TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
- Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phát triền ngành, quy hoạch khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu. Tổ chưc xây dựng , thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn từ đó có định hướng đầu tư một cách thỏa đáng cho lĩnh vực này.
lực của tỉnh như các mặt hàng nông , lâm sản chế biến và hàng thủ công mỹ nghệ, khoáng sản…. hạn chế tối đa tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm sản phẩm có lợi thế như xuất khẩu gạo, chè, cà phê hiện có tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu.
- Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất thông qua sắp xếp doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tín dụng với các nhà xuất khẩu thuộc những ngành công nghiệp non trẻ cần bảo hộ.
4.5 GIẢI PHÁP VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại về hàng hóa với các thị trường trọng điểm, thị trường các tỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại.
- Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương có mối quan hệ liên kết thương mại với tỉnh.
- Tiến hành trao đổi, ký kết các thỏa thuận cấp tỉnh giữa Sơn La và các địa phương khác về mua bán sản phẩm hàng hóa, có thể cung ứng nguyên vật liệu và nhận tiêu thụ lại một phần sản phẩm, hay những cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài.
- Đối với thị trường ngoài nước có tính chiến lược của Sơn La, tỉnh cần chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau:
+ Tăng cường liên kết và xúc tiến hoạt động với các tỉnh của Lào và với các nước trong khu vực ASIAN
+ Trong quản lý đầu tư, tỉnh cần chú trọng tới cấp độ công nghệ và xuất xứ công nghệ theo hướng sản phẩm tạo ra phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường xuất khẩu
+ Có chính sách thỏa đáng khuyến khích các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới.
+ Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh từng bước xây dựng và phát triện hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường cho hàng hóa.
+ Doanh nghiệp cần chủ động trong tìm kiếm, khai thác thị trường, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế, coi trọng chữ tín, liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường và tiến tới thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh nước ngoài để thâm nhập thị trường.