngược lại thông qua các dụng cụ bị nhiễm HBV hoặc tổn thương do các vật sắc nhọn. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp dự phòng phổ cập nhưng lây nhiễm HBV vẫn xảy ra trong cơ sở y tế ngay cả những nước phát triển. Lây nhiễm HBV từ nhân viên y tế sang BN hiếm gặp nhưng đã xảy ra đặc biệt trong phẫu thuật, sản khoa hoặc nha khoa [128].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút (Trang 28)