Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Những vấn đề cần quan tâm và biện pháp hoàn thiện (Trang 46)

- CHỨC NĂNG BẢO HIỂM, TÍCH LUỸ : TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG PHẢI CHỈ ĐỂ HỌ DUY TRÌ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY, MÀ CÒN DÀNH LẠI MỘT PHẦN

2.1.5.Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

TRUNG ƯƠNG

2.1.5.Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

sản phẩm

Đặc điểm sản phẩm :

• Tranh nghệ thuật : giấy dó, giấy điệp, gốm, sơn mài, sơn dầu,…

• Tượng : có nhiều loại, từ bé bằng bàn tay cho đến to khổng lồ cỡ vài mét, vài chục mét, chất liệu chính bao gồm : đá (đá cẩm thạch, đá travertine, đá granit, thạch cao tuyết hoa; các loại đá vôi khác), đồng, đất sét, gỗ...sau đó sơn hoặc dát vàng, bạc…

• Tranh tuyên truyền cổ động : giấy cỡ lớn, vải,.. • Phù điêu : gốm, gỗ, đồng…

• Sách, báo, tạp chí.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm :

Cũng như mọi ngành sản xuất khác, quy trình là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đem lại sự thành công cho Công ty TNHH Mỹ thuật Trung ương, nó giúp cho mọi thành viên trong Công ty đều có thể xử lý đồng bộ công việc tương ứng vị trí của mình thông qua cách thức chung của Công ty. Do đặc thù của các sản phẩm mang tính thủ công và truyền thống nên chỉ có Xưởng in, Xưởng đồ hoạ quảng cáo, xí nghiệp xây dựng là sử dụng nhiều máy móc thiết bị. Tuy nhiên các sản phẩm của Công ty đều có yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật, được kiểm tra giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào cũng như trong quá trình sản xuất, bởi đội ngũ những hoạ sĩ,kiến trúc sư, kỹ sư có trình độ và kinh nghiệm về mỹ thuật. Mỗi sản phẩm sẽ có một công nghệ sản xuất riêng biệt. Kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Sau đây là sự mô tả ngắn gọn một vài quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Hình 2.1.5 : Quy trình công nghệ sản xuất tranh sơn mài

Bó hom vóc:

Đây là công đoạn bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn).

Dùng đất phù sa (có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót.

Trang trí:

Khi có được tấm vóc nói trên người thợ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như : vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.

Mài và đánh bóng:

Người thợ sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng sản phẩm lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của sơn mài. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

Hiện nay, tranh sơn mài của Công ty TNHH Mỹ thuật TW sử dụng nguyên liệu chủ yếu là sơn Nhật. Do sơn Nhật nhanh khô và làm cho việc vẽ tranh nhanh chóng thực hiện được. Nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.

• Quy trình công nghệ sản xuất tượng (xem phụ lục 3 )

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương Những vấn đề cần quan tâm và biện pháp hoàn thiện (Trang 46)