NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 38)

- Tổ chức phát triển ngành thương mại và tổ chức các hệ thống thị

trường trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu sự liên kết cả về chiều dọc lẫn chiều ngang, làm hạn chế khả năng cạnh tranh do quy mô nhỏ và chi phí lưu thông cao, giá trị tăng thêm của ngành thương mại đóng góp vào GDP của tỉnh còn hạn chế.

- Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thương mại trong tỉnh nhỏ. Thương mại nhà nước thu hẹp, trong khi doanh nghiệp dân doanh quy mô nhỏ chưa phát triển đến trình độ có thể làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động thương mại. Phần lớn các doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ và siêu nhỏ cả về vốn và lao động.

của các tập đoàn phân phối lớn. Mạng lưới bán lẻ hiện đại mới đang hình thành bước đầu, một vài cơ sở thương mại đã xây dựng trước đây được nâng cấp, nhưng vẫn chưa đảm bảo các tiêu chí của cơ sở thương mại hiện đại. Một số dự án trung tâm thương mại, siêu thị đang trong quá trình triển khai thực hiện nhưng rất chậm. Khoảng 95% là cơ cấu thương mại truyền thống và lạc hậu với chất lượng dịch vụ thấp và giá không cạnh tranh.

- Trình độ công nghệ và chuyên nghiệp của ngành còn lạc hậu, chủ yếu là truyền thống và lạc hậu. Đồng thời hệ thống kết cấu và hạ tầng của ngành thương mại còn thiếu thốn, trang bị đơn giản, mức đầu tư thấp. Khả năng tích tụ và tập trung các nguông lực của ngành chưa đảm bảo đủ sức cạnh tranh, như hạn chế về vốn và trình độ công nghệ thấp.

- Các kênh phân phối hàng hóa vào, ra trong tỉnh mang tính tự phát, liên kết giữa các thành viên trong hệ thống phân phối lỏng lẻo, kém hiệu quả. Hàng hóa của tỉnh cung ứng ra thị trường bên ngoài chủ yếu qua hệ thống phân phối truyền thống với đặc điểm quy mô nhỏ, chi phí lưu thông cao, không có khả năng tạo giá trị tăng thêm sau sản xuất, cũng như không nắm được giá cả thị trường nên thường bị ép giá làm giảm thu nhập của nông dân, người sản xuất. Hàng hóa từ bên ngoài cung ứng vào cho tỉnh chủ yếu do lực lượng thương nhân bên ngoài tỉnh thực hiện, do vậy giá trị tăng thêm từ hoạt động phân phối hàng hóa này của các thương nhân trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Phương thức kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển thương mại theo hướng hiện đại để hội nhập kinh tế quốc tế.

- Mối quan hệ giữa sản xuất ( kể cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp) với lưu thông phân phối chưa chặt chẽ, hạn chế phát huy vai trò của ngành thương mại đối với phát triển sản xuất của tỉnh.

- Kinh doanh xuất, nhập khẩu phát triển không đồng đều, còn nhiều khó khăn trong xây dựng hệ thống xuất, nhập khẩu mạnh với thương hiệu, quảng bá tiếp thị và khả năng tiếp cận thị trường, khách hàng.

- Hoạt động xúc tiến thương mại và cơ sở hạ tầng, các dịch vụ logistic còn thiếu và yếu, chưa có tác dụng thúc đẩy thương mại, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại.

Có thể thấy rằng, thực trạng phát triền ngành thương mại tỉnh Sơn La trong giai đoạn vừa qua đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết từ nhiều phương diện. Trong phạm vi riêng của ngành thương mại hiện nay, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết để phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là yêu cầu xây dựng và tăng cường năng lực tìm kiếm, nắm bắt và quan trọng hơn là tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ hội kinh doanh của ngành thương mại tỉnh; Tái cấu trúc cơ cấu ngành; Tăng cường hiện đại hóa và nâng cao trình độ chuyên nghiệp hóa, tổ chức hóa của ngành; Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; Thực thi các chính sách phát triển ngành phù hợp với tiến trình hội nhập vào thị trường toàn cầu và khu vực.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015

4.1 GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

- Xây dựng, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành để phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển thương mại hàng hóa như: Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu, quy hoạch hệ thống thương mại bán buôn, quy hoạch hệ thống thương mại bán lẻ, quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, phát triển mạng lưới kinh doanh ở địa bàn nông thôn…. Làm cơ sở để xây dựng các chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 5 năm và hàng năm.

- Công bố công khai và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi để để các doanh nghiệp, các đối tác kinh tế và cả dân chúng được biết. Thông tin cần được công bố đầy đủ, rõ ràng và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Hàng năm bố trí nguồn vốn phù hợp cho công tác triển khai các kế hoạch chi tiết, xây dựng các chương trình đề án để đảm bảo cho công tác triền khai thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.

4.2 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, TẠO ĐỘNG LỰC HỖ TRỢ, THUC ĐẤY THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện phát triển, xúc tiến thương mại hàng hóa. Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về thương mại ở cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn.

kinh doanh… Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển thương mại hàng hóa trên địa bàn.

- Tăng cường năng lực quản lý của Sở công thương trên rất nhiều phương diện mà hiện nay còn đang hạn chế như:

+ Bảo vệ người tiêu dùng

+ Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý thương mại hàng hóa và dịch vụ trong địa phương.

+ Quản lý chiến lược và quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại của địa phương.

-Xây dựng và phát triển các hệ thống thị trường hàng hóa trên địa bàn như mạng lưới chợ, các chợ trung tâm, chợ đầu mối, mạng lưới trung tâm thương mại, các đại lý và cửa hàng buôn bán hàng hóa.

- Tổ chức và thực hiện đúng các chế độ quản lý thương mại của Chính phủ một cách nghiêm túc, công khai và quảng bá rộng rãi các chính sách về thương mại của chính phủ

- Thúc đẩy trình độ kinh doanh hiện đại của ngành bằng nhiều biện pháp như: khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, nhập và sử dụng các dây chuyền tiên tiến, thiết lập hệ thống quản lý hiện đại có hiệu quả, tăng cường nâng cao trình độ của lao động, ứng dụng điện tử và truyền thông trong buôn bán hàng hóa. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng loại cán bộ quản lý thương mại

- Phối hợp đồng bộ và tổng hợp giữa nội thương và ngoại thương để tăng cướng hệ thống thị trường thống nhất phù hợp với tiến trình mở cửa thị trường và đảm bảo trình độ tổ chức cao. Phối hợp liên ngành để thích ứng với những điều kiện của kinh tế thị trường..

- Thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý; Có cơ chế lựa chọn và sử dụng nhân tài đúng đắn, công khai, thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của mỗi cán bộ; Tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài…

- Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn; Từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; Phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển thương mại của tỉnh và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; Thực hiện tốt việc phân cấp và giao quyền chủ động cho chính quyền các phường, xã đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý thị trường đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015 (Trang 38)