Trên địa bàn tỉnh bắt đầu hình thành những loại hình tổ chức thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, song quy mô còn nhỏ và thực chất chỉ là các cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở mặt phố.Hiện tỉnh Sơn La vẫn đang tiến hành xây dựng trung tâm thương mại ở trung tâm Thành phố. Hiện tại trên địa bàn tỉnh mới có 1 siêu thị tổng hợp Hapro và chuyên doanh về nội thất, đồ điện tử ở trung tâm thành phố
3.1.3.3 Các cửa hàng và đường phố thương mại
Các của hàng lớn và chuyên biệt cũng như các phố thương mại chưa phát triển, chủ yếu là của hàng tổng hợp, các cửa hàng với quy mô nhỏ
doanh chủ yếu nằm dọc trên đường quốc lộ 6, ở trung tâm thành phố, các thị trấn đặc biệt ở trung tâm Thành phố Sơn La, Mai Sơn, Mộc châu
Mạng lưới này đã góp phần làm phong phú, đa dạng, sống động và nâng cao văn minh thương nghiệp, là các điểm nhấn quan trọng trong thương mại của tỉnh Sơn La
3.1.3.4 Các hội chợ, triển lãm thương mại
Các hoạt động tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại của tỉnh còn sơ sài và chưa được chú trọng, trên địa bàn tỉnh chưa có trung tâm triển lãm nào, các hội chợ chủ yếu tổ chức ngoài trời, công viên, thuê mượn nhà văn hóa, hiệu quả thương mại còn chưa cao
Hiện có hội chợ người dân tộc Mông được tổ chức đều đặn hàng năm ở Mộc Châu, hội chợ tập trung và thu hút khá nhiều người dân và du khách, tuy nhiên chủ yếu là mua bán hàng hóa cơ bản đi dạo chơi và xem văn nghệ.
Năm 2010 tỉnh Sơn La đã tổ chức được 22 hội chợ, triển lãm thương mại, trong đó: có 09 hội chợ tại các vùng : nông thôn, vùng cao, biên giới nơi tập trung đông dân, với tổng số 2977 gian hàng; đón tiếp gần 350 nghìn lượt khách vào tham quan và mua sắm hàng hoá trong chợ, doanh thu bán hàng ước tính khoảng gần 45 tỷ đồng. Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở một số tỉnh trong nước và tại tỉnh Bò Kẹo, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
3.1.3.5 Hệ thống kho bãi giao nhận vận tải và logistic
Phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa thương mại gần như không có hoặc quy mô rất nhỏ. Kho hàng chủ yếu ở quy mô nhỏ của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình để thua mua nông sản theo mùa, không có sự tổ chức, quản lý và vận hành chuyên nghiệp.
3.1.4 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
3.1.4.1 Hoạt động xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt 7,347 triệu USD, tăng 14,51 % so với năm trước và bằng 67,94 % kế hoạch năm
Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2005 -2009 là 51,17 %/ năm. So với chỉ tiêu chung của cả nước giai đoạn 2005 -2009 là 24,55 % thì đây là mức tăng trưởng ấn tượng
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,36 triệu USD, tăng 60% so với năm trước và bằng 26,9% so với kế hoạch năm 2010. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu Chè xuất khẩu sang Đài Loan, Pakistan; xi măng và hàng hoá khác sang Lào
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phân theo hình thức xuất khẩu
Đơn vị: triệu đôla Mỹ - Mill.USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng trị giá 3,692 4,371 7,347 6,500 6,852
Trực tiếp 1,401 1,478 2,615 2,500 2,736
Ủy thác 2,291 2,893 4,732 4,000 4,116
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Sơn La 2010 Mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Sơn La chủ yếu gồm: các sản phẩm ngô, cà phê, sắn khô, chè, tơ tằm, hàng bách hóa tổng hợp… thị trường xuất khẩu chủ yếu là Cộng hòa LB Đức ( cà phê ); Đài Loan, Nhật Bản ( chè ); Trung Quốc ( gạo, bột sắn, ngô )…phục vụ khách quốc tế, buôn bán qua biên giới giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
3.1.4.3 Hoạt động nhập khẩu
Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,5801 triệu USD, bằng 47,8 % so với cùng kỳ năm trước và đạt 67,85 % kế hoạch năm
Nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2005 – 2009 là 58,56 % / năm.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 16 triệu USD, bằng 67% so với năm trước. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị thuỷ điện, hộp giấy bao bì đóng gói sữa, máy móc thiết bị chăm sóc, chế biến chè
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa phân theo hình thức nhập khẩu
Đơn vị: triệu đôla Mỹ - Mill.USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng trị giá 6,378 10,022 14,714 15,516 16,328
Trực tiếp 3,742 8,022 11,504 13,500 14,087
Ủy thác 2,636 2,00 3,210 2,016 2,237
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2010 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị sản xuất xi măng, máy phát điện vừa và nhỏ, dây chuyền phục vụ chế biến, chăm sóc chè, máy thi công, phương tiện vận tải và hàng hóa nông lâm sản nhập khẩu qua biên giới Việt - Lào
3.2 CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐÃ ÁP DỤNG VÀ BIỆN PHÁP
3.2.1 Chính sách về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại hàng hóa
Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại hàng hóa, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, tỉnh Sơn La đã tiến hành quy hoạch và đầu tư một
cách có hệ thống các điều kiện và các cơ sở cho phát triển nền thương mại hàng hóa của tỉnh theo từng giai đoạn.
•Giai đoạn 2000 – 2005:
Sơn La chủ trương mở rộng thị trường thành thị và nông thôn miền núi. Phấn đấu tăng nhịp độ phát triển bình quân tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội 19-21%; thời kỳ 2006-2010 là 23,5-25,5%. Trị giá hàng xuất khẩu năm 2005 phấn đấu đạt 20- 25 triệu USD, năm 2010 đạt 30-50 triệu USD. Đi đôi với mục tiêu phát triển kinh doanh, tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật, hiện đại hoá phương tiện hoạt động và hình thành, phát triển khu vực cửa khẩu thành trung tâm thương mại đối ngoại.
•Quy hoạch thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 -2010
Quy hoạch theo không gian thị trường
Đối với các khu vực phát triển (gồm 65 đơn vị xã, phường, thị trấn phân bố từ đèo Pha Đin đến cao nguyên Mộc Châu với trung tâm chính là thị xã Sơn La): cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như kho chuyên dùng, kho bãi vận chuyển, hệ thống dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại như thông tin, ngân hàng…, phát triển các trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng, đại lý để cung ứng và thu mua hàng hoá. Để phát huy các lợi thế, cần tổ chức nhiều loại hình doanh nghiệp đan xen, hỗ trợ cho nhau từ hệ thống chợ tới các công ty kinh doanh tổng hợp, công ty xuất nhập khẩu và các khu thương mại cửa khẩu với các nhiệm vụ khác nhau.
Đối với khu vực chậm phát triển và vùng định cư mới: đặc điểm nổi bật của vùng này là chậm phát triển, hàng hoá lưu thông khó khăn, do đó, để phát triển trước hết là phải tổ chức tốt lưu thông hàng hoá. Cần xây dựng hệ thống thương mại, nguồn nhân lực để phục vụ nhân dân vùng tái định cư. Phát trriển kinh tế nông thôn miền núi trước hết phải đảm bảo cho nhân dân mua sắm vật
tư sản xuất, hàng hoá thuận lợi, giá cả phù hợp với người dân. Do đó, trước hết phải hình thành các cụm kinh tế- thương mại- dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, hình thành mở rộng và phát triển mạng lưới chợ nông thôn.
Quy hoạch phát triển theo thành phần kinh tế và hệ thống tổ chức kinh doanh
Đối với thương nghiệp quốc doanh: Thương mại và dịch vụ quốc doanh phải giữ được vai trò chủ đạo, chi phối được thị trường bán buôn, làm tốt chức năng điều tiết và ổn định thị trường. Nhiệm vụ của thị trường quốc doanh là:
- Tạo nguồn hàng và thị trường để xuất khẩu, là đầu mối bán buôn luồng hàng nhập khẩu. đẩy mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu
- Cung ứng kịp thời vật tư, hàng hoá quan trọng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thu mua các mặt hàng xuất khẩu.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kinh doanh, quản lý, điều tiết thị trường, tạo nguồn hàng lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Đối với hợp tác xã thương mại, dịch vụ:Hợp tác xã thương mại - dịch vụ góp phần liên kết thị trường đô thị và thị trường nông thôn, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Nhiệm vụ trước mắt của hợp tác xã thương mại- dịch vụ là cần hướng vào kinh doanh các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu, có thể chế biến nông, lâm sản dựa vào nguồn nguyên liệu của khu vực. Mục tiêu đến năm 2005, củn cố các hợp tác xã thương mại dịch vụ hiện có, xây dựng các hợp tác xã thương mại dịch vụ thực hiện các dịch vụ nông nghiệp như làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật…
Đối với thương nghiệp tư nhân: Cần có chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại tư nhân theo đúng chủ trương của Nhà nước, tạo môi
kiện cho tư nhân hoạt động thương mại, cải tiến các thủ tục kinh doanh, bảo hộ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu các thu nhập hợp pháp. Khuyến khích tư nhân hoạt động ở nông thôn, miền núi, khuyến khích mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Quy hoạch cơ sở vật chất thương mại hàng hóa
Trung tâm thương mại: Tổ chức của trung tâm thương mại phải có khu vực dành cho kinh doanh và các khu vực dịch vụ đồng bộ phục vụ cho kinh doanh như văn phòng giao dịch, trung tâm thông tin thương mại, quảng cáo, hội chợ…, là khu liên hợp bao gồm các cửa hàng, kho hàng, nơi bán buôn và thu mua nông, lâm sản. Trung tâm thông tin thương mại phải gắn với đô thị vì ở đây có điều kiện về thị trường, cơ sở vật chất, hệ thống giao thông tốt. Hiện nay, thị xã Sơn La đang tiến hành xây dựng trung tâm thương mại và từ năm 2006- 2010 sẽ tiếp tục xây dựng trung tâm thương mại tại các thị xã (mới), các thị trấn, huyện lỵ.
Các siêu thị: Tại Sơn La xây dựng 3 siêu thị tại Chiềng Lề, khu Chiềng Ngân và Chiềng Sinh với điện tích khoảng 300- 500m2. Ngoài ra, còn xây dựng một siêu thị tại thĩ xã Sơn La với diện tích 200 m2. Giai đoạn 2006- 2010 xây dựng một siêu thị tại km 70- chợ Thảo Nguyên.
Hệ thống kho tàng, chợ và hệ thống cửa hàng
Về kho:Quy mô phải phù hợp với yêu cầu dự trữ chiến lược, dự trữ lưu thông và nhu cầu trung chuyển hàng hoá; phải xây dựng ở vị trí thuận tiện và xây dựng tập trung để tăng hiệu quả.
Tại thị xã Sơn La
- Kho tại Bó Ẩn: Diện tích chiếm đất là 7.000 m2, diện tích xây dựng 4.000 m2. Chức năng của kho này là dự trữ hàng xăng dầu, nông sản và đến giai đoạn 2006-2010 có thể sử dụng một phần diện tích để kiểm hóa và gia
công lắp ráp.
- Hệ thống kho ở Chiềng Ngần (Huổi Hin): diện tích chiếm đất là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 2.000 m2. Kho này chủ yếu dự trự hàng công nghiệp và nông sản.
- Hệ thống kho lương thực ở Chiềng Lề - Chiềng La (kho dự trữ quốc gia) địa điểm gần trung tâm cụm, xã. Diện tích chiếm đất là 7.000 m2, diện tích xây dựng là 5.000 m2.
Tại Mộc Châu:
- Kho tại ngã 3 Pa Háng: Diện tích chiếm đất là 5.000 m2, diện tích xây dựng là 3.000 m2. Chức năng của kho này là tập kết nguyên liệu từ Lào và kiêm kho ngoại quan.
- Kho tại thị trấn Mộc Châu: Diện tích chiếm đất là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 2.000 m2. Kho này được dùng để dự trữ hàng chính sách và hàng nông sản.
Tại Sông Đà- Phù Yên: Diện tích chiếm đất là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 2.000 m2. Kho này được dùng để dự trữ hàng chính sách và hàng nông sản.
Tại cửa khẩu Chiềng Khương: Kho ngoại quan có diện tích chiếm đất là 4.000 m2, diện tích xây dựng là 4.000 m2. Chức năng kho này là kiểm hóa, gia công lắp ráp và chứa hàng nông sản.
Tại thị trấn Sông Mã : Kho chủ yếu dự trữ hàng chính sách và hàng nông sản. Diện tích chiếm đất là 4.000 m2, diện tích xây dựng là 4.000 m2.
Tại thị trấn Thuận Châu : Kho dự trữ hàng chính sách và hàng nông sản. Diện tích chiếm đất là 2.000 m2, diện tích xây dựng là 1.000 m2.
mới ở khu chợ tạm. Tiến hành đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống chợ. Tổng vốn đầu tư để nâng cấp và xây mới chợ là 125 tỷ đồng, trong đó năm 2005 là 45 tỷ đồng, năm 2006- 2010 là 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã phát triển 60 điểm bán hàng lẻ nhằm hỗ trợ cho hệ thống chợ và cửa hàng với tổng vốn đầu tư là 10,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2005 là 4,5 tỷ, giai đoạn 2006- 2010 là 6 tỷ đồng
3.2.2 Các chính sách hộ trợ vốn, thuế, thông tin và xúc tiến thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích về hoạt động kinh doanh nói chung trong đó có hoạt động thương mại hàng hóa, việc xúc tiến thương mại cũng được tỉnh Sơn La chú trọng thực hiện
Cung cấp thông tin
Uỷ ban nhân tỉnh Sơn La công bố công khai và kịp thời quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất cho thuê, quy hoạch chi tiết các khu kinh tế, các trung tâm thương mại, chợ, khu công nghiệp, khu du lịch, danh mục dự án và các thông tin khác phục vụ cho thương mại hàng hóa
Nhà đầu tư được cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; tham gia các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý kinh doanh.
Chi thưởng
Mọi tổ chức, cá nhân có công đưa các Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh Sơn La, sau khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành có sản phẩm hàng hóa(kể cả các sản phẩm dịch vụ) được UBND tỉnh xét thưởng bằng 0,01% trên tổng mức đầu tư nhưng không quá 50 triệu đồng/dự án.
Tư vấn đầu tư, kinh doanh
trách nhiệm cung cấp và tư vấn các thông tin về chính sách, pháp luật, quy định, thủ tục hành chính, thông tin về thị trường, giới thiệu đối tác đầu tư liên doanh, hoạt động xúc tiến thương mại
Thủ tục hành chính
Nhà đầu tư chỉ cần làm việc và nhận kết quả tại vào Bộ phận “một cửa liên thông” đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh Sơn La khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự huy động vốn đầu tư phát triển trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn, bến bãi xe tĩnh, vận tải công cộng, cấp nước sinh hoạt, rác thải, vệ sinh môi trường, trường học, bệnh viện, công viên, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, phát triển làng nghề, bản nghề theo quy hoạch trên địa bàn bằng hình thức BT, BOT... được thực hiện theo chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Tổ chức huy động nguồn vốn nội lực trong dân, thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ cân đối từ các nguồn ngân sách hàng năm cho chương trình phát triển kinh tế thương mại để đạt hiệu quả cao