III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn
Vốn đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật của huyện Lương Tài và tỉnh Bắc Ninh dự tính rất lớn. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch. Vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thểvà có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khảnăng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thểhuy động như:
3.2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
+ Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình, dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết ; bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khảnăng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.
+ Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho
vay các dựán đầu tư cho thuỷ lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC,..khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.
+ Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủđộng phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.
3.2.1.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh)
Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp cụ thể:
* Đối với hệ thống công trình lớn.
- Các công trình lớn phục vụ đa mục tiêu trình Chính Phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
- Công trình cải tạo nâng cấp: tranh thủ các nguồn vốn ODA.
- Các công trình đê điều, kè, cống: sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các bộ, ngành ở trung ương quản lý.
* Đối với công trình loại vừa và nhỏ.
- Công trình vừa và nhỏ dùng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu...
Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của các hợp tác xã dùng nước, của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư ngước ngoài.