NHỮNG ĐIỂM MẠNH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 36)

Nhìn chung, trong giai đoan 2001 – 2009 cùng với những chuyển biến tích cực về tình trạng kinh tế của tỉnh Sơn La, thương mại hàng hóa của tỉnh cũng có những bước phát triển tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu như giá trị tăng thêm trong đóng góp vào tăng trương GDP của ngành thương mại nhất là thương mại hàng hóa, sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu và lực lượng lao động trong ngành thương mại.

Về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa

hình với sự tham gia của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy nên thương mại hàng hóa phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn hàng hóa với thị trường, gắn thị trường của tỉnh với thị trường khu vực, trong và ngoài nước

Mạng lưới thương mại tiếp tục được mở rộng trên khắp địa bàn: thành phố, thị trấn, thị tứ và nông thôn, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh doanh với nhiều hình thức tổ chức và hình thức chủ sở hữu khác nhau. Các phương thức kinh doanh, phương thức mua bán, tiếp tục được đổi mới phong phú và linh hoạt hơn như tổng đại lý, đại lý ủy thác, trả góp, trả chậm. Ở thành phố, thị trấn, xu hướng đang dần tiếp cận với một số phương thức phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn

Về phát triển thị trường hàng hóa

Hoạt động thương mại hàng hóa phát triển theo đúng định hướng của ngành công thương và của tỉnh, tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoach trong bối cảnh có nhiều biến động bất lợi của môi trường trong và ngoài nước.

Đã hình thành được một thị trường mua bán hàng hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của nhiều chủ thể kinh doanh dduocj huy đông vào quá trình lưu thông hàng hóa. Hoạt động thương mại sôi động với cơ chế kinh doanh và môi trường ngày càng hấp dẫn, thông thoáng, thuân lợi.

Hàng hóa được tự do mua bán, thương nhân được tự do kinh doanh theo pháp luật và các quy luật của nền kinh tế thị trường. Tại các thị trường tập trung như thành phố, thị xã, thị trấn đang tiếp cận dần với thương mại hiện đại và có xu hướng phát triển nhanh.

Các thị trường nông thôn của tỉnh Sơn La đã được chú trọng đầu tư, phát triên, các chợ được cải tạo, xây mới, nâng cấp nhằm đẩy mạnh trao đổi

mua bán hàng hóa giữa các vùng, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển. Các doanh nghiệp đã từng bước khai thác được các thế mạnh về vùng nguyên liệu tại địa phương, tạo nên những sản phẩm có lợi thế so sánh và giá trị xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Thị trường trung gian từng bước giảm mạnh, thị trường trực tiếp phát triển, tạo lập được những thị trường mới phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh và được duy trì khá ổn định. Việc nhập khẩu được điều hành đúng theo chủ trương của nhà nước, tiết kiệm ngoại tệ, tập trung cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân. Hàng nhập khẩu chủ yếu là cac nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất và xây dựng

Công tác quản lý nhà nước về thương mại từng bước được đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cũng có tác dụng rõ rệt góp phần thúc đẩy kinh tế thương mại của toàn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 36)