III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêucầu phát triển của khu vực huyện
Lương Tài
1.2.2.1. Tình hình dân sinh
Hiện trạng cơ cấu dân số khu vực thành thị là 8.955 người, nông thôn là 87.625 ngườ. Dân số ở khu vực thành thị là 8.955 người chiếm 9,26% dân số toàn vùng, ở khu vực nông thôn là 87.625 người. Mật độ dân cư toàn huyện là 1226 người/km2, chủ yếu tập trung đông ở các khu vực thành thị như thị trấn còn lại sống ở khu vực nông thôn.
Bảng 1.6: Bảng thống kê dân số huyện Lương Tài
TT Huyện Dân số(người) Số hộ Tổng số Thành thị Nông thôn 1 Thị trấn Thứa 8.955 8.955 2.752 2 Xã An Thịnh 9.469 9.469 3.138 3 Xã Trung Kênh 9.093 9.093 2.688 4 Xã Phú Hoà 9.020 9.020 2.783
5 Xã MỹHương 5.718 5.718 1.781 6 Xã Tân Lãng 5.190 5.190 1.566 7 Xã Quảng Phú 11.384 11.384 3.073 8 Xã Trừng Xá 4.049 4.049 1.224 9 Xã Lai Hạ 3.861 3.861 1.381 10 Xã Trung Chính 8.031 8.031 2.477 11 Xã Minh Tân 4.471 4.471 1.522 12 Xã Bình Định 7.834 7.834 2.426 13 Xã Phú Lương 3.597 3.597 1.111 14 Xã Lâm Thao 5.908 5.908 1.622 Tổng 96.580 8.955 87.625 29.544
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lương Tài
Nam: 48,76% Nữ: 51,24% Thành thị: 9,29% Nông thôn 90,71%
Hình 1.3. Hiện trạng cơ cấu dân số
1.2.2.2. Tình hình kinh tế
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 10.567ha, trong đó hiện trạng sử dụng đất cho thấy co cấu đất vẫn giữ được là một huyện thuần nông với diện tích đất sản suất nông nghiệp chiếm chủ yếu 65%, cụ thể các laọi đất đang sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp là 6.813ha, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp là 5.478ha
+ Đất trồng cây hàng năm là 5.291ha bao gồm: 1. Đất trồng lúa 5.092ha,
2. Đất trồng cây hàng năm khác 199ha + Đất trồng cây lâu năm là 186ha + Đất nuôi trồng thủy sản là 1.336ha.
- Các loại đất phi nông nghiệp là 3.695ha. Trong đó: + Chủ yếu là đất ở 1.367ha
+ Đất chuyên dùng (công cộng) 1.508ha
Diễn biến sử dụng đất các năm gần đây cho thấy tình hình phát triển công nghiệp và đô thịngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần với tốc độ vừa (thấp hơn đáng kể so với phát triển chung của tỉnh). Tính từ năm 2007 đến 2012 diện tích đất sản suất nông nghiệp giảm khoảng 95ha chiếm khoảng 1,5% trong vòng 5 năm. Diện tích đất công nghiệp, đất ở tăng 67ha, chiếm khoảng 1% (chi tiết ở bảng sau). Tuy nhiên trong thời gian tới với mức độ phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng tăng cao thì vấn đề sử dụng đất và các giải pháp tiêu
thoát và cấp nước đi kèm cũng cần phải được tính toán quy hoạch chi tiết đáp ứng yêu cầuu phát triển kinh tế xã hội cho toàn huyện.
Bảng 1.7:Diễn biến đất, sử dụng đất 2007-2012
TT Danh mục Diện tích đất theo các năm
(ha) So sánh diễn biến sử dụng đất 2007-2012 2007 2010 2012 Tăng, giảm (+/-) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 10.567 10.567 10.567 0 A ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6.898 6.847 6.813 -84 I Đất sản xuất nông nghiệp 5.573 5.517 5.478 -95 1 Đất trồng cây hàng năm 5.386 5.331 5.291 -95 1.1 Đất trồng lúa 5.173 5.120 5.093 -80 1.1.1 Đất trồng 2 vụ lúa 4.286 4.081 4.003 -283 1.1.2 Đất trồng lúa và màu 886 1.039 1.089 203
Lúa xuân - Lúa mùa - Vụđông 536 739 820 284
Màu xuân - Lúa mùa - Vụđông 350 300 269 -81
1.2 Đất chuyên trồng màu 214 211 199 -15
1.3
Đất chuyên trồng cây hằng năm
khác 0
2 Đất trồng cây lâu năm 187 187 187 0
II Đất dùng cho chăn nuôi 0
III Đất nuôi trồng thủy sản 1.307 1.330 1.336 29
IV Đất lâm nghiệp 0
V Đất khác 0
B ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.629 3.661 3.695 67
C ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 58 58 58 0
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lương Tài
Nhận xét: Thông qua các năm diện tích đất của huyện có biến động, diện tích đất nông nghiệp giảm, do các nguyên nhân sau:
+ Chuyển sang đất ởdân cư + Đất dành cho mục đích công ích + Đất dành xây dựng khu công nghiệp - Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng giảm từ5.386ha năm 2007 xuống còn 5.478 ha năm 2012. Tổng sản lượng lương thực tương đối ổn định, giảm nhẹ từ 55.473 tấn năm 2007 và đạt 58.935,7 tấn năm 2012.
1. Đối với cây lúa: Diện tích giảm từ 5.173 ha năm 2005 xuống còn 5.093 ha năm 2010; sản lượng giảm từ 55.200 tấn năm 2007 và đạt 58.011 tấn năm 2012.
Đã hình thành một số vùng lúa năng suất và chất lượng cao, diện tích còn nhỏ từ 5-7 ha vùng như ở: An Thịnh, Quảng Phú, Bình Định, Trung Chính, Phú Hòa…
2. Đối với cây ngô: Diện tích giảm từ616 ha năm 2002 xuống còn 108 ha năm 2007và 103 ha năm 2012; năng suất tăng từ 16,71 tạ/ ha năm 2002 lên 33,5 ha năm 2007và 27,2 tạ/ha năm 2012; sản lượng giảm từ 1.030 tấn năm 2002 xuống còn 362 tấn năm 2007và 378 tấn năm 2012.
Vùng tập trung: Chủ yếu ở xã Trung Kênh, trồng vào vụ đông với diện tích khoảng 20 ha và vụ xuân ở sã Minh Tân từ 5-7ha.
3. Đối với cây đỗ tương: Diện tích tăng từ 70 ha năm 2002 lên 250 ha năm 2007 và 219 ha năm 2012; năng suất tăng từ 9,2 tạ/ha năm 2002 lên 16 tạ/ha năm 2007 và 15,7 tạ/ha năm 2012; sản lượng tăng từ 65 tấn năm 2002 lên 400 tấn năm 2007 và 416 tấn năm 2012.
Vùng tập trung: Chủ yếu ở xã An Thịnh, xã Trung Kênh diện tích khoảng 50 ha/ vùng, xã Phú Hòa 15 ha và TT Thứa 10 ha trồng ở vụđông.
4. Đối với cây lạc: Diện tích tăng từ 130 ha năm 2002lên 136 ha năm 2007 và giảm còn 67 ha năm 2012;năng suất tăng từ 12 tạ/ha năm 2002 lên 20,5 tạ/ha năm 2007 và 19,5 tạ/ha năm 2012; sản lượng tăng từ 156 tấn năm 2002 lên 279 tấn năm 2007 và 130,65 ha năm 2012.
Chủ yếu ở xã Trung Kênh, quy mô vùng khoảng 40ha.
5. Đối với cây thực phẩm (gồm: hành tỏi, khoai tây, cà rốt, ớt và rau các loại): Diện tích 1.149 ha năm 2000 lên 1.821 ha năm 2005 và 1.452 ha năm 2010.
Đã hình thành một số vùng tập trung: xã An Thịnh 5 vùn, quy mô từ 5-10ha; xã Lai Hạ 2 vùng, quy mô từ 5-7 ha; xã Minh Tân 4 vùng, quy mô từ 10-15ha.
Bảng 1.8: Diện tích – năng xuất – sản lượng các loại cây trồng chính năm 2012 Hạng mục Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng ( tấn ) Lúa cảnăm 9.717 60,50 58.821
Lúa đông xuân 4.848 65,10 31.560
Lúa mùa 4.869 56,00 27.260
Ngô 306 40,80 1.248
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lương Tài
- Vềchăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng mở rộng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế , ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.
Tổng đàn trâu giảm từ2.280 con năm 2000 xuống còn 1.200 con năm 2005 và 348 con năm 2010.
Tổng đàn bò tăng từ 6.000 con năm 2000 lên 6.500 con năm 2005 và 7.187 con năm 2010.
Tổng đàn lợn tăng từ 47.000 con năm 2000 lên 55.000 con năm 2005 và giảm còn 37.204 con năm 2010.
Tổng đàn gia cầm tăng từ 500.000 con năm 2000 lên 520.000 năm 2005 và 618.952 con năm 2010.
Hình thành một số vùng tập trung: Bò ở các xã Bình Định, Trung Kênh, Minh Tân, Lai Hạ. Lợn và gia cầm ở các xã Quảng Phú, Bình Định, Trung Chính, Phú Lương, Tân Lãng, thị trấn Thứa, Phú Hòa, An Thịnh. Tập trung chủ yếu ở các vùng chuyển dịch.
TT
Loại hình chăn nuôi
Đơn vị Giai đoạn phát triển
2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Trâu Con 1.194 654 497 334 289 281 2 Bò Con 6.740 6.732 6.744 5.290 4.309 4.259 3 Lợn Con 52.752 42.575 31.412 37.186 36.188 37.997 4 Gia cầm Con 558 373 424 501 533 600.0 5 Sản lượng trứng các loại 103 quả 6.780 6.997 4.769 9.363 7.544 6 Sản lượng thịt các loại Tấn 8.016 6.964 6.617 7.113 8.173 9.836 - Thịt trâu hơi Tấn 52 115 55 20 12 - Thịt bò hơi Tấn 226 176 319 175 130 - Thịt lợn hơi Tấn 6.214 5.730 5.244 5.455 6.346 - Thịt gia cầm giết, bán Tấn 1.524 943 999 1.463 1.685 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lương Tài
- Về nuôi trồng thủy sản:
Thực hiện chủ trương chuyển dịch vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình kinh tế trang trại được quan tâm chỉ đạo. Kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.
Các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở 14 xã, thị trấn; với quy mô từ 10-20 ha/ vùng
Bảng 1.10: Tổng hợp sản xuất, nuôi trồng thủy sản qua các năm
Danh mục ĐVT 2002 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1. Diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản ha 483 1.020 1.119 1.089 1.213 1.315 1.336
2. Sản lượng thủy sản tấn 1.334 4.307 5.128 5.693 6.287 8.102 8.027 3. Giá trị sản xuất Theo Tr.đ 13.404 61.626 68.803 105.223 125.149 156.202 180.000
giá hiện hành
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lương Tài
Nhận xét chung: Nhìn chung nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong những năm qua Huyện ủy , UBND huyện đã có nhiều chủtrương về phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp và đầu tư hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng.
Tuy nhiên Nông nghiệp phát triển không bên vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chưa mạnh. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã còn yếu, trình độ kỹ thuật, quản lý của người lao động chưa cao. Môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm và có xu hướng gia tăng nhất là ở các khu vực phát triển chăn nuôi và làng nghề.
- Những hạn chế trên do những nguyên nhân chính sau:
Hiện trạng ruộng đất đã giao cho các hộ gia đình còn manh mún, bình quân các hộ đang sử dụng từ 6 đến 9 thửa; diện tích thửa đất nhỏ khó khăn cho việc tổ chức sản xuất đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích , đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến việc cơ giới hóa trong các khâu sản xuất ( làm đất, thu hoạch ) dẫn đến hiệu quả sản xuất còn thấp. Đồng thời ảnh hưởng việc đưa các giống mới có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất.
Hiện trạng đồng ruộng của các xã, thị trấn đã được quy hoạch từ lâu nhưng chưa quy hoạch được các vùng sản xuất chuyên canh, nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng chưa kịp thời nên khó khăn cho việc sản xuất theo hướng CNN - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của diễn biến thời tiết cộng với dịch bệnh gia súc, gia cầm giá cả thị trường tăng cao ảnh hưởng đến đời sống xã hội và trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp chưa đầy đủ nên chưa tập trung chỉđạo quy hoạch vùng sản xuất tập trung, dồn điền, đổi thửa, sản xuất vẫn còn manh mún chưa mang tính chất hàng hóa.
b. Hiện trạng phát triển giao thông
Giao thông trên địa bàn huyện những năm gần đây đã được đầu tư và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn.
Đường Quốc lộ.
Hệ thống các tuyến đường Tỉnh lộ 280, TL281, TL 284, TL285 nối liền với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành lên mạng lưới giao thông thuận lợi.
Đường huyện, xã, thôn:
Sau 10 năm tập trung nhiều nguồn lực phát triển giao thông nông thôn. Trong số 369km đường nông thôn có tới 284,7km được bê tông hóa với mức đầu tư gần 219 tỷđồng.
Trước năm 2000, phần lớn các tuyến đường trong tổng số 369 km đường GTNT của huyện Lương Tài đều xuống cấp do không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Từ nhận thức hệ thống đường GTNT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và thực hiện Nghị quyết số 11 của HĐND tỉnh vềhuy động, sử dụng nguồn vốn nâng cấp đường GTNT, các cấp, các ngành trong huyện, huy động được nhiều nguồn lực tham gia kiên cốhoá đường làng, ngõ xóm.
Năm 2010, dưới sự khuyến khích của UBND huyện, 3 xã Trung Chính, Minh Tân, Trừng Xá đầu tư xây dựng hơn 4 km đường bê tông, rộng từ 4 đến 5m. Chỉ tính riêng trong 5 năm từnăm 2007 đến nay, toàn huyện đầu tư hơn 95 tỷđồng kiên cố hóa 90,6 km đường vừa tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại vừa góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong huyện.
Tiêu biểu trong phong trào này là các xã: Phú Hoà với 50/60 km, Quảng Phú với 20/24 km, Mỹ Hương với 19,7/20,1km đường giao thông đã được bê tông
hoá…; Nhiều thôn như Kim Đào (thị trấn Thứa), My Xuyên (xã MỹHương), Phú Văn, Ngọc Thượng (xã Phú Hoà) còn tiến hành bê tông hoá hầu hết đường giao thông nội đồng, tạo thuận lợi cho sản xuất và đi lại của nhân dân. Hiện tại trong huyện còn duy nhất thôn Phú Lâu 2 xã Phú Lương là chưa hoàn chỉnh hệ thống giao thông, tuy nhiên đến thời điểm này, công tác khảo sát, lập hồsơ thiết kếđã xong chỉ còn chờ nguồn vốn đầu tư.
Theo thống kê, toàn huyện hiện còn gần 88 km đường cấp phối, đây là mục tiêu phấn đấu từ nay đến hết năm 2015 Lương Tài hoàn thành bê tông hoá đường giao thông, giao thông nội đồng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
c. Hiện trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ bé và đang trong quá trình chuyển đổi để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa nghành, nghề tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào Huyện. Cụ thểnăm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lương Tài đạt 11,2%; Trong đó CN-TTCN, XDCB tăng 13,7%, thương mại dịch vụ tăng 13,4%; đưa tỷ trọng cơ cấu kinh tế CN-TTCN, XDCB chiếm 37,6%, thương mại dịch vụ chiếm 26,5%. Nâng thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 8,4% triệu đồng/năm và tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,7%.
Huyện Lương Tài hiện nay có 2 khu công nghiệp: + Khu CN Táo Đôi: 14,4ha. Hiện tại mới sử dụng 9,7ha + Khu CN Lâm Bình: 78,62ha. Hiện tạ mới sử dụng 21,55ha
d. Hiện trạng phát triển du lịch - dịch vụ của huyện Lương Tài
- Dịch vụ :
Trong những năm gần đây các ngành này cũng dần dần phát triển. Một số tuyến xe buýt, xe tắc xi được hình thành tạo điều kiện thuận lợi giao thông, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Bưu chính viễn thông phát
triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại cố định tăng từ 7.127 máy năm 2007 lên đến 14.179 máy năm 2012. Thông tin, phát hành báo chí, dịch vụ internet được mở rộng đến các thôn, xã.
Đi đôi với đó, hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ, huyện Lương Tài đã có nhiều cố gắng, nỗ lực từng bước đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao giá trị thu nhập của ngành thương mại-dịch vụ góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Toàn huyện hiện có gần 1.500 hộtư thương, kinh doanh dịch vụ với doanh thu bán lẻ hàng năm đạt trên 662 tỷ đồng. Nhiều loại hình phong phú, đa dạng như: kinh doanh hàng tạp hóa, hàng may mặc, vật tư, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, nhà hàng đã từng bước đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của