GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 47)

THƯƠNG MẠI

Để đạt được các chỉ tiêu phát triển thương mại trong thời lý đến năm 2020, cần huy động một lượng vốn đầu tư lớn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng của ngành thương mại hàng hóa, nguồn vốn cho các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các dịch vụ thương mại khác.

+ Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng

xuất khẩu.

+ Đối với hoạt động kinh doanh thương mại chung của các thành phần kinh tế:

-Thiết lập các định chế nhằm tổ chức , phát triển thị trường vốn dài hạn, ngắn hạn, thị trường chứng khoán, hoàn thiện cơ chế tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào vòng luân chuyển vốn, huy động mọi tiềm năng về vốn trên thị trường theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thông qua biện pháp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

- Vốn đầu tư nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở, chủ yếu ưu tiên đầu tư các chợ đầu mối, chợ loại 1, chợ cửa khẩu, biên giới và các chợ ở vùng sâu vùng xa.

- Đối với loại hình thương mại khác như Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị… nguồn vốn để xây dựng cho loại hình này chủ yếu là huy động từ các doanh nghiệp, vốn liên doanh, liên kết cũng như huy động nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh, Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách là chính.

- Đối với đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo:

+ Đối với các chợ đầu mối: đối với chợ có quy mô loại 1 và chợ đầu mối nông sản, xếp vào diện được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.

+ Đối với các chợ loại 3 ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng biên giới, nếu thuộc các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn, ngân sách nhà nước xem xét đầu tư 100% hoặc hỗ trợ trên 50% tổng số vốn đầu tư cho việc xây dựng mới.

+ Đối với các chợ dân sinh khác, tùy theo điều kiện của từng vùng cụ thể có thể áp dụng các mức hỗ trợ với tỷ lệ khác nhau

+ Đối với các chợ loại 1, loại 2 có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của huyện, tỉnh nếu có điều kiện tài chính có thể xem xét ứng vốn trước để xây dựng, sau đó đơn vị được giao quản lý chợ sẽ hoàn trả sau cho ngân sách tỉnh.

+ Đối với việc xây dựng trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị…tỉnh có thể hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng.

4.7 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

- Khuyến khích , thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại, mở rộng tìm kiếm nguồn nhân lực quản trị cấp cao ở các doanh nghiệp thương mại hàng hóa quy mô lớn. Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có tư duy mới, có khả năng, trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại, tỉnh Sơn La cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kình doanh, thúc đầy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ trong quản lý. Triển khai các lơp học bồi dưỡng, đào tạo để trang bị về những kiến thức cần thiết.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các nhà quản lý được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài….

4.8 GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIÊN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

- Tích cực thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hàng hóa phát triển đổi mơi khoa học công nghệ, tích cực ứng dụng các phương thức hiện đạ

như quản lý bằng máy tính, các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng hệ thống quản lý điểm bán hàng – POS( point of sales system), đây là hệ thống quản lý được áp dụng phổ biến trong ngành dịch vụ bán lẻ ở các nước phát triển.

- Thực thi tốt các chính sách có liên quan của Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ cá doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ.

- Vận dụng tối đa các biện pháp tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại tiến hành điều chỉnh cơ cấu, hỗ trợ có trọng điểm việc áp dụng và mở rộng các phương thức phân phối hiện đại. UBND tỉnh cần có hỗ trợ về sử dụng đất, khuyên khích phát triên doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi, đặc biệt là xây dựng mạng lưới từ thành thị đến nông thôn, chỉ đạo các doanh nghiệp từng bước đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin thay thế các phương thức truyền thống, áp dụng kỹ thuật quản lý hiện đại, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại hàng hóa phát triển dần thương mại điện tử.

KẾT LUẬN

Thương mại hàng hóa là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh và rộng khắp của tỉnh Sơn La. Nhưng nhìn chung, thương mại hàng hóa của tỉnh vẫn còn thuộc diện kém phát triển so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ sở hạ tầng thương mại thiếu thốn, giao thông vận tải và hoạt động buôn bán thông thương hàng hóa còn nhiều khó khăn, buôn bán hàng hóa chủ yếu theo hình thức bán lẻ, vận tải giao nhận hàng hóa còn thiếu sự chuyên nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng dần nhưng quy mô và kim ngạch còn nhỏ bé, chất lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu chưa cao. Sơn La có nguồn lao động dồi dào song chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại còn thấp, song số lượng lao động này biến động tăng dần qua các năm cùng với sự phát triển tăng dần của thương mại hàng hóa

Trong thời gian qua, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách và tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển nền thương mại hàng hóa trong tỉnh. Công tác quy hoạch, xúc tiến thương mại được chú trọng, hoạt động động đầu tư về kinh tế thương mại được tạo nhiều ưu đãi và hỗ trợ. Việc đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ cũng được tỉnh Sơn La chú trọng. Với nhiều chính sách và các biện pháp cùng với những tiềm năng kinh tế của tỉnh, thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La đã có những bước phát triển mạnh dần.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Sơn La đến năm 2020 – UBND tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư

2. Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2011

3. Giáo trình Kinh tế thương mại, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ biên: GS.TS Đặng Đình Đào, GS- TS Hoàng Đức Thân

4. Giáo trình Thương mại Quốc tế, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ biên: PGS – TS Nguyễn Văn Tuấn, TS Trần Hòa

5. Báo điện tử Sơn La: baosonla.org.vn

6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La: sonla.gov.vn

7. Sở Công thương tỉnh Sơn La: congthuong.son-la.com

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La: khdt.son-la.com

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 47)