III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.5. Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống công trình tưới của vùng
Tổng diện tích cần tưới huyện Lương Tài là 5.291 ha trong đó có 330 ha ngoài bãi chủ yếu trồng màu và tưới chủ yếu dùng bơm đặt trên thuyền tưới lên. Tổng diện tích
được tưới của vùng 3.581ha/5.291ha, các vùng tưới huyện Lương Tài hiện tượng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các vùng cao, vùng xa, cuối các kênh tưới của các trạm bơm tưới. Huyện Lương Tài hiện tại có 5 trạm bơm do công ty thuỷ nông quản lý và 59 trạm bơm do địa phương quản lý.
- Mùa kiệt từtháng XI đến tháng V năm sau, mực nước sông trong mùa kiệt xuống thấp hơn độ cao mặt ruộng, vì vậy việc lấy nước tưới vào đồng ruộng chủ yếu là bơm tưới nhờ hệ thống kênh dẫn trong nội đồng. Tổng chiều dài kênh mương tưới trong toàn huyện là 195.310m, trong đó kênh cấp 1 là 35.540m, kênh cấp 2 là 159.770m. Kênh mương đã được kiên cố hóa là 107.550m, chiếm 55% trong đó kênh cấp 1 được kiên cố hóa 7.000m/ 35.540m; Kênh cấp 2 được kiên cố hóa 100.550m/159.770m chiếm 64%. Kênh tưới cần được kiên cốhóa đểđảm bảo hạn chế sự thất thoát nguồn nước.
- Vùng tưới Kênh Vàng: Hiện tại diện tích cần tưới của vùng là 1.245ha, diện tích thiếu nước 388ha chủ yếu thiếu nước ở khu vực cuối kênh Bắc của huyện. Trạm bơm Kênh Vàng không cấp đủ nước đến khu vực cuối huyện, các trạm bơm của vùng công suất kém do xây dựng đã lâu không đáp ứng được nhu cầu tưới. Hệ thống kênh mương còn 44.850m chưa được kiên cố hoá dẫn đến thất thoát nguồn nước, kênh Bắc – Kênh Vàng còn 12500m là kênh đất dẫn đến hiện tượng thất thoát nguồn nước dẫn đến các vùng cuối kênh luôn bị thiếu nước.
- Vùng tưới Ngọc Quan: Diện tích cần tưới là 2.985ha, khu vực các xã Quảng Phú, Phú Hòa của huyện Lương Tài là vùng xa cuối kênh tưới và có cao trình từ +2,3÷+3m với diện tích khoảng 1.000-1.200ha vùng này thường xuyên bị hạn. Vùng tưới chủ yếu thiếu nước ở cưối đoạn kênh Ngọc Quan 2, Ngọc Quan 3. Trạm bơm Ngọc Quan không cấp nước tới vùng xa, khu vực cuối kênh Ngọc Quan 2 chính là nằm trục kênh giữa Như Quỳnh nguồn nước cấp chủ yếu từ trạm bơm Như Quỳnh, do trạm bơm Như Quỳnh (thuộc huyện Lương Tài) 8 máy x 8000 m3/h, trạm bơm được xây dựng năm 2006 hệ thống trạm bơm xuống cấp, nguồn nước trạm bơm Như quỳnh không ổn định (phụ thuộc vào nguồn nước của sông Hồng lấy qua cống Xuân Quan, mấy năm gần đây vào mùa kiệt mực nước trên sông Hồng xuống thấp, cống Xuân Quan không lấy đủ nước như thiết kế, do vậy các sông trục của hệ thống Bắc Hưng Hải cũng không có đủ nước). Nguồn nước cách xa 9 km, tổn thất lớn, kênh dẫn không được nạo vét thường xuyên, tình trạng rác thải khu vực thị trấn Như Quỳnh đã gây ách tắc dòng chảy kênh dẫn, đầu mối trạm bơm
không được cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh, đồng bộ (bể hút nhỏ, không có lưới chắn rác) đã làm cho công trình không phát huy được tác dụng, cho đến nay trạm bơm mới vẫn chưa hoạt động được, địa phương vẫn phải vận hành trạm bơm Như Quỳnh cũ để bơm tưới phục vụ sản xuất và chỉ hoạt động được 1 đến 2 máy thường xuyên trong vụ đông xuân. Dẫn đến không cung cấp đủ nguồn nước đến xã Quảng Phú nằm ở cuối đoạn kênh Bắc-Như Quỳnh. Khu vực thiếu nước nằm ở cuối đoạn kênh Ngọc Quan 3 nguồn nước cấp chủ yếu là trạm bơm Văn Dương 1(3 máy x 1000 m3/h), trạm bơm xây dựng đã lâu không được tu bổ sửa chữa thường xuyên dẫn đến công suất trạm bơm không đảm bảo cung cấp cho khu tưới.
- Vùng tưới ven sông Bùi: Diện tích cần tưới 731ha, diện tích thiếu nước 122ha. Vùng tưới van sông Bùi nguyên nhân thiếu nước chủ yếu do các trạm bơm đã cũ không đảm bảo được diện tích thiết kế, hệ thống kênh mương còn 13.760m chưa được kiên cố hoá.